Kết quả điều tra chính sách sản phẩm di ̣ch vụ và kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 107)

và kênh phân phối

STT Chỉ tiêu Bình quân Techcombank Thái Nguyên SeABank Thái Nguyên Vietinbank Thái Nguyên Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn 1 Các điểm giao dịch của NH được bố trí hợp lý, thuận tiện cho khách hàng giao dịch 3,56 0,54 3,40 0,50 3,63 0,56 3,63 0,54 2 Các sản phẩm dịch vụ tín dụng bán lẻ ngày càng hoàn thiê ̣n hơn

3,43 0,54 3,17 0,53 3,57 0,50 3,53 0,51

3

Các di ̣ch vu ̣ sản phẩm tín dụng bán lẻ tiếp cận tất cả các đối tượng

3,54 0,54 3,30 0,53 3,60 0,50 3,68 0,53

4

Các chính sách tiếp thị, quảng cáo sản phẩm giúp cho khách hàng biết và hiểu về sản phẩm mà ngân hàng cung cấp

3,45 0,61 3,03 0,49 3,57 0,50 3,68 0,62

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả)

Kết quả cho thấy, khách hàng đánh giá mức trung bình trên 3.4 với giá trị đô ̣ lê ̣ch tiêu chuẩn cao nhất là 0,62, thể hiê ̣n mức đô ̣ tâ ̣p trung trong kết quả đánh giá của khách hàng. Trong ba ngân hàng, được đánh giá cao nhất là ngân hàng Vietinbank Thái Nguyên, khách hàng đồ ng ý với các tiêu chí đưa ra, điều này phù hợp với thực tế vì ngân hàng Vietinbank có ma ̣ng lưới các phòng giao di ̣ch, quỹ tiết kiê ̣m rô ̣ng khắp từ thành phố đến các xã, các huyê ̣n thuận tiê ̣n cho khách giao di ̣ch. Ngân hàng Techcombank Thái Nguyên và ngân hàng SeABank Thái Nguyên tuy hê ̣ thống phòng giao di ̣ch, cây ATM

chưa nhiều nhưng hiê ̣n nay đã liên kết với phần lớn các NHTM trên đi ̣a bàn, vì vâ ̣y đã đáp ứng đươ ̣c nhu cầu sử du ̣ng của khách hàng.

3.5. Kết quả phân tích ma trận SWOT về phát triển tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của phát triển tín dụng bán lẻ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu sử dụng mô hình ma trận SWOT. Thông qua phân tích SWOT đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức. Từ đó giúp các nhà quản lý tín dụng bán lẻ của các NHTM có những chiến lược phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phát huy những điểm mạnh, tận dụng những cơ hội, khắc phục sửa chữa những điểm yếu, những bất lợi của ngân hàng trong việc phát triển tín dụng bán lẻ của các NHTM.

- Điểm mạnh của các NHTM trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên

Hoạt động huy động vốn của các NHTM tốt, thu hút đươ ̣c lớn lượng khách hàng cá nhân và doanh nghiêp gử i tiền, điều này hỗ trợ hoa ̣t đô ̣ng phát triển tín dụng bán lẻ được ổn đi ̣nh, nhanh chóng, đáp ứng đươ ̣c nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân. Mặt khác, các NHTM cũng đã chú trọng đến đa da ̣ng hóa sản phẩm tín dụng bán lẻ, quảng bá các sản phẩm đến các đối tượng khách hàng trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ quản lý và cán bô ̣ nhân viên trẻ hóa, năng đô ̣ng, có trình độ, dám ghĩ dám làm, tiếp thu công nghệ nhanh góp phần tăng khả năng phục vu ̣ nhu cầu ngày càng đa da ̣ng của khách hàng.

Cơ sở ha ̣ tầng công nghệ thông tin của các NHTM từng bước được đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong viê ̣c cung ứng các sản phẩm có hàm lượng công nghê ̣ cao, trơ ̣ thủ đắc lực cho cán bô ̣ ngân hàng trong quản lý và xử lý thông tin của khách hàng.

- Điểm yế u của các NHTM trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là tín du ̣ng vì vâ ̣y nơ ̣ quá ha ̣n vẫn cao, nhiều rủ i ro.

Sản phẩm di ̣ch vu ̣ có hàm lượng công nghê ̣ còn ít. Hơn nữa việc thực hiê ̣n chương trình hiện đại hóa các ngân hàng thương ma ̣i chưa đồng đều nên chưa phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm di ̣ch vu ̣ chưa thuâ ̣n lợi, chưa ta ̣o ra nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng.

- Phân tích cơ hội (Opportunities):

Sự thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dù ng của người dân, sự phát triển của công nghệ thông tin, cù ng với sự góp mă ̣t của hàng loa ̣t các khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn đến nhu cầu về chất lượng và viê ̣c sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tăng lên, đó là cơ hô ̣i để các NHTM trên địa mở rộng thị trường vay vốn và phát triển các sản phẩm di ̣ch vụ ngân hàng.

- Phân tích thách thức (Threats):

Sự gia tăng các NHTM trên địa bàn với công nghê ̣ hiê ̣n đa ̣i, năng lực tài chính lớn mạnh, trình đô ̣ quản lý chuyên nghiê ̣p, kỹ năng bán hàng tố t, đô ̣i ngũ nhân viên trẻ, nhiê ̣t huyết, năng đô ̣ng.

Các sản phẩm dịch vụ tín dụng ngày càng đa da ̣ng, phù hợp với đa số đối tượng khách hàng trên địa bàn. Vì vâ ̣y, các NHTM cần đưa ra những chính sách ưu đãi, những sản phẩm đặc thù để tiếp câ ̣n và thu hút khách hàng mớ i vay vố n.

3.6. Những ha ̣n chế trong phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên bàn tỉnh Thái Nguyên

3.6.1. Những hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng mừng sau cuô ̣c khủng hoảng kinh tế thế giớ i, song vẫn còn tồn ta ̣i những ha ̣n chế ở mô ̣t số mă ̣t sau:

- Hoạt động tín dụng bán lẻ chưa phát triển mạnh mẽ: Mặc dù điều

kiện kinh tế, xã hô ̣i, chính tri ̣ cũng như dân cư khá thuâ ̣n lợi nhưng hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ còn ha ̣n chế, số lươ ̣ng cá nhân sử du ̣ng thẻ thấp, số lươ ̣ng khách hàng sử du ̣ng thẻ chưa nhiều, chính sách lãi suất và phí chưa phù hợp, lươ ̣ng khách hàng sử du ̣ng thẻ chủ yếu là khách hàng nhâ ̣n lương, đă ̣c biê ̣t lươ ̣ng khách hàng sử du ̣ng thẻ tín du ̣ng rất ít so với dân số ta ̣i đi ̣a bàn.

- Sản phẩm chứa hàm lượng công nghê ̣ hạn chế, tính cạnh tranh chưa cao: các NHTM hầu hết là cung cấp sản phẩm theo hình thức truyền thống như huy đô ̣ng vốn, cho cay, thanh toán. Các di ̣ch vụ NH mới, chứa hàm lượng công nghệ cao triển khai còn chậm, chủ yếu tâ ̣p trung vào các trung tâm kinh tế, các nghiệp vụ tư vấn, nghiệp vu ̣ ủy thác,..cũng chưa phát triển.

Tính ca ̣nh tranh sản phẩm ở mức trung bình. Chưa có đánh giá lơ ̣i nhuận mang lại của từ ng sản phẩm mang la ̣i cho NH như thế nào. Các NH cố gắng triển khai quá nhiều sản phẩm mà sản phẩm đó đã được áp du ̣ng ta ̣i NH khác nên không xác đi ̣nh đươ ̣c đâu là sản phẩm lõi của tín du ̣ng bán lẻ.

- Mạng lưới kênh phân phối ít, kênh phân phố i hiện đại chưa phát

triển: các chi nhánh, phòng giao dịch củ a các NHTM chủ yếu tâ ̣p trung ta ̣i các

trung tâm kinh tế, số lượng không nhiều, chưa có chiến lươ ̣c phát triển POS. Do vậy dân cư các huyện thi ̣ khó khăn trong việc tiếp câ ̣n và sử du ̣ng di ̣ch vu ̣ tín du ̣ng của NH.

- Chất lượng dịch vụ chưa thực sự tốt: Mức độ tư vấn củ a cán bô ̣ tín

dụng của các NHTM còn ha ̣n chế. Đô ̣i ngũ cán bộ có thể hiểu kết nối các khâu nghiệp vụ NH để tư vấn cho khách hàng rất ít, vì vâ ̣y viê ̣c quảng bá sản phẩm đến khách hàng cò n nhiều ha ̣n chế. Ngay cả khi ATM đã đươ ̣c kết nối giữa các NH thì khác hàng vẫn gặp phải những khó khăn như: máy ATM hết tiền, hỏng máy, thời gian chờ tra soát khá lâu.

- Rủi ro trong phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ: Cán bộ tín dụng không

sát sao cập nhâ ̣t tình hình khách hàng dẫn đến tình tra ̣ng nợ xấu gia tăng.Bên ca ̣nh đó có một bộ phận cán bộ không nhâ ̣n thức đầy đủ về đạo đức nghề nghiê ̣p, trách nhiệm trong công viê ̣c nên để xảy ra sự lợi dụng tư lợi cho bản thân.

- Chưa thực hiê ̣n đánh giá hiê ̣u quả hoạt động tín dụng bán lẻ: các chi

nhánh NHTM thường đánh giá hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng theo từng mảng mà chưa thực sự đánh giá hiê ̣u quả theo đối tượng khách hàng hay theo sản phẩm, vì vậy không có cơ sở khoa ho ̣c để lâ ̣p kế hoa ̣ch phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ phù hơ ̣p với từng thời kỳ.

3.6.2. Nguyên nhân

* Từ biến động của nền kinh tế

Do thế giới phải đối mặt với cuô ̣c khủng hoảng kinh tế trầm tro ̣ng, suy thoái trên nhiều lĩnh vực, giá cả các mă ̣t hàng leo thang, na ̣n thất nghiê ̣p gia tăng. Vì vâ ̣y nền kinh tế Viê ̣t Nam cũng không nằm ngoài tác đô ̣ng chung của kinh tế thế giớ i.

- Lãi suất ngầm tăng cao: mă ̣c dù có quy đi ̣nh lãi suất trần của NHNN nhưng các NHTM muốn huy đô ̣ng được nhiều vốn thì phải điều chỉnh lãi suất phù hợp với tình hình thi ̣ trường khiến cho mức lãi suất huy đô ̣ng ngầm tăng lên.Chính vì điều này mà hoạt đô ̣ng tín dụng bi ̣ ảnh hưởng lớn, buô ̣c các NHTM thu thêm các phí khi cấp tín dụng cho khách hàng.

- Do kinh tế suy thoái, các hoạt động của NH bán buôn gă ̣p khó khăn hơn, nhiều NHTM chủ đô ̣ng phát triển ma ̣nh mảng tín du ̣ng bán lẻ, cuô ̣c ca ̣nh tranh giành thi ̣ phần trở nên khố c liệt hơn.

* Từ phía ngân hàng

- Việc phát triển tín du ̣ng bán lẻ chưa đồng bô ̣ từ hô ̣i sở đến các chi nhánh và phòng giao dịch

- Chiến lược phát triển hoạt đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ của các NHTM có nhiều điểm tương đồng về sản phẩm, chính sách: điều này rất khó để ta ̣o ấn tượng riêng của mình với khách hàng. Các sản phẩm cho vay truyền thống chủ yếu là các sản phẩm đơn lẻ áp du ̣ng cho từng nhu cầu riêng biê ̣t, chưa hình thành các gói di ̣ch vu ̣ cho tín du ̣ng bán lẻ tăng lợi ích cho khách hàng và NH.

- Việc đào tạo cán bộ trong quản lý, quan hê ̣ khách hàng đã triển khai nhưng chưa thực sự có hê ̣ thống và thường xuyên: hầu hết các lãnh đa ̣o, cán bộ lâu năm hay cán bô ̣ tín du ̣ng mới gia nhâ ̣p vào hê ̣ thống được đào ta ̣o rất ít tại hội sở vớ i nội dung sơ sài không đi sâu vào nghiê ̣p vu ̣. Ta ̣i các chi nhánh cán bộ tín dụng không được đào ta ̣o bài bản, chính vì vâ ̣y không đáp ứng đươ ̣c nhu cầu phát triển tín dụng bán lẻ.

Chương4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH THÁI NGUYÊN

4.1.Cơ sở để phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ các ngân hàng thương mại trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Môi trườ ng chính tri ̣, luật pháp

Trong những năm qua, Viê ̣t Nam có môi trường chính tri ̣ ổn đi ̣nh và hiện chính phủ Việt Nam đã và đang hoàn thiê ̣n, ban hành những văn bản quy phạm pháp luâ ̣t đi ̣nh hướng và ta ̣o thuâ ̣n lợi cho các NHTM trong dịch vu ̣ ngân hàng nói chung và dịch vụ cho khách hàng cá nhân nói riêng. Các quy định đã giúp các NHTM có hành lang pháp lý thuâ ̣n lợi, thông thoáng để phát triển các sản phẩm, di ̣ch vụ phù hơ ̣p hơn với yêu cầu của khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng.

4.1.2. Môi trường kinh tế xã hội

* Kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2014 tăng 18,6% so vớ i năm 2013, năm 2015 tăng 25,2% so với năm 2014. Trong đó, các khu công nghiê ̣p - xây dựng phát triển tốt nên tố c độ tăng trưởng và mức đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn tỉnh. Bên ca ̣nh ngành công nghiê ̣p tăng trưởng cao, lực lượng lao đô ̣ng có sự di ̣ch chuyển lớn về tỉnh Thái Nguyên do vâ ̣y nhu cầu dịch vu ̣ hàng hóa, ăn uống, đi la ̣i, lưu trú…cũng tăng lên.

Tổng mứ c bán lẻ hàng hóa và doanh thu di ̣ch vu ̣ tiêu dùng xã hô ̣i cả năm 2014 ước đa ̣t18,06 nghìn tỷ, tăng 13,1% so vớinăm 2013. Khu vực cá thể (chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn 60%) đạt 10.834 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2013; Năm 2015 ước đạt 20 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2014. Khu vực cá thể (chiếm thị phần lớn nhất trên địa bàn 61,5%) đạt 12.137,3 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2014.

Tình hình đầu tư nước ngoài xu hướng tăng lên, tính đến thời điểm tháng 10/2014tỉnh Thái Nguyên có 66 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 3.776 triệu USD, trong đó có 25 dự án ngoài khu công nghiệp và 41 dự án trong khu công nghiệp. Tính đến thời điểm đầu tháng 11/2015, tỉnh Thái Nguyên có 88 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là trên 7,1 tỷ USD. So với cùng kỳ, số dự án còn hiệu lực tăng 21 dự án, vốn đăng ký tăng 3,3 tỷ USD (+87,3%).

* Xã hô ̣i

Dân số trung bình năm 2014 trên đi ̣a bàn tỉnh 1.173 nghìn người (tăng 1,43% so với năm 2013, năm 2015 đạt khoảng 1.207 nghìn người (tăng 1,43% so với năm 2014), lượng dân số tăng do chủ yếu nhập cư từ các tỉnh khác đến thường trú tại tỉnh để làm viê ̣c ta ̣i các khu công nghiê ̣p. Bên ca ̣nh đó, các cơ quan chức năng hỗ trơ ̣ người lao đô ̣ng tìm viê ̣c làm bằng các hình thức như: tổ chức hội chợ viê ̣c làm, tư vấn, giới thiê ̣u viê ̣c làm, xuất khẩu lao đô ̣ng, đến hết năm 2015 giải quyết được 25 nghìn lao đô ̣ng. Mức thu nhâ ̣p bình quân đầu người tăng qua các năm, nhu cầu tiêu dùng lớn, đây là những điều kiện tố t để phát triển di ̣ch vu ̣ ngân hàng nói chung và phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ nói riêng.

Thói quen tiêu dùng đang dần thay đổi: mặc dù thói quen tiêu dùng tiền mặt khá phổ biến, hiện nay các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương ma ̣i quy mô lớn dần hình thành và ngày càng phát triển, điều này làm cho phương thức thanh toán qua thẻ ngày càng được ưa chuộng, đây là cơ hô ̣i để ngân hàng cung các các dịch vu ̣ chuyển tiền, cho vay, gửi tiết kiê ̣m thông qua hê ̣ thống ngân hàng điê ̣n tử.

4.2. Đi ̣nh hướng phát triển hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng bán lẻ các ngân hàng thương ma ̣i trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên thương ma ̣i trên đi ̣a bàn tỉnh Thái Nguyên

4.2.1. Mục tiêu phát triển chung của ngành ngân hàng

Vớ i vai trò là mô ̣t ngành di ̣ch vu ̣ mũi nho ̣n của nền kinh tế, NHNN đã xác đi ̣nh rõ mu ̣c tiêu và đi ̣nh hướng phát triển của ngành ngân hàng trong thời kỳ hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quốc tế, cu ̣ thể:

- Phát triển hệ thống dịch vu ̣ ngân hàng đa da ̣ng sản phẩm, đa tiê ̣n ích để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trên cơ sở tiếp tu ̣c nâng cao và hiê ̣u quả của các di ̣ch vu ̣ truyền thống.

- Cải tiến thủ tu ̣c ngân hàng, tiếp câ ̣n nhanh di ̣ch vụ ngân hàng ứng dụng công nghê ̣ cao đáp ứng nhu cầu khách hàng.

- Trên cơ sở hội nhâ ̣p kinh tế quố c tế xây dựng hê ̣ thống ngân hàng có chất lượng dịch vu ̣ an toàn, hiê ̣u quả.

- Ứng dụng công nghệ phát triển các di ̣ch vụ ngân hàng và ma ̣ng lưới phân phối để cung ứng nhanh, kịp thờ i, tiê ̣n ích cho các đối tượng khách hàng.

- Nâng cao cạnh tranh các di ̣ch vụ ngân hàng trên cơ sở minh ba ̣ch, theo nguyên tắc thị trường, hạn chế độc quyền trong cung cấp di ̣ch vu ̣ góp phần phát triển lành ma ̣nh, thông thoáng, an toàn, hiệu quả hê ̣ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 107)