Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 34 - 37)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để có cơ sở thực tiễn cho việc đánh giá và đề xuất các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ NHBL, đề tài sẽ tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại các điểm: thị xã Phổ Yên, thành phố Sông Sông, huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên. Đây là các địa bàn có phòng giao dịch thuộc mạng lưới của Chi nhánh. Mỗi phòng giao dịch có vị trí, quy mô khác nhau. Tại các phòng giao dịch sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn, để thu được đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Tổng số phiếu thu thập ý kiến khách hàng là 120 phiếu. Dựa trên quy mô số lượng khách hàng của từng phòng đến giao dịch, ta có thể lựa chọn ra số mẫu tương ứng với từng phòng giao dịch như sau:

Bảng 2.1: Phân bố khách hàng điều tra theo điểm nghiên cứu Khu vực điều tra Số lượng khách hàng Tỷ lệ (%) Khu vực điều tra Số lượng khách hàng Tỷ lệ (%)

Thị xã Phổ Yên 50 42

Thành phố Sông Công 40 33

Huyện Phú Bình 20 17

TP Thái Nguyên 10 8

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu

Đối với dữ liệu thứ cấp: Được thu thập trên cơ sở thông tin, tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại báo cáo thường niên, báo cáo hàng quý của BIDV NamThái Nguyên từ khi thành lập đến nay, báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam và bảng số liệu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các số liệu thống kê của tỉnh Thái Nguyên về dân số, mức thu nhập… của các địa bàn trọng điểm: Thị xã Phổ Yên, Thành phố Sông Công, Huyện Phú Bình, Thành phố Thái Nguyên. Trong đề tài sử dụng 2 loại số liệu: Số liệu chuỗi thời gian và số liệu chéo. Số liệu chuỗi thời gian ví dụ như: Doanh thu, chi phí… được tính trong một thời kỳ nhất định (3 tháng, 6 tháng hay 1 năm). Số liệu chéo (thời điểm) chỉ ra số liệu trong một thời điểm nhất định ví dụ như chỉ tiêu dư nợ, dư huy động vốn tại các ngày: 30/06 hay 31/12.

Đối với dữ liệu sơ cấp: Đề tài thực hiện điều tra thực trạng tình hình phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ đối với khách hàng của BIDV Nam Thái Nguyên trên cơ sở phỏng vấn, điều tra chọn mẫu theo bảng câu hỏi và hệ thống bảng biểu, phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn. Ngoài ra tiến hành trao đổi trực tiếp, phỏng vấn, xin ý kiến hoặc sưu tầm các bài viết, ý kiến của các chuyên gia ngân hàng và nhà quản lý ngân hàng thương mại để có cách nhìn sâu sắc về sự phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Chọn mẫu nghiên cứu: Trong số 120 khách hàng được điều tra ngẫu nhiên khi họ đến giao dịch tại ngân hàng BIDV Nam Thái Nguyên. Kết quả tổng hợp như bảng sau:

Bảng 1.2. Phân loại KH theo loại hình sử dụng dịch vụ NHBLSTT Loại dịch vụ Số khách hàng Tỉ lệ (%) Ghi chú STT Loại dịch vụ Số khách hàng Tỉ lệ (%) Ghi chú

1 Huy động vốn 41 34

2 Cho vay cá nhân 28 23

3 Thẻ 21 18

4 Ngân hàng điện tử 11 9

5 Thanh toán 19 16

Tổng cộng 120 100

Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như: Phần thông tin chung với các câu hỏi nhằm phân loại đối tượng khách hàng, thời gian quan hệ với BIDV và những đánh giá chung nhất của khách hàng; Phần đánh giá của khách hàng với các câu hỏi nhằm đánh giá về tính đa dạng của sản phẩm, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Nam Thái Nguyên, cũng như đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ NHBL của BIDV Nam Thái Nguyên; Phần thông tin khách hàng với các nội dung về: nghề nghiệp/ngành nghề kinh doanh.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học. Các phương pháp tổng hợp được tác giả lựa chọn để áp dụng vào đề tài như:

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm ứng dụng liên quan.

Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp thống kê mô tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được.

Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao và phát triển thương hiệu BIDV tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:

Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)

Điểm mạnh: Những yếu tố lợi thế của BIDV Nam Thái Nguyên có thể phát triển thị trường dịch vụ NHBL.

Điểm yếu: Những yếu kém hạn chế tồn tại ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường dịch vụ NHBL tại BIDV Nam Thái Nguyên.

Cơ hội: Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại cho BIDV Nam Thái Nguyên trong việc phát triển thị trường dịch vụ NHBL.

Thách thức: Những trở ngại cho việc phát triển thị trường dịch vụ NHBL tại BIDV Nam Thái Nguyên.

Phương pháp so sánh: Sau khi tính toán số liệu ta tiến hành so sánh số liệu giữa các năm, giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn với nhau từ đó đưa ra được số liệu để đánh giá thị trường dịch vụ NHBL của BIDV Nam Thái Nguyên.

Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Sử dụng và khảo cứu các tài liệu có liên quan, lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình phân tích đánh giá để tìm ra được những kết luận chính xác và khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường cho dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)