6. Nội dung của luận văn
2.3.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc sử dụng các tiêu chí nào để đánh giá chất lượng NNL. Theo tác giả Phùng Rân (năm 2006) thì năng lực hoạt động của NNL thuộc về chuyên môn của NNL, thông qua học tập và rèn luyện có thể đạt được và có thể đánh giá, điều chỉnh được dễ dàng. Đối với tiêu chí thuộc về phẩm chất đạo đức tuy dễ nói nhưng lại khó đánh giá và điều chỉnh do có nhiều quan điểm khác nhau về đạo đức. Đối với các doanh nhiệp có thể sử dụng hệ thống các tiêu chí sau để đánh giá chất lượng NNL gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng:
*) Chỉ tiêu định tính
Tâm lực: Tâm lực của NNL bao gồm thái độ làm việc, tâm lý làm việc và khả năng chịu áp lực công việc hay còn gọi là năng lực ý chí của NNL.
+ Thái độ làm việc chính là ý thức của NNL trong quá trình làm việc. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khí chất và tính cách của mỗi cá nhân. Khi đứng trong một tổ chức, họ phải tuân thủ các quy tắc, nội quy làm việc nhất định, không bê trễ, không tập trung ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
+ Tâm lý làm việc là vấn đề nội tâm chủ quan của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Khi cảm xúc biến động khiến tâm lý làm việc biến động theo và ảnh hưởng đến thái độ làm việc của NNL, làm thay đổi hành vi trong lao động của NNL. Khi NNL kiểm soát hành vi của bản thân, kiểm soát được cảm xúc, tâm trạng biểu hiện bằng thái độ, hành vi đúng đắn thể hiện NNL có kiến thức, có sự hiểu biết nhất định và phần đó được coi là có chất lượng về mặt tâm lực.
+ Khả năng chịu áp lực công việc là sự bền bỉ của con người trong công việc cả về trí lực và thể lực. Trí lực là cơ sở để NNL có khả năng chịu áp lực, nhưng thể lực là điều kiện cần thiết không thể thiếu để con người giải quyết công việc hàng ngày và kéo dài thời gian làm việc nếu có yêu cầu.
+ Phẩm chất đạo đức của NNL là bản chất, là cái làm nên giá trị riêng của mỗi con người, phẩm chất đạo đức là chỉ tiêu định tính rất khó đánh giá, khó đưa ra nhận định hay lượng hóa được.
*) Chỉ tiêu định lượng
Trí lực: Trí lực của NNL bao gồm trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc.
+ Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn mà NNL có được chủ yếu thông qua đào tạo, có thể được đào tạo về ngành hoặc chuyên ngành đó trước khi đảm nhiệm công việc. Đó là các cấp học trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học.
Kiến thức mà NNL có được thông qua nhiều nguồn khác nhau như: qua đào tạo, qua sự nhận thức các vấn đề trong xã hội mà NNL tiếp thu được. Con người không chỉ sử dụng kiến thức chuyên môn mà trong quá trình thực hiện công việc phải dùng nhiều loại kiến thức khác nhau được tổng hợp, vận dụng vào sự thực hiện công việc thành kiến thức của NNL.
+ Kỹ năng nghề nghiệp là khả khả năng mà NNL trong ứng xử và giải quyết công việc. Kỹ năng giải quyết công việc bộc lộ thông qua sự hiểu biết, nhận thức và rèn luyện.
+ Kinh nghiệm làm việc thể hiện sự trải nghiệm trong công việc qua thời gian làm việc, có thể gọi là thâm niên công tác. Kinh nghiệm làm việc được tính bằng tổng thời gian từ khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại. Lao động càng có nhiều kinh nghiệm làm việc trong cùng lĩnh vực, tại doanh nghiệp sẽ được đánh giá cao hơn.
Thể lực
+ Tình trạng sức khỏe thể hiện sử dẻo dai về thể lực của NNL trong quá trình làm việc. Bộ y tế quy định phân loại sức khỏe của NNL theo 6 mức như sau:
Bảng 2.2: Phân loại sức khỏe NNL theo thể lực
Loại sức khỏe Nam Nữ
Chiều cao (cm) Cân nặng (kg) Chiều cao cm) Cân nặng (kg)
1. Rất khỏe >= 163 >= 51 >= 154 >= 48 2. Khỏe 160 -161 47 - 50 152 – 153 47 – 48 3.Trung bình 157-159 43 – 46 150 – 151 42 – 43 4. Yếu 155- 156 41 – 42 148 – 149 40 - 41 5. Rất yếu 153 – 154 40 147 38 – 39 6. Kém <= 152 <= 39 <= 146 <= 37
(Nguồn: TT 36/TTLT-BYT-BQP ngày 17/10/2011)
Thể lực hay còn gọi là thể chất của NNL thể hiện vóc dáng về chiều cao và cân nặng và có thang đo nhất định. Đối với từng ngành nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu thể thể chất khác nhau.
Thể chất của NNL được biểu hiện qua quy mô và chất lượng thể chất.
+ Quy mô thể hiện số lượng người được sử dụng, thời gian NNL làm việc tại doanh nghiệp.
+ Chất lượng thể hiện thông qua độ tuổi và giới tính. Cơ cấu NNL theo giới tính là một thông số giúp doanh nghiệp đánh giá được việc sử dụng và bố trí NNL sao cho phù hợp với đặc điểm giới tính, nhất là giới tính nữ thường có những hạn chế nhất định ảnh hưởng đến công việc do độ tuổi sinh đẻ, do yêu cần chăm sóc con nhỏ, công việc nội trợ gia đình… Độ tuổi thể hiện kinh nghiệm và bản lĩnh nhiều nhất là những người trên 40 tuổi nhưng thể lực có sự giảm sút hơn so với NNL có độ tuổi dưới 40.
- Tiêu chí đánh giá thông qua kết quả thực hiện công việc của NNL: kết quả đánh giá hiệu quả công việc/kết quả thực hiện công việc của NNL: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ/hoàn thành nhiệm vụ/không hoàn thành nhiệm vụ.