Về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 74 - 82)

6. Nội dung của luận văn

3.3.3. Về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

- Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ LLCT và QLNN

Nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản về kiến thức, giáo dục thường xuyên về đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động, việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động sẽ được duy trì và phát triển. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, người lao động hiểu được bản chất công việc, thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ, làm việc có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp và dĩ nhiên hiệu suất lao động tăng, thu nhập của công nhân ổn định, doanh nghiệp phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực là lợi thế so sánh hàng đầu của doanh nghiệp bởi vì nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có ý nghĩa rất to lớn đối với các doanh nghiệp bởi vì qua quá trình đào tạo người lao động không ngừng nắm vững được lý thuyết mà còn tiếp thu được những kỹ năng nghề nghiệp. Người lao động tiếp thu, làm quen và có thể sử dụng thành thạo những công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và quản lý. Điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp có khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có thể tồn tại và phát triển.

Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Cấp uỷ và lãnh đạo Công ty đã xây dựng quy hoạch cán bộ từ năm 2010 – 2016 và giai đoạn đến năm 2020. Tỷ lệ số lao động được cử đi đào tạo từ năm 2015 -2017 như sau:

Bảng 3.11: Số người được cử đi đào tạo nâng cao trình độ giai đoạn 2015 - 2017

STT Tên đơn vị Đơn vị 2015 2016 2017

1 Số người được cử đi học Người 40 56 54

- Học nâng cao trình độ chuyên môn Người 20 28 22

- Học nâng cao LLCT và QLNN Người 20 26 32

2 Tổng số lao động Người 355 383 394

3 Tỷ lệ người được cử đi học so

với tổng số % 11,27 14,6 13,7

Hoạt động đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và quản lý nhà nước cho cán bộ công nhân viên. Do Công ty có kế hoạch sắp xếp cho lao động bồi dưỡng đào tạo đều đặn hàng năm nên dù tỷ lệ lao động được cử đi đào tạo thấp so với nhưng tỷ lệ lao động đã được qua đào tạo là tương đối cao (thể hiện ở bảng chất lượng lao động thông qua trình độ chuyên môn). Năm 2015, số người được cử đi học là 10 người chiếm tỷ lệ 11,27% trong đó có 20 người được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn và 20 người đi học nâng cao trình độ LLCT và QLNN. Năm 2016 là có tổng số 55 người được cử đi học tương ứng tỷ lệ 14,6% so với tổng số lao động, trong đó có 28 người được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn và 26 người đi học nâng cao trình độ LLCT và QLNN. Năm 2017 tổng số lao động được cử đi đào tạo là 54 người, đạt tỷ lệ 13,7%, trong đó có 22 người được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn và 32 người đi học nâng cao trình độ LLCT và QLNN.

Tuy nhiên, từ thực tế đánh giá của người lao động cho thấy nội dung đào tạo, bồi dưỡng vừa thừa vừa thiếu, nặng lý luận thiếu thực tiễn, chưa sử dụng được phương pháp giảng dạy tích cực nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ, viên chức trong quá trình đào tạo bồi dưỡng. Bản thân cán bộ, người lao động chưa coi trọng việc tự học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kiến thức của mình, còn ngại đọc, ngại nghiên cứu. Không ít cán bộ còn hạn chế về trình độ hiểu biết kinh tế, khoa học công nghệ, pháp luật, tin học, ngoại ngữ và các quy định liên quan đến lĩnh vực chuyên môn như: quản ký an toàn hồ đập, tài nguyên nước…

Để công tác đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty mang lại hiệu quả cao thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp những điều kiện của Công ty phụ thuộc về vốn, con người, ... Công ty cần đào tạo đúng đối tượng, đủ chứ không tràn lan. Từ những điều kiện vốn có của Công ty. Công ty đã lựa chọn cho mình phương pháp đào tạo riêng, Công ty đã đặt ra kế hoạch đào tạo theo chỉ tiêu hàng năm, có quỹ riêng chi phí khuyến khích đào tạo. Bên cạnh đó có một số cán bộ công nhân viên đã chủ động xin đi học tự túc nhằm nâng cao trình động chuyên môn về phục vụ cho cơ quan.

Hiện nay, Công ty ngày càng chú trọng việc đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng chuyên môn cho công nhân trực tiếp sản xuất. Hàng năm, Công ty thực hiện tổ chức các cuộc thi nâng bậc, đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học cấp Công ty mỗi năm tổ chức 1 lần vào tháng 12 hàng năm... đã khuyến khích được người lao động tích cực tự nâng cao tay nghề chuyên môn của mình.

- Nâng cao tâm lực và thái độ làm việc của lao động

Tâm lực là sự ham muốn, ý thức trách nhiệm của lao động muốn được sử dụng sức lực để hoàn thành công việc và nhiệm vụ được giao. Đối với lao động, ngoài trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe tốt thì cần phải đảm bảo yếu tố về tâm lực, thiếu tâm lực sẽ dẫn đến sự thờ ơ trong công việc, thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty, ngoài việc quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao thể lực, Ban lãnh đạo công ty cũng luôn quan tâm đến việc nâng cao tâm lực cho lao động thể hiện bằng việc xây dựng một môi trường làm việc thoải mái, an toàn và linh hoạt nhưng vẫn duy trì tính kỷ luật cao, thể hiện sự chuyên nghiệp và tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ. Công ty đã xây dựng quy chế thưởng – phạt nghiêm minh, rõ ràng, công khai và minh bạch với tất cả mọi đối tượng lao động ở các bộ phận. Đồng thời, quán triệt tinh thần trong đội ngũ lãnh đạo là những người đi đầu, gương mẫu trong công việc, khích lệ đội ngũ cán bộ nhân viên luôn thi đua, rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong trong công việc và làm việc với tinh thần ý thức trách nhiệm cao. Kết quả thể hiện ở các hoạt động sau:

- Hoạt động thi đua - khen thưởng: Ban lãnh đạo công ty đã xây dựng và hoàn thiện quy chế thi đua - khen thưởng cụ thể: quy định chi tiết các điều kiện, tiêu chí xét thưởng thi đua - khen thưởng và xếp loại lao động. Với việc ban hành các quy định cụ thể này đã động viên lao động thi đua, phấn đấu, nỗ lực đạt thành tích, hoàn thành nhiệm vụ, hạn chế việc xảy ra hành vi vi phạm nội quy và các quy định của Công ty. Các hoạt động khen thưởng, khích lệ lao động bằng cả vật chất và tinh thần như trao giấy khen cho các cá nhân đạt các danh hiệu thi đua, quy chế lương tính theo xếp loại lao động trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân viên trong việc nâng cao ý thức và tự giác làm việc [12].

Bảng 3.12: Kết quả thi đua của lao động giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2016/2015 Năm 2017/2016 Năm 2017/2015 SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%)

Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở 22 6.20 21 5.48 25 6.35 -1 (4.55) 4 19.05 3 14.29 LĐ hoàn thành XS nhiệm vụ 94 26.48 88 22.98 102 25.89 -6 (6.38) 14 15.91 8 9.09 LĐ tiên tiến 228 64.23 255 66.58 253 64.21 27 11.84 -2 (0.78) 25 9.80 Không đạt danh hiệu 11 3.10 19 4.96 14 3.55 8 72.73 -5 (26.32) 3 15.79

Tổng số 355 100 383 100 394 100 28 73.64 11 7.86 39 48.97

Năm 2015, Công ty có tổng số 22 lao động đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở tương ứng tỷ lệ 6.2%, 228 lao động đạt danh hiệu lao động tiên tiến (chiếm tỷ trọng 64,23%), 94 lao động đạt danh hiệu lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, số còn lại là 11 lao động không đạt danh hiệu thi đua nào (chiếm tỷ trọng 3,1%)

Năm 2016, thành tích thi đua giảm 01 danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, đạt 21 lao động tương ứng tỷ lệ giảm 4,55% so với năm 2015. Có 88 lao động đạt danh hiệu lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tương ứng với tỷ trọng 22,98% trong cơ cấu lao động, giảm 6 lao động đạt danh hiệu so với năm 2015, tương ứng tỷ lệ giảm 6,38%. Số lao động đạt danh hiệu lao động tiên tiến là 255 người (chiếm tỷ trọng 66,58%) tăng lên 27 người so với năm 2015, tương ứng tỷ lệ tăng 11,84%. Đồng thời số lao động không đạt danh hiệu thi đua tăng lên 8 người, nâng tổng số lượng lao động không đạt danh hiệu thi đua lên 19 người (chiếm tỷ trọng 4,96%), tương ứng tỷ lệ tăng 72,73% so với năm 2015. Nguyên nhân chính của việc tăng lên trong cả số lượng lao động đạt danh hiệu lao động lao động tiên tiến và lao động không đạt danh hiệu thi đua là do sự tăng lên trong tổng số lao động tại đơn vị năm 2016 so với năm 2015.

Năm 2017, tổng số lao động đạt các danh hiệu thi đua tăng lên so với năm 2016. Trong đó có 25 lao động đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, tăng 19,05% so với năm 2016. Có 102 lao động đạt danh hiệu lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tương ứng với tỷ trọng 25.89% trong cơ cấu lao động, tăng 15,91%. Số lao động đạt danh hiệu lao động tiên tiến là 253 người (chiếm tỷ trọng 64,21%), tỷ lệ giảm 0,78%. Đồng thời số lao động không đạt danh hiệu thi đua giảm đi 5 người, tương ứng tỷ lệ giảm 26,32% so với năm 2016.

Xét trong cả giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, tổng số lao động năm 2017 tăng lên 39 người so với năm 2015, đồng thời làm cho số lao động đạt các danh hiệu thi đua đều tăng lên. Cụ thể, lao động đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở tăng lên 3 người (tương ứng tỷ lệ tăng 14,29%), lao động đạt danh hiệu lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tăng lên 8 người (tương ứng tỷ lệ tăng 9,09%), số lao động đạt danh hiệu lao động hoàn thành tiên tiến tăng lên 25 người tương ứng tỷ lệ tăng 9,8%, còn lại số lao động không đạt danh hiệu thi đua nào cũng tăng lên 3 người tương ứng tỷ lệ tăng 15,79%.

Kết quả này cho thấy toàn bộ lao động trong công ty đã rèn luyện, phấn đấu trong công việc để đạt các thành tích thi đua – khen thưởng, nâng số lượng và tỷ trọng lao động đạt các danh hiệu thi đua ngày càng cao hơn.

Từ kết quả thi đua của cá nhân sẽ là căn cứ để bình xét thi đua của tập thể. Kết quả thi đua của các tập thể trong công ty qua các năm như sau:

Bảng 3.13: Kết quả xét tặng danh hiệu thi đua của các tập thể lao động giai đoạn năm 2015 - năm 2017

STT Danh hiệu tập thể Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1 Tập thể lao động hoàn thành XS nhiệm vụ 8 9 9

2 Tập thể lao động tiên tiến 7 6 6

3 Số tập thể không được khen tặng 0 0 0

Tổng 15 15 15

(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức - Hành chính và tổng hợp của tác giả)

Với kết quả trên có thể thấy, tất cả các đơn vị, tập thể trong công ty đều phấn đấu thi đua, không có tập thể nào không được khen tặng danh hiệu. Năm 2015, cả công ty chỉ có 8 đơn vị được xét tặng danh hiệu tập thể lao động hoàn thành XS nhiệm vụ và 7 tập thể lao động tiên tiến nhưng đến năm 2016 và năm 2017, số đơn vị được xét tặng danh hiệu tập thể hoàn thành XS nhiệm vụ đã tăng lên 1 tập thể, và số tập thể lao động đạt tập thể lao động tiên tiến giảm 1 tập thể. Kêt quả là năm 2017, công ty có 9 đơn vị được xét tặng danh hiệu tập thể lao động hoàn thành XS nhiệm vụ và 6 tập thể lao động tiên tiến. Điều này cho thấy sự thay đổi trong chất lượng nguồn nhân lực của công ty nói chung đã tăng lên.

- Hoạt động bình xét, xếp loại lao động: Hoạt động đánh giá xếp loại lao động cũng được Ban lãnh đạo công ty rất quan tâm, một mặt nó phản ánh được hiệu quả công việc mà lao động đã hoàn thành, một mặt nó là nền tảng cơ sở để giúp Ban lãnh đạo có những quyết định phù hợp trong việc ra quyết định quy hoạch và bố trí cử lao động đi học tập, đào tạo để sắp xếp vào các vị trí việc làm phù hợp. Hoạt động này càng được thực hiện nghiêm túc thì sẽ tạo ra động lực thúc đẩy ý thức lao động tăng lên rất nhiều.

Định kỳ tháng, 6 tháng và cuối năm, các bộ phận thực hiện công tác trong công ty thực hiện đánh giá kêt quả thực hiện công việc của mỗi lao động trong kỳ đó, căn cứ trên các tiêu chuẩn và yêu cầu công việc, đối chiếu với thành tích và kết quả mà mỗi lao động đạt được để xếp loại lao động trong kỳ. Hoạt động xếp loại lao động được các bộ phận thực hiện minh bạch, công khai kết quả đánh giá.

Lao động được xếp loại theo 3 mức: Lao động xếp loại A (lao động tiên tiến), xếp loại B (Lao động hoàn thành nhiệm vụ), lao động xếp loại C (lao động chưa hoàn thành nhiệm vụ). Trong đó, để được xếp loại A, lao động phải hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả, có tinh thần tự giác, sự đoàn kết và tương trợ, giúp đỡ mọi người, luôn có tinh thần đổi mới, năng động, tiên phong và gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào thi đua và các hoạt động khác, chấp hành nghiêm chỉnh đường lỗi chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Đảm bảo đủ ngày công, giờ công mỗi tháng không nghỉ quá 3,5 ngày công làm việc kể cả lý do chính đáng..

Lao động xếp loại B khi đạt các tiêu chuẩn sau: Chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chưa chấp hành tốt nội quy lao động và các quy định khác của Công ty và chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Có số giờ công, ngày công mỗi tháng nghỉ từ 4 đến 7 ngày công làm việc có lý do như: Nghỉ tự túc, nghỉ việc riêng không hưởng lương, nghỉ ốm đau, thai sản; Đối với các trường hợp nghỉ đi học tại chức, chuyên tu, học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chính trị, v.v...không đạt điểm các môn thi lần đầu từ 6 điểm trở lên (theo thang điểm 10); Để xảy ra các sự cố đổ vỡ công trình làm thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến việc tích nước và dẫn nước tưới; không tích đủ nước từ các hồ chứa, không dẫn đủ nước tưới; không có biện pháp ngăn chặn và báo cáo kịp thời các hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang công trình, gây lãng phí, mất tài sản được giao quản lý và trong khi thực hiện nhiệm vụ được phân công không do nguyên nhân chủ quan đã được lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và lãnh đạo công ty phê bình, nhắc nhở nhưng chưa đến mức kỷ luật khiển trách…

Lao động xếp loại C khi: Không hoàn thành nhiệm vụ được giao; năng suất, chất lượng hiệu quả thấp; không có tinh thần tự giác, tương trợ, giúp đỡ mọi người,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 74 - 82)