Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 42 - 43)

6. Nội dung của luận văn

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

Phương pháp số tuyệt đối: Là hiệu số giữa hai chỉ tiêu: Chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) hoặc chỉ tiêu năm nay so với chỉ tiêu năm trước. Nó thể hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong trong một thời điểm cụ thể.

Y = Yi -Yi-1

Trong đó: Y: Mức tăng (+), giảm (-) tuyệt đối. Yi: Trị số của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

T (%) = Yi/Yi-1* 100%

Tốc độ thay đổi được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phương pháp này chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh được khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp giải quyết.

∆T (%) = Yi - Yi-1 * 100% Yi-1

2.2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Dùng phương pháp thống kê mô tả để phân tích các mặt mạnh, mặt yếu và những nguyên nhân yếu kém trong chất lượng NNL. Dựa vào thực trạng đã được phân tích ở trên để đề xuất giải pháp.

Sử dụng đồ thị để mô tả và phân tích các hiện tượng, quá trình biến động nhân sự với các dạng khác nhau của đồ thị: biểu đồ so sánh, biểu đồ theo dãy số thời gian, biểu đồ thống kê... Đồ thị biểu thị một cách rõ ràng, trực giác các chỉ tiêu nghiên cứu, các mối quan hệ của các chỉ tiêu, các kết quả phân tích, sự diễn biến của các hiện tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 42 - 43)