Chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 57 - 63)

6. Nội dung của luận văn

3.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực

3.2.2.1. Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trình độ học vấn là khả năng nhận biết của lao động về các vấn đề tự nhiên và xã hội. Kết quả tổng hợp về trình độ học vấn của đội ngũ lao động công ty hiện nay như sau:

Bảng 3.3: Trình độ học vấn

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016

/2015 2017 /2016 2017 /2015 SL Tỷ trọng (%) SL Tỷ trọng (%) SL Tỷ trọng (%) SL SL SL Thạc sĩ 5 1,41 8 2,09 14 3,55 3 6 9 Đại học 143 40,28 156 40,73 175 44,42 13 19 32 Cao đẳng, trung cấp 86 24,23 92 24,02 82 20,81 6 -10 -4 Công nhân, bằng nghề 121 34,08 127 33,16 123 31,22 6 -4 2 Tổng số 355 100,00 383 100,00 394 100,00 28 11 39

(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức - Hành chính và tổng hợp của tác giả)

Từ kết quả trên cho thấy, nguồn nhân lực của công ty có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân có cơ cấu tỷ lệ gần như bằng nhau, tỷ lệ lao động trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ nhỏ (giao động từ 2% - 3%), cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn có tỷ lệ được duy trì tương đối ổn định qua các năm 2015, 2016, 2017.

Năm 2015, Công ty chỉ có 5 thạc sĩ, chiếm tỷ trọng 1,41% trong cơ cấu lao động về trình độ chuyên môn, số lượng lao động có trình độ đại học là 143 người (chiếm tỷ trọng 40,28%), tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp là 24,23% tương ứng với 86 người, số còn lại là công nhân và lao động có bằng nghề về kỹ thuật (121 người tương ứng tỷ lệ 34,08% trong cơ cấu lao động)

Năm 2016, số lượng lao động có trình độ Thạc sĩ tăng lên 3 người, nâng số tổng lao động có trình độ thạc sĩ là 8 người, tương ứng tỷ lệ 2,09%. Số lượng lao động có trình độ đại học là 156 người (chiếm tỷ trọng 40,73%), tăng so với năm 2015 là 13 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,09%. Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp là 24,02% tương ứng với 92 người, tăng lên 6 người so với năm

2015 tương ứng với tỷ lệ tăng 6,9%. Số lao động còn lại là 127 người có trình độ công nhân kỹ thuật và lao động có bằng nghề, chiếm tỷ lệ 33,16%.

Năm 2017, số lao động có trình độ thạc sĩ tiếp tục tăng lên 9 người, tương ứng tỷ lệ tăng 112,5% so với năm 2016, nâng tổng số lao động có trình độ Thạc sĩ lên 14 người, đạt tỷ lệ 3,55%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao trong mô hình công ty Khai thác thủy lợi nhà nước. Hiện nay số cán bộ này chủ yếu là cán bộ giữ vai trò chủ chốt trong công ty, nắm vị trí lãnh đạo công ty và trưởng các phòng, ban, trưởng bộ phận. Đội ngũ Ban lãnh đạo công ty gồm Chủ tịch, Giám đốc và 02 Phó giám đốc đều có trình độ thạc sĩ, Phòng tổ chức hành chính có 2 cán bộ có trình độ thạc sĩ, phòng quản lý nước và công trình có 3 người, phòng kinh tế tổng hợp có 2 người, phòng kế hoạch – kỹ thuật có số lượng thạc sĩ cao nhất toàn công ty là 1 người, xí nghiệp khai thác thủy lợi có 1 người, trạm khai thác thủy lợi có 1 người. Số lượng lao động có trình độ đại học là 175 người (chiếm tỷ trọng 44,42%), tăng 19 người so với năm 2016, tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp là 82 người tương ứng tỷ lệ 20,81%, số lao động có trình độ công nhân và lao động có bằng nghề về kỹ thuật là 123 người, chiếm tỷ lệ 31,22%, tăng lên so với năm 2016 là 2 người, tương ứng tỷ lệ tăng 1,6%. Đây là những con số biết nói thể hiện công ty đã có đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn tốt và thay đổi theo hướng tích cực, cán cán bộ và nhân viên trong công ty đều nỗ lực học tập để nâng cao trình độ học vấn của mình.

3.2.2.2. Kỹ năng nghề nghiệp

Bên cạnh trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn nhân lực trong công ty còn thể hiện ở việc người lao động thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp.

Kỹ năng được hiểu là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Kỹ năng nghề nghiệp được là khả năng của con người thực hiện công việc nghề nghiệp một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc. Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với sự bùng nổ của toàn cầu hóa, cạnh tranh không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế - chính trị mà còn xảy ra cạnh tranh vê nguồn nhân lực chất lượng cao. Đội ngũ này không chỉ có trình độ chuyên môn tốt mà còn phải có kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu công việc mà họ thực hiện.

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty cũng như yêu cầu các vị trí công việc, tác giả đã cụ thể hóa các kỹ năng đòi hỏi trong công việc của

lao động trong công ty thành các nhóm, kết quả tổng hợp từ phiếu đánh giá thu được như sau:

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của NNL trong công ty

Kỹ năng Tốt thường Bình Chưa tốt Điểm trung bình SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%)

Kỹ năng giải quyết công việc chuyên

môn 56 28,57 120 61,22 20 10,20 2,18

Kỹ năng giao tiếp 46 23,47 135 68,88 15 7,65 2,16

Kỹ năng quản lý thời gian làm việc 49 25,00 112 57,14 35 17,86 2,07

Kỹ năng phối hợp công việc, làm việc

theo nhóm 59 30,10 105 53,57 32 16,33 2,14

Kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo 40 20,41 127 64,80 29 14,80 2,06

Kỹ năng ra quyết định 37 18,88 137 69,90 22 11,22 2,08

(Nguồn số liệu: Kết quả điều tra và tổng hợp, tính toán của tác giả)

Từ kết quả tổng hợp trên cho thấy, nguồn nhân lực của công ty có kỹ năng nghề nghiệp Khá, điểm trung bình kết quả đánh giá từ 2,06 – 2,18 điểm, hầu hết người lao động tự đánh giá bản thân có đủ kỹ năng cơ bản để thực hiện công việc được giao. Tuy nhiên, do đặc thù của công việc và các bộ phận tính chất khác nhau nên NLĐ làm việc tại một số bộ phận không sử dụng nhiều đến một trong các kỹ năng liệt kê nên khi tự đánh giá, lao động thường ghi nhận là kết quả mình đạt chưa tốt, cụ thể:

-Về kỹ năng giải quyết công việc chung, đa số NLĐ đánh giá bản thân hoàn thành với mức độ bình thường, số lượng là 122 người (đạt tỷ lệ 61,62%), có 56 người tự tin rằng bản thân họ thực hiện kỹ năng này tốt, cả khả năng thực hiện các công việc một cách thành thạo, xử lý tốt các công việc phát sinh không một chút lúng túng, do dự. Còn một tỷ lệ 10,1% nhỏ lao động chưa thực hiện nhuần nhuyễn, thành thạo kỹ năng này. Như vậy trong thời gian tới, Ban lãnh đạo công ty cần tiếp tục tổ chức các hoạt động đào tạo công việc cho người lao động để họ am hiểu sâu sắc nhiệm vụ và cách thức thực hiện công việc của bản thân mình, nâng tỷ lệ NLĐ đánh giá mức độ kỹ năng đạt được từ mức “Bình thường” trở lên.

- Về kỹ năng giao tiếp, điểm trung bình đạt được là 2,16 điểm cho thấy đội ngũ lao động công ty có khả năng giao tiếp ở mức khá. Khả năng giao tiếp trong công việc của phần lớn NLĐ công ty là phương thức giao tiếp bằng ngôn ngữ, thông qua lời nói với nhau là chủ yếu, do tỷ lệ số lượng cán bộ, công nhân của công ty ở bộ phận Xí nghiệp khai thác thủy lợi và các trạm khai thác thủy lơi nên phương thức giao tiếp bằng lời nói, khả năng giao tiếp thông qua văn bản của mọi người ít sử dụng đến.

- Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian làm việc có 49 người đánh giá bản thân mình kiểm soát tốt, 112 người tự đánh giá họ thực hiện kỹ năng này với mới độ bình thường và có tới 17,68% người lao động đánh giá họ còn chưa tốt trong thực hiện kỹ năng này, đa số đó là công nhân, lao động kỹ thuật. Họ làm việc theo nhiệm vụ được giao, tính chất công việc không cố định theo ngày nên khả năng họ phải lập kế hoạch và sắp xếp công việc thấp, chủ yếu làm việc theo chỉ đạo, phân công của lãnh đạo cấp trên và đặc điểm thực tế tại khu vực họ phụ trách.

- Về kỹ năng phối hợp công việc và làm việc theo nhóm là các kỹ năng quan trọng đối với công nhân và cán bộ làm việc tại các xí nghiệp khai thác, trạm khai thác và các cụm khai thác thủy lợi. Bởi công việc ở những bộ phận này không phải công việc mang tính chất đơn lẻ, cá nhân mà nó là một hệ thống công việc có sự phối hợp thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp cùng với nhau để đạt được nhiệm vụ công việc đề ra. Nếu thực hiện kỹ năng này không tốt, lao động sẽ gây ảnh huởng đến kết quả của bản thân và của chung bộ phận. Tuy nhiên, từ kết quả cho thấy vẫn còn 32 người chưa tốt trong kỹ năng này (chiếm tỷ lệ 16,16%) đây là một con số khá lớn, đòi hỏi ban lãnh đạo công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao kỹ năng phối hợp, làm việc nhóm cho bộ phận này thông qua các buổi họp sinh hoạt, trong quá trình kiểm tra thực tế, trong quá trình đánh giá kết quả,… đồng thời chỉ đạo cán bộ phòng, ban, cán bộ trưởng bộ phận cùng các cá nhân làm tốt kỹ năng này hướng dẫ, tạo điều kiện để họ biết cách phối hợp, cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ chung đề ra.

- Về kỹ năng tổng hợp và viết báo cáo và kỹ năng ra quyết định đạt điểm trung bình thấp nhất trong danh sách các kỹ năng liệt kê, trong đó về kỹ năng tổng hợp và viết báo cáo chỉ có 40 người thực hiện kỹ năng này một cách thành thạo, 127 người tự đánh giá thực hiện kỹ năng ở mức trung bình (đạt tỷ lệ 64,14%), vẫn còn 29 người chưa đạt yêu cầu trong việc tổng hợp, viết báo cáo. Chỉ có 37 người có kỹ năng ra quyết định tốt và 137 người có kỹ năng ra quyết định một cách bình thường, còn lại 22 người tự đánh giá họ còn lúng túng mỗi khi ra các quyết định. Trong thời

gian tới công ty cần qua tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng người lao động còn hạn chế.

Từ kết quả tự đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp của lao động, tác giả cũng tổng hợp phiếu đánh giá về kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ lao động trong công ty đứng trên góc độ đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo công ty và các cán bộ, khách hàng thường xuyên có sự tiếp xúc, đánh giá kết quả thực hiện của đội ngũ lao động để so sánh với kết quả mà người lao động trong công ty tự đánh giá, kết quả tổng hợp phiếu đánh giá thu được như sau:

Bảng 3.5: Đội ngũ lãnh đạo và đối tác, khách hàng đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của NNL trong công ty

Kỹ năng

Tốt Bình

thường Chưa tốt Điểm

trung bình SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%) SL (ng) Tỷ trọng (%)

Kỹ năng giải quyết công việc

chuyên môn 14 35,00 24 60,00 2 5,00 2,30

Kỹ năng giao tiếp 18 45,00 20 50,00 2 5,00 2,40

Kỹ năng quản lý thời gian làm việc 13 32,50 24 60,00 3 7,50 2,25 Kỹ năng phối hợp công việc, làm

việc theo nhóm 19 47,50 19 47,50 2 5,00 2,43

Kỹ năng tổng hợp, viết báo cáo 12 30,00 24 60,00 4 10,00 2,20 Kỹ năng ra quyết định 14 35,00 25 62,50 1 2,50 2,33

(Nguồn số liệu: Kết quả điều tra và tổng hợp, tính toán của tác giả)

Từ số liệu tổng hợp điều tra của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo cho thấy họ cũng đã đánh giá tương đối tốt về kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong công ty, mức độ đánh giá các kỹ năng đạt kết quả có tính tương quan với số liệu mà bản thân người lao động tự đánh giá. Vì vậy, có thể sử dụng kết quả thu được từ hoạt động đánh giá của người lao động về kỹ năng làm việc của họ cho những phân tích tiếp theo.

3.2.2.3. Thâm niên công tác

Để đánh giá chất lượng NNL còn dự vào tiêu chí là kinh nghiệm làm việc hay còn gọi là thâm niên công tác. Thâm niên công tác là thời gian NLĐ bắt đầu làm việc trong doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại. Thâm niên công tác vừa là chỉ

tiêu thể hiện chất lượng NNL vừa thể hiện lòng trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp cũng vừa là chỉ tiêu thể hiện môi trừờng làm việc vì khi lao động gắn bó với doanh nghiệp càng lâu thì đồng nghĩa với việc họ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc, khả năng xử lý tình huống và các vấn đề phát sinh, am hiểu sâu sắc về tình hình hoạt động cũng như những yêu cầu công việc mà họ đảm nhiệm, dần dần hình thành những kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với công việc đó đòi hỏi.

Thực tế nghiên cứu tại công ty cho thấy, số lao động có kinh nghiệm làm việc ở công ty từ 3 năm trở lên chiếm tỷ trọng lớn. Kết quả tổng hợp được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 3.2: Thâm niên công tác của lao động trong Công ty tại thời điểm ngày 31/12/2017

(Nguồn số liệu: Phòng tổ chức - Hành chính)

Qua bảng biểu đồ trên ta thấy, thâm niên công tác của NLĐ ở Công ty khá cao, một phần là do Công ty đã đảm bảo cho toàn bộ NLĐ có mức thu nhập ổn định và được hưởng các chế độ đãi ngộ hợp lý. Trong đó, công ty chỉ có 17 lao động có thâm niên công tác dưới 1 năm tương ứng tỷ lệ 4,31%, số lao động có thâm niên công tác từ 1 năm đến 3 năm là 52 người (chiếm tỷ trọng 13,2%), 97 lao động có thâm niên công tác từ 3 năm đến 5 năm tương ứng tỷ lệ 24,6%, còn lại 228 lao động có thâm niên công tác trên 5 năm (tỷ trọng 57,9%). Đây cũng là điểm thuận lợi cho Công ty phát triển về hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng người lao động

vì người lao động có thâm niên càng cao sẽ càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, phần lớn lao động trong công ty có thâm niên công tác trên 3 năm trở lên, trong đó đặc biệt đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty đều có thâm niên công tác từ 15 năm trở lên, chủ tịch công ty và giám đốc đều có kinh nghiệm làm việc trên 25 năm tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 57 - 63)