6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được công bố như: Một số giáo trình, công trình nghiên cứu về lĩnh vực chất lượng nguồn nhân lực; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan; Các báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2015-2017; Báo cáo tài chính của công ty giai đoạn 2015-2017; Báo cáo thường niên của công ty giai đoạn 2015-2017; Quy chế trả lương, thưởng số liệu tổng hợp của phòng nhân sự; Thông tin thu thập trên mạng internet, sách, báo... về các vấn đề liên quan đến đề tài, các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.
- Các số liệu nghiên cứu được thu thập về hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH dịch vụ taxi Miền Bắc trong thời gian từ 2015 - 2017 bao gồm: Số liệu từ báo cáo thường niên năm 2015, 2016, 2017; các báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu có sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu.
- Đối tượng điều tra:
Để đánh giá hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH dịch vụ taxi Miền Bắc, tác giả nghiên cứu tiến hành điều tra toàn bộ cán bộ công nhân viên
- Mục đích điều tra: đánh giá thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo các chức năng như tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân lực của Công ty TNHH dịch vụ taxi Miền Bắc
+ Mẫu điều tra: Tính đến 31/12/2017, công ty hiện có 133 cán bộ công nhân viên. Tác giả tiến hành phát bảng hỏi cho tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Thời gian điều tra: Các mẫu điều tra này được gửi đi và thu về từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018 trong nội bộ công ty.
+ Nội dung phiếu điều tra
Bảng câu hỏi điều tra sẽ được chia thành hai phần chính:
Phần I: Thông tin cá nhân (đơn vị) của người (đơn vị) tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: Tên, tuổi, giới tính, đơn vị công tác, chức vụ,...
Phần II: Các câu hỏi điều tra cụ thể nhằm đánh giá thực trạng hoạt động quản trị nhân lực theo các chức năng như hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
Bảng 2.1: Thang đo Likert
STT Thang đo Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất kém/Rất không đồng ý
2 1,81 đến 2,6 Kém/Không đồng ý
3 2,61 đến 3,4 Trung bình/Bình thường
4 3,41 đến 4,2 Tốt/đồng ý
5 4,21 đến 5,0 Rất tốt/Rất đồng ý
(Nguồn: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu kinh tế, NXB lao động xã hội, Hà Nội) [9].