Các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH dịch vụ taxi miền bắc (Trang 35 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

đua là phương tiện để kích thích và phát huy tích cực tính chủ động và sáng tạo của người lao động.

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp doanh nghiệp

1.1.4.1. Các yếu tố bên ngoài

- Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước có liên quan: tác động đến cơ chế và chính sách trả lương của doanh nghiệp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp phải được thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trường lao động.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: ảnh hưởng đến quản lý nhân sự về những vấn đề liên quan đến chính sách, chế độ lao động và xã hội.

- Môi trường kinh tế: Các chu kỳ kinh tế như tăng trưởng, suy thoái hay lạm phát, dân số... có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lượng và số lượng, tác động đến thu nhập, đời sống của người lao động. Điều này sẽ tạo ra cơ hội hoặc áp lực cho công tác phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

- Khoa học và công nghệ: Sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vự0c được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia. Nhờ đó,

thương mại và trao đổi quốc tế về hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày một tăng.

- Năng lực của các cơ sở đào tạo: một trong những nguồn cung cấp lao động rất quan trọng cho các doanh nghiệp, khả năng này cao hay thấp trực tiếp ảnh hưởng đến mức độ dư thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ khác nhau. Ngoài ra, chất lượng của các cơ sở đào tạo cũng phải được xem là nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp trong tương lai.

- Sự cạnh tranh của các Công ty khác: Sự cạnh tranh trong thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành tác động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Nó tạo ra sự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi lẽ, các đặc điểm kỹ thuật sản xuất, yêu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong cùng ngành điện luôn có sự tương đồng.

1.1.4.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

- Chiến lược phát triển nhân lực của Công ty: Chiến lược phát triển của Công ty định hướng cho chiến lược phát triển nhân sự, tạo ra đội ngũ quản lý, cán bộ, nhân viên lành nghề và phát huy tài năng của họ. Từ chiến lược đó Công ty sẽ đặt ra những yêu cầu cho đào tạo và phát triển nhân lực trong thời gian tới, bằng cách lập ra kế hoạch nguồn nhân lực nhằm đáp ứng đủ nhân lực về số lượng và chất lượng để thực hiện được các chiến lược đã đề ra.

- Điều kiện làm việc của Công ty: Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất hiện tại trong tương lai của doanh nghiệp cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Phát

triển nguồn nhân lực phải phù hợp với công nghệ sản xuất đang được áp dụng và những dự kiến thay đổi công nghệ trong tương lai của doanh nghiệp.

- Cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ: Các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với người lao động (lương bổng, khen thưởng, kỷ luật, hoàn thiện môi trường, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ về y tế, bảo hiểm và an toàn lao động, giải trí, nghỉ mát…) là một trong những yếu tố cốt lõi để thu hút được những người lao động giỏi phù hợp với yêu cầu công việc của doanh nghiệp, gìn giữ và động viên họ thực hiện công việc Khá đồng ý nhất. Mặt khác, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn công việc, tình hình thực hiện công việc, chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đây là nền tảng để duy trì và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp. Khi xây dựng các chế độ đãi ngộ đối với người lao động doanh nghiệp cần chú ý vào các mục tiêu sau:

+ Hệ thống đãi ngộ phải hợp pháp, phải thỏa đáng, công bằng và phải có tác dụng kích thích người lao động hoàn thành công việc có hiệu quả cao.

+ Hệ thống đãi ngộ phải bảo đảm hiệu quả: đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hệ thống đãi ngộ một cách có hiệu quả và phải có những nguồn tài chính để hỗ trợ cho hệ thống đó được thực hiện trong thời gian dài, xuyên suốt, ngày một tốt hơn.

- Tình hình tài chính của Công ty: Là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần phải được xem xét phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Các yếu tố khác: Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến sự trung thành của một người lao động đối với doanh nghiệp, nó thể hiện cách ứng xử của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp với nhau, cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên và ngang cấp, nó tạo nên nét riêng

biệt của một doanh nghiệp và là nét truyền thống cần phải phát triển trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

Môi trường làm việc cũng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Để tạo lập môi trường làm việc thật sự thân thiết, gắn bó và được duy trì bền vững, việc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH dịch vụ taxi miền bắc (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)