Chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH dịch vụ taxi miền bắc (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực

+ Thể chất nguồn nhân lực:

Thể lực hay chính là thể chất nguồn nhân lực thể hiện vóc dáng về chiều cao, cân nặng và có thang đo nhất định. Đối với từng ngành khác nhau sẽ có yêu cầu thể chất khác nhau. Thể chất nguồn nhân lực được biểu hiện qua quy mô và chất lượng thể chất. Quy mô thể hiện số lượng người được sử dụng, thời gian nguồn nhân lực làm việc tại doanh nghiệp. Chất lượng thể hiện thông qua độ tuổi và giới tính. Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính là một thông số giúp doanh nghiệp đánh giá được việc sử dụng và bố trí nguồn nhân lực phù hợp với đặc điểm giới tính, nhất là giới tính nữ thường có hạn chế ảnh hưởng đến công việc do độ tuổi sinh đẻ, chăm sóc con nhỏ, công việc nội trợ... Độ tuổi thể hiện kinh nghiệm, bản lĩnh nhiều nhất là những người trên 40 tuổi nhưng thể lực có thể giảm sút hơn so với nguồn nhân lực có độ tuổi dưới 40, độ tuổi này có thể có sự trải nghiệm ít so với tuổi trên 40 nhưng bù lại có thể lực tốt, có khả năng xông pha tốt.

Riêng ngành vận tải, thể chất thể hiện tiềm năng sức khỏe của con người, thể hiện một phần mức độ năng động và khả năng giải quyết công việc. Lái xe trên đường tiếp xúc với bụi, thời tiết khắc nghiệt, căng thẳng trong quá trình làm việc và tư thế làm việc đều có thể gây ra các bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của họ. Do đó, thể chất tốt làm giảm khả năng mắc bệnh nghề nghiệp, làm cho chất lượng nguồn nhân lực đượ c đảm bảo hơn.

+ Sức khỏe nguồn nhân lực:

Sức khoẻ cần được hiểu là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sự phát triển bình thường của cơ thể không có bệnh tật. Sức khoẻ là sự kết hợp hài hoà giữa thể chất và tinh thần. Trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp tình trạng sức khoẻ nguồn nhân lực được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu như chiều cao cân nặng, mắt, tai, mũi, họng, thần kinh tâm thần; tuổi tác, giới tính. Ở tầm vĩ mô ngoài các chỉ tiêu trên người ta còn dưa ra một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ tử vong của trẻ em... Một nguồn nhân lực có chất lượng cao phải là một nguồn nhân lực có trạng thái sức khoẻ tốt.

Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khoẻ. Bộ y tế nước ta quy định có ba loại:

A: thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì B: trung bình

C: yếu, không có khả năng lao động

Gần đây Bộ Y Tế kết hợp với Bộ Quốc Phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu để đánh giá: Chỉ tiêu thể lực chung: chiều cao, cân nặng, vòng ngực; Mắt; Tai mũi họng; Răng hàm mặt; Nội khoa; Ngoại khoa; Thần kinh, tâm thần; Da liễu.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên để chia thành 5 loại: rất tốt, tốt, trung bình, yếu và rất yếu

Năng lực phẩm chất người lao động là một chỉ tiêu mang tính định tính khó có thể lượng hoá được. Chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt ý thức, thái độ người lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại va phát triển của tổ chức, khả năng làm việc, ý chí tinh thần của người lao động. Năng lực phẩm chất tốt biểu hiện một nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty TNHH dịch vụ taxi miền bắc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)