Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 116 - 120)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.8. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và xây dựng mô

trường làm việc hiệu quả

a) Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị

Với quan điểm, điều kiện làm việc là yếu tố tác động trực tiếp đến ngƣời lao động, quyết định sự gắn bó của ngƣời lao động với Bệnh viện và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện. Do đó, trong thời gian qua, BVĐK huyện Đoan Hùng đã luôn cố gắng tạo điều kiện để ngƣời lao động làm việc, máy móc, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, để cải thiện điều kiện làm việc, Bệnh viện cần thực hiện tốt các biện pháp sau: (i) Thực hiện tốt việc trang bị phƣơng tiện bảo hộ lao động cho ngƣời lao động nhất nhóm các y, bác sỹ làm việc trong các môi trƣờng có nguy cơ mất an toàn vệ sinh… Chú ý tiếp cận và từng bƣớc thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân viên trực tiếp trong hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tăng cƣờng sử dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành quản lý và xử lý các nghiệp vụ. Từ hiện đại hóa các trang thiết bị công nghệ thông tin, đến xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin, đến đầu tƣ sử dụng các phần mềm công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực: trong điều hành hành chính; trong tổ chức quản lý nhân sự; trong nghiệp vụ kế toán, tài chính; trong các hoạt động phục vụ khám chữa bênh cho bệnh nhân…

b) Xây dựng giá trị văn hóa tổ chức cho Bệnh viện

Lãnh đạo Bệnh viện cần nhận thức sâu sắc về giá trị của một tổ chức muốn tồn tại thì phải xây dựng giá trị văn hóa của Bệnh viện. Phải coi văn hóa nhƣ là tôn chỉ mục đích của Bệnh viện, vì nó sẽ đảm bảo sự trƣờng tồn của Bệnh viện, là tâm niệm về mục đích sống của đơn vị. Vì thế nó tác động rất lớn đến hình thành, phát triển nguồn nhân lực của Bệnh viện. Văn hóa của Bệnh viện đƣợc xác định là toàn bộ những giá trị thuộc về Bệnh viện đã đƣợc gìn giữ và bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử của mình. Những giá trị đó đã đƣợc tập thể ngƣời lao động trong Bệnh viện trân trọng, gìn giữ và bộc lộ trong những hành vi của mình tại bất cứ đâu.

Xây dựng giá trị văn hóa của Bệnh viện đƣợc xác định là một trong những biện pháp quan trọng trong hệ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của tổ chức nói chung và BVĐK huyện Đoan Hùng nói riêng. Nếu Bệnh viện xây dựng đƣợc giá trị văn hóa sẽ rất thuận lợi để phát triển. Khi Bệnh viện xây dựng đƣợc một nền văn hóa mạnh thì càng khẳng định đƣợc giá trị ngầm định, đó là giá trị cốt lõi của đơn vị.

Điều đó cũng có nghĩa là mỗi ngƣời lao động luôn tự hào về Bệnh viện mình - BVĐK huyện Đoan Hùng. Họ luôn tự hào vì mình là một thành viên của Bệnh viện, luôn coi Bệnh viện nhƣ nhà của mình, đi xa một ngày là nhớ, thấy thiếu đi cái gì đó trong cuộc sống hàng ngày và muốn về Bệnh viện làm việc. Cái mà họ thấy thiếu đó không chỉ đơn thuần là đồng tiền mà chính là giá trị tinh thần và chỉ đến Bệnh viện mới có đƣợc. Vì vậy phải xây dựng

bằng đƣợc văn hóa của Bệnh viện và xây dựng cho đƣợc một môi trƣờng văn hóa làm sao để ngƣời lao động thấy đƣợc môi trƣờng làm việc của Bệnh viện chính là môi trƣờng sống của họ. Từ đó họ tự ý thức đƣợc trách nhiệm công việc mình làm và làm việc một cách nhiệt tình, đam mê, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho lợi ích của Bệnh viện. Luôn hãnh diện vì mình là một thành viên của đơn vị đó. Cho dù có cơ hội khác, với mức lƣơng tốt hơn so, nhƣng họ sẽ từ chối và luôn tâm huyết với những mục tiêu của mình đang đặt ra trong môi trƣờng này. Khi trong Bệnh viện xuất hiện xung đột, mâu thuẫn thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi ngƣời hòa nhập và thống nhất.

Điều này đặt ra đòi hỏi Lãnh đạo BVĐK huyện Đoan Hùng phải quan tâm thực hiện tốt trong thời gian tới. Trƣớc mắt nên từng bƣớc xây dựng văn hóa của Bệnh viện gồm một số vấn đề căn bản nhƣ: khẩu hiệu; tầm nhìn; sứ mệnh; giá trị cốt lõi; triết lý kinh doanh. Đặc biệt là xây dựng “Văn hóa ứng xử ” của Bệnh viện trong: giao tiếp chào hỏi; văn hóa ứng xử với khách hàng, đối tác (trong nƣớc, ngoài nƣớc); ứng xử với đồng nghiệp (giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên...); Văn hóa trong làm việc (vệ sinh nơi làm việc, tác phong...) và trong xử lý, giải quyết công việc (ứng xử khi xử lý công việc, thời hạn xử lý công việc...); văn hóa hội họp (nghi thức hội họp, chỗ ngồi trong hội họp …); văn hóa tổ chức hoạt động ngoài công việc (bố trí chỗ ngồi khi dự tiệc, văn hóa dự tiệc, cách thức ngồi trong xe ô tô…); quy tắc đạo đức nghề nghiệp (chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quan hệ nội bộ, quan hệ bên ngoài...); các hình thức trang phục trong khi làm việc…Để sớm xây dựng và phát huy đƣợc giá trị văn hóa doanh nghiệp của mình, đòi hỏi cần phải có sự quan tâm rất lớn từ phía Lãnh đạo và toàn thể đội ngũ 200 cán bộ công nhân viên của Bệnh viện.

c) Nâng cao thể lực, phẩm chất đạo đức, giá trị tinh thần cho nguồn nhân lực của Bệnh viện

Cùng với xây dựng giá trị văn hóa, vấn đề về nâng cao thể lực, phẩm chất đạo đức - tinh thần sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng nguồn lực con ngƣời. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng nguồn lực của Bệnh viện không chỉ chú trọng đến trí lực mà phải coi trọng cả thể lực và phẩm chất đạo đức - tinh thần của con ngƣời. Để có đƣợc những con ngƣời có phong cách sống và kỹ năng nghề nghiệp tốt, nói khái quát là có nhân cách đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Đối với nâng cao thể lực, kết hợp với xây dựng các giá trị đời sống tinh thần cho nguồn nhân lực cần chú ý: (i) Đầu tƣ xây dựng các công trình phúc lợi chung nhƣ: sân tennis, sân bóng chuyền... Khuyến khích, động viên CBCNV tham gia chơi tennis, bóng chuyền, tập thể dục, chạy bộ,... ngoài giờ làm việc. Từng bƣớc gây dựng phong trào, tạo thành thói quen và hƣớng đến thành lập câu lạc bộ thể thao trong Bệnh viện. (ii) Tổ chức các sự kiện thể thao vào các ngày lễ lớn nhƣ: 30/4 và 1/5; 2/9... Tổ chức thi đấu các môn thể thao nhƣ: Bóng đá, tennis, bóng chuyền,... nhằm tạo không khí sôi nổi và sân chơi lành mạnh cho toàn thể CBCNV. đây cũng là dịp để ngƣời lao động giao lƣu, tìm hiểu,học hỏi lẫn nhau, tạo tinh thần đoàn kết,vui tƣơi, gắn bó.

Đối với giải pháp nâng cao phẩm chất đạo đức - tinh thần cho nguồn nhân lực của Bệnh viện cần chú ý: (i) Giáo dục động viên ngƣời lao động phát huy mọi năng lực; (ii) Xây dựng phòng truyền thống, tổ chức các hoạt động nhân ngày truyền thống (ngày thành lập) của Bệnh viện... để khơi dậy niềm tự hào trong mỗi ngƣời lao động về những truyền thống vẻ vang đó. (iii) Tạo niềm tin cho ngƣời lao động về tính ổn định của hoạt động y tế cũng nhƣ triển vọng phát triển của BVĐK huyện Đoan Hùng là thuận lợi và bền vững, thu nhập của ngƣời lao động hứa hẹn ngày một khả quan. Tất cả những đóng góp của ngƣời lao động đều đƣợc trân trọng và ghi nhận, ngƣời lao động sẽ nhận về cho mình những quyền lợi tƣơng xứng với những gì đã đóng góp. (iv) Các chính sách, chế độ mà Bệnh viện đang áp dụng đều phù hợp với những quy định hiện hành của Nhà nƣớc, của UBND tỉnh Phú Thọ. Bất kỳ sự thay

đổi nào trong chính sách, chế độ đều cần có những giải thích rõ ràng, xác đáng và công khai đến ngƣời lao động. (v) Lãnh đạo BVĐK huyện Đoan Hùng sẵn sàng tiếp thu ý kiến của cán bộ, nhân viên, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của họ, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết năng lực sẵn có. Lãnh đạo đồng hành cùng cán bộ, nhân viên trong mọi mặt hoạt động của Bệnh viện. (vi) Kịp thời động viên, khen thƣởng những cá nhân, tập thể có thành tích tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)