5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
BVĐK huyện Đoan Hùng là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân huyện Đoàn Hùng và một số huyện lân cận. Nhiệm vụ chủ yếu của BVĐK huyện Đoan Hùng đƣợc quy định theo Quyết định của Bộ trƣởng Bộ Y tế, cụ thể nhƣ sau:
- Cấp cứu, khám, chữa bệnh: BVĐK huyện Đoan Hùng là Bệnh viện hạng II, do vậy có nhiệm vụ:
+ Tiếp nhận tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú theo quy định;
+ Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nƣớc và quy định của UBND tỉnh Phú Thọ;
+ Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong huyện Đoan Hùng và các địa bàn lân cận theo quy định của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ.
+ Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trƣng cầu.
+ Chuyển ngƣời bệnh lên tuyến trên khi BVĐK huyện Đoan Hùng không đủ khả năng giải quyết, xử lý.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế:
+ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học theo yêu cầu và phân công;
+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dƣới để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về y học:
+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ƣu tiên thích hợp trong địa bàn huyện và các địa bàn lân cận trong phạm vi đƣợc giao;
+ Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện,.
- Thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến dƣới (tuyến xã, phƣờng, thị trấn) về chuyên môn, kỹ thuật:
+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dƣới (tuyến xã, phƣờng, thị trấn) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.
+ Kết hợp với bệnh viện tuyến dƣới thực hiện các chƣơng trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.
- Nhiệm vụ phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thƣờng xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch trên địa bàn huyện và các địa bàn khác đƣợc phân công.
- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nƣớc theo quy định của Nhà nƣớc.
- Quản lý kinh tế y tế:
+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nƣớc cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc và của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Đoan Hùng về thu, chi tài chính, từng bƣớc thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh.
+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ nƣớc ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.
3.1.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức
Bệnh viện có hệ thống gồm 15 khoa, phòng (trong đó có 5 phòng chức năng, 10 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và khoa dƣợc
Ban giám đốc Khối các phòng chức năng Cấp cứu - hồi sức tích cực - chống độc Tổ chức cán bộ Hành chính - quản trị Kế hoạch tổng hợp Điều dƣỡng Tài chính kế toán Khám bệnh Ngoại - tổng hợp Sản - nhi
Nội - truyền nhiễm
Y học cổ truyền & phục hồi chức năng
Kiểm soát nhiễm khuẩn
Trung tâm KCB theo yêu cầu Cận lâm sàng Dƣợc Khối các khoa lâm sàng Khối các khoa cận lâm sàng
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bệnh viện
Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ BVĐK huyện Đoan Hùng năm 2015
- Khối hành chính:
+ Nguyên tắc chung của mỗi phòng: (i) Giám đốc là ngƣời quản lý, điều hành mọi hoạt động của bệnh viện. (ii) Trƣởng phòng là ngƣời điều hành, chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về mọi hoạt động của khoa phòng trong bệnh viện. (iii) Mỗi thành viên trong phòng phải chịu trách nhiệm về kết quả công tác của mình. (iv) Tập thể phòng đoàn kết thống nhất cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
+ Nhiệm vụ chung của các phòng hành chính là: (i) Làm công tác chung, quản lý nhân lực, đảm bảo các chế độ cho cán bộ: chế độ lƣơng, tiền thƣởng, các chế độ BHYT... (ii) Theo dõi giám sát và thực hiện các công trình xây dựng Bệnh viện, cung cấp điện nƣớc đảm bảo các hoạt động khám chữa bệnh, đảm bảo an ninh cho Bệnh viện. (iii) Lập kế hoạch và báo cáo các công tác, hoạt động của Bệnh viện, đảm bảo mạng Lan hoạt động trong hệ thống quản lý bệnh viện. (iv) Quản lý thu chi, lập kế hoạch, dự trù, báo cáo công tác chi tiêu nội bộ. (v) Quản lý hoạt động của hội điều dƣỡng và tham gia hoạt động tiếp đón, hƣớng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc về quyền và nghĩa vụ của ngƣời bệnh. (vi) Tham gia các công tác phong trào của Bệnh viện, của ngành, Đảng, đoàn thể,....
- Khối cận lâm sàng:
+ Nguyên tắc chung là: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc, có chức năng đảm bảo các hệ thống máy móc, xử lý các yêu cầu về cận lâm sàng nhƣ: thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu khác về vệ sinh, chống nhiễm khuẩn.
+ Nhiệm vụ chính của khối cận lâm sàng là: (i) Quản lý theo dõi xuất nhập, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác, quản lý , theo dõi các qui định chuyên môn về thuốc đảm bảo quản lý thuốc an
toàn. (ii) Thực hiện công tác lâm sàng, chỉ đạo tuyến, tham gia hội chẩn. (iii) Quản lý các trang thiết bị, vận hành máy móc đảm bảo các kết quả cận lâm sàng chính xác một cách tối đa. (iv) Thực hiện khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ, trang thiết bị y tế, buồng bệnh và chất thải; Giám sát, kiểm tra đôn đốc các khoa, phòng thực hiện quy chế chống nhiễm khuẩn và xử lý chất thải bệnh viện. (v) Theo dõi, kiểm tra, báo cáo công tác cận lâm sàng của Bệnh viện.
- Khối lâm sàng:
+ Gồm các khoa lâm sàng nơi trực tiếp làm công tác khám, chữa bệnh cho bệnh nhân, là bộ mặt tạo dựng nên sự duy trì, phát triển, cũng nhƣ tạo sự uy tín của bệnh viện. Nguyên tắc chung là: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo, sự hỗ trợ của các phòng ban và các khoa cận lâm sàng, khối các khoa lâm sàng có trọng trách và sứ mệnh cao cả nhất là chăm sóc sức khỏe nhân dân.
+ Nhiệm vụ chính của các khoa lâm sàng là: (i) Tổ chức đón tiếp bệnh nhân, bố trí bệnh nhân vào các buồng khám, kết hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới cho ngƣời bệnh, ngƣời nhà. (ii) Tổ chức thƣờng trực cấp cứu 24/24 giờ. Sẵn sàng đón tiếp, khám, cấp cứu, theo dõi sát bệnh nhân tại khoa. (iii) Tổ chức ê kíp cấp cứu, điều trị kịp thời, chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân. Bố trí nhân lực, giƣờng bệnh, máy móc trang thiết bị y tế cần thiết sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vào khoa bất cứ thời gian nào. (iv) Tổ chức hội chẩn tại viện, liên viện và tham gia hội chẩn ngoại viện, sẵn sàng chi viện cấp cứu khi có tai nạn, ngộ độc, thảm họa, dịch bệnh hàng loạt. (v) Thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật trong khám, chữa bệnh, thăm dò chẩn đoán, điều trị và chăm sóc toàn diện bệnh nhân theo quy định của Bộ Y tế. (vi) Thực hiện ghi chép, lƣu trữ sổ sách, hồ sơ, bệnh án và thống kê, báo cáo kết quả khám chữa bệnh tại khoa theo quy định của Viện và Bộ Y tế.