Định hƣớng và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển

4.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành y tế

Chiến lƣợc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030, đã xác định rõ: (i) Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con ngƣời và của toàn xã hội; Dịch vụ y tế là dịch vụ xã hội đặc biệt, hoạt động khám chữa bệnh là hoạt động phi lợi nhuận. Đầu tƣ cho sức khoẻ là đầu tƣ phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội. (ii) Đổi mới và hoàn thiện Hệ thống y tế Việt Nam theo hƣớng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Mọi ngƣời dân, đặc biệt ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dƣới 6 tuổi, các đối tƣợng chính sách, ngƣời dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm ngƣời dễ bị tổn thƣơng đƣợc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản, có chất lƣợng. (iii) Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi ngƣời dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ƣơng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. (iv) Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong quản lý vĩ mô, định hƣớng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe toàn dân thông qua hệ thống pháp lý và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực, quản lý giá và chất lƣợng dịch vụ y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển y tế ngoài công lập, kết hợp công - tƣ để huy động nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe gắn với việc tăng nhanh đầu tƣ từ NSNN cho y tế, Ƣu tiên phát triển y tế dự phòng, y tế cơ sở, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, kết hợp quân dân y, phối hợp y tế ngành. Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá ngành y tế, phát triển y tế chuyên sâu

và y tế phổ cập. (v) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của ngành y tế, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế công lập gắn với việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. (vi) Kiểm soát quy mô dân số, và nâng cao chất lƣợng dân số để đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trƣờng

Mục tiêu tổng quát: Bảo đảm mọi ngƣời dân đƣợc hƣởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lƣợng. Mọi ngƣời đều đƣợc sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lƣợng dân số, cụ thể là: (i) Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thƣờng gặp và mới nổi, không để dịch lớn xẩy ra. Giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, loại trừ bệnh sởi, mở rộng việc sử dụng vắc xin để phòng ngừa các bệnh khác. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, bệnh tật học đƣờng, các bệnh liên quan đến môi trƣờng, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dƣỡng. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hƣớng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật. (ii) Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến. Đẩy nhanh tốc độ phát triển y tế chuyên sâu song song/đồng thời với y tế phổ cập. Mở rộng dịch vụ khám chữa bệnh cho y tế cơ sở. Tăng cƣờng kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, dự phòng và điều trị. Phát triển y tế tƣ nhân/ngoài công lập, phối hợp công - tƣ. (iii) Nâng cao chất lƣợng dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, đáp ứng đủ nhu cầu kế hoạch hoá gia đình của ngƣời dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lƣợng, kiểm soát tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; tăng cƣờng lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở các cấp, các ngành. (iv) Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lƣợng,

chất lƣợng, phát triển nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của ngành y tế; tăng cƣờng nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và một số chuyên khoa (cận lâm sàng, y tế dự phòng, nhi, truyền thông, tƣ vấn sức khỏe…). Bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng cán bộ y tế. (v) Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành, tăng nhanh đầu tƣ công cho y tế, phát triển BHYT toàn dân, điều chỉnh phân bổ, sử dụng tài chính y tế để tăng hiệu quả. (vi) Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế có chất lƣợng với giá cả hợp lý cho nhu cầu phòng, khám chữa bệnh của nhân dân; sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả; tăng cƣờng hiệu quả quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế. (vii) Nâng cao năng lực quản lý, hoàn thiện pháp luật, chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế; tăng cƣờng giám sát, đánh giá, thanh, kiểm tra đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.

Phát triển nhân lực khám bệnh, chữa bệnh theo tinh thần Nghị Quyết 46-NQ/TW của Bộ chính trị về “Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới” với quan điểm “Nghề y là một nghề đặc biệt, cần đƣợc tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt". Phát triển nhân lực y tế dựa trên cơ sở thực tiễn, kế thừa, phát huy những thành tựu, kinh nghiệm, khắc phục những bất cập, yếu kém để đáp ứng đầy đủ nhu cầu nhân lực cho phát triển hệ thống khám chữa bệnh, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chú trọng giáo dục y đức luôn và thực hiện song song với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời với phát triển năng lực nghiên cứu khoa học y học, rút ngắn khoảng cách trình độ công nghệ trong khám chữa bệnh với các nƣớc phát triển trong khu vực và thế giới.Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực về tài chính và tiếp thu công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam trong phát triển và phân bổ nguồn nhân lực khám chữa bệnh.

4.1.2. Định hướng phát triển của ngành y tế tỉnh Phú Thọ

Phát triển đồng bộ, toàn diện hệ thống y tế của tỉnh theo hƣớng hiện đại, bền vững và theo cụm dân cƣ, nhằm tạo cơ hội cho ngƣời dân đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cơ bản với chất lƣợng ngày càng cao.

Phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú thọ phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, của ngành, của vùng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các tuyến.

Phát triển hệ thống y tế theo hƣớng tăng cƣờng xã hội hóa, trong đó y tế Nhà nƣớc đóng vai trò chủ đạo; lấy dự phòng chủ động làm trọng tâm; lấy nâng cao chất lƣợng dịch vụ y tế làm khâu đột phá; kết hợp y tế phổ cập với y tế chuyên sâu, y học cổ truyền với y học hiện đại. Phát triển hệ thống y tế gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

Về phát triển nhân lực: đổi mới công tác tổ chức cán bộ để phát triển nhân lực theo hƣớng cân đối dần dần cơ cấu nhân lực của từng tuyến. Giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp thực hiện tuyển chọn nhân lực thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển; ƣu tiên xét tuyển với các bác sĩ, dƣợc sĩ đại học và các chuyên ngành khác có trình độ đại học hệ chính quy. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút với các chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm quản lý kinh tế y tế…

Thực hiện đào tạo đại trà để bố trí đủ bác sĩ, dƣợc sĩ đại học cho tất cả các tuyến từ các nguồn cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo chuyên tu. Tập trung đào tạo chuyên gia đầu ngành có trình độ cao tại nƣớc ngoài hoặc tại các cơ sở đào tạo chuyên sâu của trung ƣơng.

Xây dựng kế hoạch cụ thể hằng năm của tỉnh về đào tạo bác sĩ, dƣợc sĩ đại học theo chế độ cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tại các trƣờng đại học y dƣợc trong khu vực tuyển sinh. Tiếp tục cử đi đào tạo bác sĩ, dƣợc sĩ đại học theo hệ chuyên tu để ƣu tiên bố trí cho các đơn vị y tế tuyến huyện và tuyến

xã. Quan tâm đến đào tạo về quản lý kinh tế y tế. Quan tâm đến công tác giáo dục truyền thống; giáo dục về y đức; tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.

4.1.3. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa Huyện Đoan Hùng Đoan Hùng

- Mục tiêu tổng quát: Phát triển đội ngũ nhân lực của Bệnh viện đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, hợp lý về cơ cấu, theo hƣớng tối ƣu về phân bố giữa các khu vực và phân bố giữa các chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc sớm, dựa vào cộng đồng, song song với phát triển kỹ thuật để góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh, thực hiện mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.

- Mục tiêu cụ thể: (i) Phải tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ trƣớc mắt và tƣơng lai của Bệnh viện. Đảm bảo có cơ cấu phù hợp kể cả về chuyên môn, nghiệp vụ và nhận thức; (ii) Đặc biệt chú trọng phát triển trình độ chuyên môn cho nguồn nhân lực nhất là đội ngũ bác sỹ chuyên khoa nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân, kể cả nhu cầu điều trị chuyên khoa sâu. (iii) Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực nhƣ: kỹ năng theo chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tin học,... (iv) Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực đƣợc thể hiện qua thái độ tích cực, hành vi đúng đắn, tinh thần thái độ phục vụ đối với bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân và các quan hệ xã hội khác; (v) Xây dựng chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực khám chữa bệnh góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc.

4.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Bệnh viện đa khoa Huyện Đoan Hùng Đoan Hùng

4.2.1. Nhanh chóng xây dựng Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Bệnh viện giai đoạn 2016-2025 và tầm nhìn 2030

Trên cơ sở nhận thức đúng về vai trò phát triển nguồn nhân lực, yêu cầu đặt ra cần phải nhanh chóng triển khai thực hiện đó là: xây dựng Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện, trƣớc mắt tập trung cho giai đoạn từ nay đến 2025 và tầm nhìn 2030. Tuy nhiên nhƣ phân tích đánh giá ở phần thực trạng, trong giai đoạn vừa qua, BVĐK huyện Đoan Hùng chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc này, do vậy cần xác định đây là giải pháp trọng tâm trong thời gian tới. Chiến lƣợc này phải hƣớng đến nâng cao chất lƣợng toàn diện nhân lực của Bệnh viện về chính trị, đạo đức, ý chí, tri thức, thể lực; phát huy tiềm năng lao động trong mỗi cán bộ, công nhân viên; hình thành nguồn nhân lực có cơ cấu hợp lý, có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và nhân cách, trong đó đặc biệt là đội ngũ nhân lực có trình độ cao.

Cụ thể mục tiêu của chiến lƣợc cần đạt đƣợc: (i) Nguồn nhân lực phải đƣợc tăng cƣờng cả về lƣợng và chất lƣợng, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động khám chữ bệnh và chăm sóc sức khỏe trong thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ trong tƣơng lai. (ii) Đảm bảo đủ số lƣợng các loại nhân lực trong Bệnh viện; cơ cấu hợp lý, hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ đào tạo, công việc, giới và độ tuổi…; phù hợp với mô hình tổ chức Bệnh viện trên cơ sở yêu cầu tăng hiệu suất và hiệu quả trong quản trị, quản lý và trong sản xuất kinh doanh. Trƣớc mắt tập trung khắc phục sự thiếu hụt nhân lực có trình độ chuyên môn cao ở khối khoa chuyên môn đáp ứng đƣợc với nhu cầu công nghệ, kỹ thuật và nhu cầu khám chữa bệnh chuyên sâu của nhân dân, nhất là một số lĩnh vực chƣa có nhân lực có trình độ đại học, bác sỹ nhƣ: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm... (iii), đảm bảo nguồn nhân lực của Bệnh viện có chất lƣợng cao cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng hội nhập nhanh. (iv) Nâng cao năng lực quản trị điều hành, chú trọng quản lý, quản trị nguồn nhân lực nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Bệnh viện; khai thác triệt để mọi khả năng, tiềm năng của ngƣời lao động, phát huy tâm huyết của ngƣời lao động, tinh thần gắn bó lâu dài với ngành.

Để xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, Bệnh viện phải dựa trên những căn cứ sau đây: (i) Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển của ngành y tế, của tỉnh Phú Thọ và của Bệnh viện. Phát triển nguồn nhân lực không thể thực hiện một cách tùy tiện, mà phải dựa trên cơ sở vững chắc về chiến lƣợc phát triển bệnh viện. Chiến lƣợc phát triển Bệnh viện sẽ cho biết những lĩnh vực, ngành nghề, quy mô… phát triển, từ đó đƣa ra những yêu cầu cụ thể đối với nhu cầu và yêu cầu về nguồn nhân lực cần đƣợc đáp ứng để Chiến lƣợc phát triển đó đƣợc hiện thực hóa. (ii) Phải dựa trên thực trạng nguồn nhân lực hiện có của Bệnh viện hiện nay. Để Chiến lƣợc có tính khả thi, cần phải phân tích, đánh giá đúng thực trạng nguồn nhân lực hiện có của Bệnh viện, nhận diện đúng các điểm mạnh/hạn chế của nguyên nhân này; xác định rõ các nguyên nhân… từ đó có các biện pháp tác động để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho Bệnh viện; (iii) Dựa trên các điều kiện nội tại về năng lực (quản trị, quản lý; vốn; khả năng thu hút nhân lực…); (iv) Chiến lƣợc đƣợc xây dựng dựa trên các yếu tố về môi trƣờng bên ngoài nhƣ các yếu tố liên quan đến hội nhập; các yếu tố cạnh tranh, hỗ trợ của các cơ sở y tế khác trên địa bàn và khu vực; dựa trên các cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nƣớc. Về thời gian, Chiến lƣợc phát triển đƣợc xây dựng cho từng giai đoạn cụ thể 10 năm hoặc đến một thời gian nhất định. Chiến lƣợc sẽ đƣợc điều chỉnh sau từng giai đoạn thực hiện để bổ sung hoàn thiện và hiệu quả, phù hợp hơn với những thay đổi trong thực hiện.

Trên cơ sở chiến lƣợc đã ban hành cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn, từng năm, xác định các giải pháp trọng tâm để thực hiện kế hoạch, từ đó mới hiện thực hóa đƣợc Chiến lƣợc trong quá trình phát triển của Bệnh viện.

4.2.2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn nhân lực của Bệnh viện đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên lực của Bệnh viện đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên

Hồ Chủ Tịch đã từng nói “Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời”. Trên cơ sở đó, từ thực tiễn và lý luận về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)