Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực Bệnh viện

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

a) Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, diện tích 378 ngàn km2 , dân số 127,8 triệu ngƣời (2011), chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) năm 2011 là 0,901, GDP bình quân đầu ngƣời năm 2011 là 34.739 USD. Nhật là một trong những nƣớc có sự thành công trong phát triển kinh tế với tốc độ nhanh dựa trên nguồn nhân lực kỹ thuật đƣợc đào tạo tốt, có đủ khả năng, trình độ tiếp thu, lĩnh hội kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhập khẩu. Có thể nói, Nhật là nƣớc đầu tiên ở châu Á đi đầu trong phát triển nguồn nhân lực. Xuất phát từ việc Nhật nghèo về tài nguyên thiên nhiên, lại luôn gặp thiên tai, phần lớn nguyên nhiên vật liệu lại nhập khẩu, nền kinh tế Nhật lại bị phá hủy trong Chiến tranh thế thới thứ hai. Sau đại chiến thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật ƣu tiên tuyển chọn, đào tạo những ngƣời tài giỏi thích hợp cho công cuộc hiện đại hóa đất nƣớc. Nhật đã có nhiều chính sách đào tạo nguồn nhân lựctrong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhằm xóa khoảng cách về khoa học - công nghệ giữa Nhật và các nƣớc tiên tiến khác. Chính phủ Nhật đã triển khai thực hiện triết lý phát triển: con ngƣời Nhật cộng với khoa học kỹ thuật phƣơng Tây. Để đảm bảo nguồn nhân lực thƣờng xuyên cho phát triển kinh tế - xã hội,

Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành hệ thống giáo dục – đào tạo nghề trong các công ty, doanh nghiệp. Cùng với việc tăng cƣờng giáo dục – đào tạo (nhất là đào tạo nghề), Chính phủ có chính sách ƣu đãi đối với lực lƣợng lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, đồng thời khích lệ hoạt động sáng tạo của ngƣời lao động luôn thích ứng với mọi điều kiện. Về sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, Nhật thực hiện chế độ lên lƣơng và tăng thƣởng theo thâm niên. Nhƣ vậy, phƣơng thức đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của Nhật là nhằm phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của ngƣời lao động; tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động có khả năng thích ứng nhanh với điều kiện làm việc luôn thay đổi và nhạy bén trong việc làm chủ công nghệ và các hình thức lao động mớ

Theo TS. Yoichi Sakurada - Viện Nghiên cứu Mitsubishi chia sẻ những kinh nghiệm của Nhật Bản trong đào tạo nhân lực ngành công nghiệp (10 năm về trƣớc). Nhật Bản đã thực hiện nhƣ dự án đào tạo nhân lực hạt nhân trong sản xuất, chế tạo thông qua liên kết doanh nghiệp - trƣờng hợp (2005-2008); dự án thúc đẩy áp dụng chƣơng trình đào tạo khởi nghiệp (2002-2006. Để thực hiện các nhiệm vụ chiến lƣợc này, Chính phủ Nhật Bản đã giao cho Bộ Kinh tế Thƣơng mại và Công nghiệp là cơ quan điều phối. Cơ quan này chịu trách nhiệm gắn kết các dự án đào tạo giữa các trƣờng, viện với các tổ chức kinh tế Nhật Bản dƣới các hình thức hợp tác/ ủy thác. TS. Yoichi Sakurada cũng nhấn mạnh đến mối quan hệ ba bên giữa Nhà nƣớc - Nhà trƣờng - Doanh nghiệp có thể hình thành, điều kiện quan trong nhất là phải cùng chung một nhận thức về nhu cầu hợp tác. Các doanh nghiệp có nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm của các lao động có tay nghề, các trƣờng đại học có nhu cầu đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chính phủ mong muốn xuất khẩu nguồn nhân lực toàn cầu. Hành động để tạo ra sự liên kết đó là sự điều phối. Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản cũng dành nhiều nguồn lực và tâm sức cho vấn đề

phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Theo đó, hiện tại Nhật Bản có 3.205 trƣờng đào tạo nghề với hơn 669.669 học sinh (năm 2014). Và kể từ khi thành lập vào năm 1976 đến nay vẫn luôn phát triển với vai trò là trung tâm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao. Thậm chí hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản vẫn đánh giá cao đội ngũ nguồn nhân lực đƣợc đào tạo ở các trƣờng nghề hơn là tốt nghiệp từ các trƣờng đại học. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản cũng có chính sách khấu trừ thuế theo hệ thống thúc đẩy đầu tƣ nguồn nhân lực.

b) Kinh nghiệm của Thái Lan

Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Thái Lan đƣợc thực hiện theo hai hƣớng; một là, phần lớn đƣợc đào tạo kỹ năng khoa học - công nghệ có tính phổ cập để tiếp nhận đƣợc các công nghệ nhập từ nƣớc ngoài đang áp dụng rất rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân; hai là, một bộ phận đƣợc đào tạo cơ bản và nâng cao để làm các nhiệm vụ nghiên cứu sáng tạo khoa học-công nghệ. Các trƣờng đại học và viện nghiên cứu của Thái Lan hiện nay đƣợc đầu tƣ kinh phí khá nhiều cho nghiên cứu khoa học-công nghệ (khoảng 250 triệu USD năm 2000). So với các nƣớc ở trình độ phát triển tƣơng tự thì nguồn nhân lực chất lƣợng cao của Thái Lan không mạnh, đầu tƣ cho khoa học-công nghệ không nhiều, nhƣng cũng đã góp phần quan trọng vào chuyển hƣớng phát triển kinh tế Thái Lan trong hơn ba thập niên qua.

Đối với lĩnh vực y tế Thái Lan đã vạch ra một chiến lƣợc phát triển dịch vụ y tế gồm bốn lĩnh vực trọng tâm điều trị y tế, chăm sóc sức khỏe, y học truyền thống và các sản phẩm y tế, đặc biệt là Đông y. Mục tiêu chính của kế hoạch là khuyến khích các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe tại Thái Lan nâng cấp tiêu chuẩn dịch vụ của họ; tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của Thái Lan với những thế mạnh sẵn có trong các lĩnh vực nhân lực y tế có kinh nghiệm, cơ sở trang thiết bị hiện đại, dịch vụ thân thiện và hoàn hảo, giá cả hợp lý. Hiện tại, các bệnh viện trên khắp Thái Lan đã sẵn sàng thực hiện dịch

vụ cấp cứu 24 giờ. Nhiều bệnh viện đã đƣợc công nhận là đáp ứng các tiêu chuẩn trong nƣớc và quốc tế nhƣ ISO. Thái Lan hiện là quốc gia đầu tiên ở châu Á đƣợc Ủy ban chứng nhận quốc tế công nhận và cho phép cấp giấy chức nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nguồn nhân lực y tế đƣợc quan tâm đào tạo nâng cao trình độ đặc biệt là đội ngũ nhân lực là Bác sỹ có đủ khả năng chăm sóc và thực hiện dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực y tế. Phần lớn họ điều tốt nghiệp ở các trƣờng tại Thái Lan và sau đó đi tu nghiệp tại nƣớc ngoài.. Để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời bệnh là khách hàng, các dịch vụ y tế tại Thái Lan đều đƣợc quy định phải đáp ứng ở những tiêu chuẩn chất lƣợng cao nhất.

1.2.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam

a) Kinh nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai

Do bệnh viện Bạch Mai là 1 bệnh viện hạng đặc biệt của Bộ y tế đảm nhiệm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nƣớc nói chung. Một bệnh viện tuyến cuối, là nơi có nhiệm vụ chủ đạo là ngoài khám chữa bệnh còn là nơi thực tập của hàng ngàn, hàng vạn các y bác sỹ, cán bộ y tế, chỉ đạo tuyến Phía Bắc - đào tạo and giúp đỡ nâng cấp các tài năng. Bệnh viện Bạch Mai hình thành và phát triển 100 năm (1911-2011) với uy tín và bề dày kinh nghiệm làm sự đóng góp của trên 2.000 cán bộ y tế gồm nhiều GS, Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ, Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ chuyên khoa I, Thạc sỹ, kỹ thuật viên, điều dƣỡng Cao Đẳng và Đại học.

Với các mục tiêu chính đƣợc đề ra là:

(1) Xây dựng và phát triển mô hình đào tạo nhân lực y tế hệ thực hành chất lƣợng cao mang y hiệu Bệnh viện Bạch Mai, đặc biệt là đào tạo liên tục, đào tạo sau đại học hệ chính quy thực hành nhằm cung cấp nguồn nhân lực y tế với chất lƣợng và trình độ cao phục vụ công tác khám chữa bệnh tại Việt Nam.

(2) Hoàn thiện mô hình chỉ đạo tuyến, chia sẻ, chuyển giao những thành tựu y học tiên tiến đến các bệnh viện khác thuộc hệ thống chỉ đạo tuyến nhằm tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động chuyên môn và quản lý tại các bệnh

viện, rút ngắn khoảng cách chất lƣợng khám chữa bệnh giữa trung ƣơng với địa phƣơng.

(3) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khoẻ thông qua phát triển các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ.

(4) Phát triển công tác đối ngoại, thực hiện liên kết hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu có uy tín, các cơ sở y tế trong nƣớc và trên thế giới.

Đạt đƣợc những mục tiêu tên Bệnh viện Bạch Mai luôn chú trọng các công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lƣc.

Hàng năm Bệnh viện Bạch Mai luôn có các lớp tập huấn kỹ năng cho cán bộ, nhân viên của bệnh viện. Bệnh viện xem đó là nhu cầu thiết yếu và góp phần tạo uy tín, thƣơng hiệu mạnh cho tiếng tăm đã và đang sẽ còn mãi.

Một bệnh viện Bạch Mai hàng đầu về chuyên môn, luôn chú trọng y đức. Trƣợc hết bệnh viện đã làm tốt công tác tuyển chọn, chiêu mộ đầu vào cán bộ, nhân viên khi làm việc tại bệnh viện phải là đội ngũ y, bác sỹ có trình độ: GS, Phó giáo sƣ, tiến sỹ, thạc sỹ, bằng cấp chính quy.

Sau đó bệnh viện lại làm tốt công tác thanh kiểm tra kiến thức tại nhà trƣờng của các đội ngũ y bác sỹ có trình độ trung học đến đại học Bệnh viện đào tạo lại, đào tạo chuyên sâu, đào tạo mở rộng.

Cuối cùng với nguồn nhân lực y, bác sỹ giỏi có trình độ Đại học trở lên thì Bệnh viện đào tạo nâng cao chuyên môn tạo điều kiện cho đi học hội thảo học tập tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng, trung học, bệnh viện trong và ngoài nƣớc.

b) Kinh nghiệm của Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ

Với phƣơng châm "Ngƣời bệnh là khách hàng; khách hàng là trung tâm", những năm qua, tập thể cán bộ, y bác sỹ trong toàn bệnh viện đã khắc phục khó khăn, không ngừng tu dƣỡng, học tập để nâng cao chất lƣợng

chuyên môn nghiệp vụ, y đức, làm chủ nhiều thiết bị hiện đại, kỹ thuật chuyên sâu, đảm bảo mang tới sự hài lòng nhất cho khách hàng.

Để làm đƣợc điều đó, ngoài việc đào tạo tại chỗ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã có rất nhiều cơ chế thuận lợi nhằm thu hút cán bộ có trình độ cao về công tác tại Bệnh viện. Với môi trƣờng làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, cùng hệ thống cơ sở, trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã và đang là sự lựa chọn của nhiều bác sỹ giỏi sau khi tốt nghiệp ra trƣờng.

Hàng năm, Bệnh viện thu hút từ 50 - 70 bác sỹ, trong đó có Bác sỹ nội trú, Thạc sỹ, Bác sỹ tốt nghiệp loại khá, giỏi... Ngoài ra, lãnh đạo Bệnh viện còn đƣa ra nhiều chính sách thỏa đáng để khuyến khích, động viên kịp thời mọi cán bộ tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2013, toàn Bệnh viện có 4 Tiến sĩ, Bác sỹ CKII, đến năm 2015, Bệnh viện đã có 24 Tiến sĩ, Bác sỹ CKII; 45 Thạc sỹ, Bác sỹ CKI. Bệnh viện còn liên kết, hợp tác với các Bệnh viện nƣớc ngoài, định kỳ hàng năm cử hàng chục lƣợt cán bộ tham gia học tập chuyển giao kỹ thuật tại các nƣớc tiên tiến, nhƣ: Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Pháp... Đồng thời, các chuyên gia đầu ngành trong nƣớc đƣợc mời đến Bệnh viện để đào tạo theo hình thức cầm tay chỉ việc. Thông qua các chƣơng trình đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện ngày một đƣợc nâng cao, chủ động trong công tác khám, chữa bệnh và điều trị cho ngƣời bệnh.

Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Huy Ngọc, Phó giám đốc Sở y tế, kiêm Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết: Ngay sau khi đƣợc chuyển giao kỹ thuật từ các Bệnh viện lớn (Viện tim mạch quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K Trung ƣơng, Bệnh viện Nhi Trung ƣơng, Bệnh viện Phụ sản Trung, Bệnh viện Việt Đức) theo đề án Bệnh viện vệ tinh, với đội ngũ y, bác sỹ trình độ cao cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã làm chủ đƣợc nhiều kỹ thuật khó, mà trƣớc đây chỉ có những Bệnh viện Trung ƣơng mới thực hiện đƣợc. Nhờ đó, mà lƣợng ngƣời bệnh

phải chuyển tuyến của Bệnh viện giảm đáng kể, góp phần giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngƣời bệnh đồng thời giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn, trong những năm qua, Bệnh viện còn chú trọng đến việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị. Theo đánh giá của Bộ y tế, thì hiện nay, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là một trong những bệnh viện tuyến tỉnh có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại nhất trong cả nƣớc. Theo đó, hiện nay, Bệnh viện đã mua sắm và làm chủ đƣợc nhiều thiết bị hiện đại, đồng bộ, phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh nhƣ: Máy chụp cộng hƣởng từ 1.5 tesla; Máy CT-Scanner 16 và 64 dãy; Hệ thống xạ trị gia tốc tuyến tính; Máy định vị Maxio, Siêu âm 4D; Hệ thống nội soi; Hệ thống 12 phòng mổ hiện đại bao gồm 3 bàn phẫu thuật nội soi...

Với những cố gắng không mệt mỏi của tập thể, cán bộ, y bác sỹ trong toàn bệnh viện, đến nay, Bệnh viện đã triển khai 100% các dịch vụ kỹ thuật loại I và trên 40% các dịch vụ loại đặc biệt. Nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa sâu thuộc nhiều lĩnh vực, nhƣ: Ung bƣớu, Tim mạch, Ngoại khoa, Huyết học truyền máu... Trung bình mỗi năm, Bệnh viện triển khai khoảng 40 - 45 kỹ thuật mới. Nhiều kỹ thuật khó, nhƣ: Phẫu thuật cắt bỏ các khối u nằm sâu trong ổ bụng (trong điều trị ung thƣ); Cấp cứu tim mạch và can thiệp tim mạch (trong lĩnh vực tim mạch); Phẫu thuật sọ não, cột sống, thay khớp nhân tạo, ghép thận (trong lĩnh vực ngoại khoa)... đã đƣợc đội ngũ y, bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thực hiện thành công.

Tiến sỹ, Bác sỹ Nguyễn Huy Ngọc cho biết thêm, trong thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục chú trọng công tác thu hút cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng trang thiết bị hiện đại, tiếp nhận và triển khai các kỹ thuật chuyên sâu từ các Bệnh viện hạt nhân, Bệnh viện Trung ƣơng; Thành lập mới Trung tâm Sản - Nhi; Trung tâm Đột quỵ; Trung tâm Chấn thƣơng chỉnh hình... Phấn đấu đến năm 2018 đạt tiêu chuẩn Bệnh viện hạng Đặc biệt.

Trƣớc mắt, Bệnh viện tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đồng bộ, đồng thời tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, y bác sỹ để làm chủ các trang thiết bị đó. Cùng với đó, Bệnh viện sẽ tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao y đức và áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều trị và chăm sóc ngƣời bệnh, góp phần giảm thời gian, chi phí khi ngƣời bệnh đến khám điều trị tại Bệnh viện.

c) Kinh nghiệm của Bệnh viện đa khoa Thị xã Phú Thọ

Để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, khám chữa bệnh, Bệnh viện đã tạo điều kiện cho cán bộ đƣợc đi học, tập huấn chuyên môn; có chính sách thu hút những bác sĩ giỏi về công tác. Hiện nay, Bệnh viện có 252 cán bộ, trong đó có 21 bác sĩ, 03 dƣợc sĩ đại học, 02 thạc sĩ, 25 bác sĩ chuyên khoa cấp I. Công tác nghiên cứu khoa học đƣợc quan tâm. Năm 2011, Bệnh viện có 27 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tổ chức nghiệm thu 24 đề tài, có nhiều đề tài có tính ứng dụng cao, thiết thực trong quá trình quản lý và thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện nhƣ đề tài “Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật máu tụ ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)