Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Thực trạng nguồn nhân lực Bệnh viện đa khoa huyện Đoan Hùng

3.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

Đặc trƣng cơ bản trƣớc tiên của nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y tế là số lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực. Đối với Bệnh viện số lƣợng nhân viên, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính và sự phân bổ của nguồn nhân lực tại các khoa, phòng trong Bệnh viện thể hiện mục tiêu và nhiệm vụ của Bệnh viện trong giai đoạn hiện tại và tƣơng lai. Chính vì vậy, bố trí sắp xếp số lƣợng nhân viên với cơ cấu phù hợp là vấn đề cần đƣợc quan tâm đúng mức.

3.2.1.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo đơn vị hành chính

Năm 2015, tổng nguồn nhân lực của Bệnh viện đa khoa Đoan Hùng có 187 ngƣời, không tăng so với năm 2014 (Bảng 3.1) trong đó:

Ban Giám đốc 03 ngƣời gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc có nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo, điều hành công việc của bệnh viện. Khối hành chính có 29 ngƣời, chiếm tỷ lệ 15,5% tổng số nhân lực của Bệnh viện (Hình 3.1), trong

đó đông nhất là phòng Hành chính - Quản trị (7 ngƣời, chiếm tỷ lệ 3,74% so với tổng số nguồn nhân lực của Bệnh viện) và phòng Kế hoạch - Tổng hợp (6 ngƣời, chiếm tỷ lệ 3,2% so với tổng số.

Phần lớn nguồn nhân lực (84,5%) tập trung tại các khoa chuyên môn, (khoa lâm sàng và cận lâm sàng) với mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính là phục vụ công tác khám chữa bệnh cho ngƣời dân. Tập trung nhiều nhất ở các khoa: Khám bệnh - 12,84%, Y học cổ truyền và phục hồi chức năng - 11,23%, Ngoại tổng hợp - 10,16%. Thấp nhất là hai khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và Dƣợc, tƣơng ứng là 3,21% và 4,81%. Việc bố trí nhân lực phụ thuộc phần lớn vào số lƣợng và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ hiện có của Bệnh viện cũng nhƣ thực tế nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe và mô hình bệnh tật của địa phƣơng. Nguồn nhân lực bệnh viện tập trung chủ yếu tại các. Nguồn nhân lực đƣợc phân bổ dựa theo nhu cầu và yêu cầu công việc, số lƣợng bệnh nhân của từng khoa.

Hình 3.1: Cơ cấu nguồn nhân lực theo đơn vị hành chính của BNĐK huyện Đoan Hùng năm 2015

Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ và tính toán của tác giả năm 2015

Tuy nhiên, với yêu cầu đòi hỏi thực tế và phát triển trong tƣơng lai của một Bệnh viện tuyến huyện hạng II, số lƣợng và cơ cấu nhân lực của một số

15.5

84.5

Khối hành chính Khối khoa chuyên môn

khoa, phòng chƣa đáp ứng yêu cầu nhƣ: phòng Tổ chức - Cán bộ, Điều dƣỡng, Khoa Khám bệnh, Ngoại - tổng hợp, Sản - nhi, nội truyền nhiễm và một số khoa, phòng chuyên môn khác.

Bảng 3.1: Số lƣợng, cơ cấu nguồn nhân lực theo đơn vị hành chính

Tên đơn vị Số lƣợng (Ngƣời) Cơ cấu (%) Phòng Tổ chức - Cán bộ 3 1,6 Phòng Hành chính - Quản trị 7 3,74 Phòng Kế hoạch - Tổng hợp 6 3,2 Phòng Điều dƣỡng 4 2,14 Phòng Tài chính - Kế toán 9 4,81 Khoa Khám bệnh 24 12,83 Khoa Ngoại - Tổng hợp 19 10,16 Khoa Sản - Nhi 15 8,03

Khoa Nội - Truyền nhiễm 15 8,03

Khoa YHCT & PHCN 21 11,23

Khoa Cấp cứu - HSTC - Chống độc 15 8,03

Trung tâm KCB theo yêu cầu 17 9,09

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 6 3,21

Khoa Dƣợc 9 4,81

Khoa Cận lâm sàng 17 9,09

Tổng số 187 100,00

Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ và tính toán của tác giả năm 2015

3.2.1.2. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi và giới - Theo độ tuổi:

Trong tổng số 187 CB -CNV của bệnh viện (bao gồm cả cán bộ viên chức và cán bộ hợp đồng), độ tuổi dƣới 35 là 154 ngƣời chiếm 82,35 %, từ 35 đến 45 tuổi là 13 ngƣời chiếm 6,95 %, trên 45 là 20 ngƣời chiếm 10,7 %.

Nhìn chung, 89,3 % nhân lực của bệnh viện là ở độ tuổi dƣới 45 (Hình 3.2 và Bảng 3.2) nhƣ vậy cơ cấu nhân lực bệnh viện là cơ cấu trẻ. Nó có sự kết hợp giữa tính năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, tinh thần sãn sàng làm việc và khả năng thích ứng cao của đội ngũ cán bộ trẻ (20- 34 tuổi) với sự chín nhất định về trình độ học vấn cũng nhƣ chuyên môn, nghiệp vụ (35 - 45 tuổi).

Hình 3.2: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của BNĐK huyện Đoan Hùng năm 2015

Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ và tính toán của tác giả năm 2015

Với sự hƣớng dẫn và truyền thụ kinh nghiệm trong khám, chữa bệnh của đội ngũ cán bộ có thời gian gắn bó với ngành khá lâu (trên 45 tuổi) và sự tạo điều kiện của bệnh viện cho đội ngũ cán bộ trẻ đi học tập nâng cao trình độ , tay nghề tại các trƣờng đại học, sau đại học và tại các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ƣơng thì trình độ chung của các y, bác sỹ của bệnh viện ngày đƣợc nâng cao về trình độ chuyên môn. Do đó, chất lƣợng khám chữa bệnh của bệnh viện càng ngày càng cao.

Bảng 3.2: Nguồn nhân lực của bệnh viện Đoan Hùng chia theo nhóm tuổi

TT Độ tuổi Số lƣợng (Ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 < 35 154 82,35 82.35 6.95 10.7 Dưới 35 tuổi Từ 35 đến dưới 45 tuổi Trên 45 tuổi

2 35-45 13 6,95

3 >45 20 10,7

Tổng số 187 100,00

Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ và tính toán của tác giả năm 2015

- Theo giới:

Bệnh viện hiện có 114 cán bộ là nữ giới chiếm 60,96 % và 73 cán bộ nam chiếm 39,04 %. Với đặc điểm của ngành nên đa số các điều dƣỡng là nữ giới, do đó ban lãnh đạo bệnh viện cũng nhƣ công đoàn cơ sở luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để các nhân viên nữ hoàn thành tốt nhiệm vụ và phấn đấu trong học tập, công tác. Mặc dù vậy, trong điều kiện đặc thù là một ngành nghề đòi hỏi năng lực công tác, thời gian, sức lực, áp lực cao liên tục... thì một đơn vị có nhiều lao động nữ cũng là một trong những rào cản cần phải có giải pháp phù hợp, nhất là phần lớn các lao động nữ của Bệnh viện đều trong độ tuổi sinh đẻ.

Bên cạnh đó, đa số cán bộ nhân viên, trong đó có cán bộ nữ của bệnh viện cƣ trú trên địa bàn huyện mà Bệnh viện thuộc địa bàn trung tâm do đó rất thuận tiện cho việc đi lại và khi cần thiết huy động, nhân viên có thể nhanh chóng có mặt tại cơ quan tham gia hoạt động khám chữa bệnh kịp thời cho ngƣời bệnh. Tuy nhiên cũng do điều kiện này, nên việc chấp hành kỷ luật lao động đôi khi còn chƣa thực sự nghiêm túc.

3.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Trên cơ sở khung lý thuyết tại Chƣơng I, trong nội dung nghiên cứu này chúng tôi tập trung làm rõ chất lƣợng nguồn nhân lực của BVĐK huyện Đoan Hùng trên một số khía cạnh sau đây:

3.2.2.1. Thể lực

Ngày 15/8/1997, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1613/BYT-QĐ về tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ. Theo đó tiêu chuẩn này áp dụng cho việc phân loại sức khoẻ để khám tuyển, khám định kỳ, khám đổi nghề vì sức khoẻ của

các công dân Việt Nam vào học ở các trƣờng đại học, trung học chuyên nghiệp trƣờng dạy nghề và vào làm việc ở các tổ chức sản xuất kinh doanh của nhà nƣớc, của tƣ nhân, các tổ chức liên kết liên doanh với nƣớc ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định tại Quyết định 1613/BYT-QĐ thì Tiêu chuẩn quy định có 5 loại sức khoẻ bao gồm:

+ Loại I: Rất khoẻ + Loại II: Khoẻ

+ Loại III: Trung bình + Loại IV: Yếu

+ Loại V: Rất yếu

Thực tế đối với Bệnh viện đa khoa Đoan Hùng, khi áp dụng phân loại theo quy định, các thông số về thể lực cho thấy, sức khoẻ của 93,05% tổng số cán bộ của Bệnh viện (175 ngƣời) có sức khoẻ thuộc loại I, II, III. Trong đó, nam giới tỷ lệ này đạt 95,89% (70/73 nhân lực là nam giới); ở nữ giới là 91,23% (104/114 nhân lực là nữ giới). Nhƣ vậy, nhìn chung về thể lực, thể trạng sức khỏe nguồn nhân lực hiện có của bệnh viện đạt tỷ lệ cao, đủ sức khoẻ làm việc theo Quyết định số 1613/BYT-QĐ về tiêu chuẩn phân loại sức khoẻ (xem Hình 3.3). Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ 6,95% so với tổng nguồn nhân lực của Bệnh viện cần phải quan tâm chú ý vì chƣa thực sự đảm bảo sức khỏe theo quy định, trong đó chủ yếu tập trung là lực lƣợng lao động nữ (10 ngƣời). Đây là vấn đề cần quan tâm, vì đối với một bệnh viện tuyến huyện xếp hạng II, đòi hỏi tình trạng về thể lực đối với nguồn nhân lực rất cao, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu về áp lực công việc lớn trong một thời gian dài.

95.89 4.11

Nhân lực là nam giới

Sức khỏe loại I, II, III Sức khỏe loại IV, V 91.23 8.77 Nhân lực là nữ giới Sức khỏe loại I, II, III Sức khỏe loại IV, V

Hình 3.3: Biểu đồ về tình hình thể trạng sức khỏe nguồn nhân lực của BVĐK huyện Đoan Hùng năm 2015

Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ và tính toán của tác giả năm 2015

3.2.2.2. Trí lực

a) Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực

Nhƣ số liệu trình bày tại Bảng 3.3 cho thấy trình độ đào tạo của nguồn nhân lực BVĐK huyện Đoan Hùng ở mức trung bình đối với một bệnh viện tuyến huyện. Trình độ đại học, sau đại học và cao đẳng chiếm 40,11% tổng số nhân viên, trong đó đại học và sau đại học chiếm 20,86%. Số nhân lực có trình độ từ trung cấp trở xuống khá cao, chiếm đến 59,89%.

Với thực trạng trình độ đào tạo của nguồn nhân lực nhƣ trên, so với nhu cầu và chức năng, nhiệm vụ khám chữa bệnh hiện tại cũng nhƣ yêu cầu phát triển của bệnh viện trong tƣơng lai thì rõ ràng tiêu chí chất lƣợng này cần phải quan tâm chú ý nhiều hơn.

Bảng 3.3: Trình độ học vấn của nguồn nhân lực BVĐK huyện Đoan Hùng năm 2015

TT Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực

Số lƣợng

(ngƣời)

Cơ cấu

(%)

1 Đại học và sau đại học

+ Thạc sỹ + Chuyên khoa I 39 1 9 20,86 0,54 5,35 2 Cao đẳng 36 19,25 3 Trung cấp 104 55,61 4 Trình độ khác 8 4,28

Tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên của Bệnh viện nhƣ hiện nay là thấp, số cán bộ y tế có trình độ chuyên khoa, thạc sỹ quá ít (xem mô tả tại Hình 3.4). Đây là bài toán khá nan giải đặt ra cần đƣợc bệnh viện giải quyết để đáp ứng với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân.

Để xem xét, phân tích một cách cụ thể hơn về trình độ đào tạo nguồn nhân lực BVĐK huyện Đoan Hùng, chúng tôi tiến hành chia nguồn nhân lực thành 2 nhóm: (i) Nhóm các nhân lực làm việc trong các phòng hành chính và (ii) Nhóm nhân lực làm việc trong các khoa chuyên môn. Kết quả đƣợc trình bày tại Bảng 3.4 và Bảng 3.5 dƣới đây:

Hình 3.4: Biểu đồ về trình độ đào tạo của nguồn nhân lực BVĐK huyện Đoan Hùng năm 2015

Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ và tính toán của tác giả năm 2015

Bảng 3.5 cho thấy trong tổng số 29 nhân lực làm việc trong 5 phòng chức năng của BVĐK huyện Đoan Hùng chỉ có 10 ngƣời đƣợc đào tạo ở trình độ đại học trở lên, còn lại 19 ngƣời, chiếm tỷ lệ 65,52% tổng số nhân lực hành chính chỉ có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống. Đáng chú ý Phòng Hành chính - Quản trị không có nhân lực trình độ đại học, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp chỉ có 50% nhân lực đạt trình độ đại học… Trong bối cảnh cần phải nhanh chóng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính để

20.86 19.25 59.89 Đại học trở lên Cao đẳng Trung cấp trở xuống

phục vụ tốt nhất có thể cho nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là ngày càng phát triển và mở rộng địa bàn thì thực trạng nhân lực hành chính nhƣ hiện nay là chƣa đáp ứng yêu cầu.

Đối với nhân lực đang làm việc tại khu vực các khoa chuyên môn, nói cách khác là các khoa có nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, trình độ đào tạo cũng đang đặt ra nhiều vấn đề khá quan ngại so với 1 bệnh viện hạng II, cụ thể:

Bảng 3.4: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực làm việc tại các phòng BVĐK huyện Đoan Hùng năm 2015

ĐVT: người

TT Phòng Đại học và

sau đại học Cao đẳng

Trung cấp và khác 1 Tổ chức cán bộ 01 01 01 2 Hành chính - Quản trị 0 02 05 3 Kế toán - Tài chính 05 02 02 4 Kế hoạch - Tổng hợp 03 01 02 5 Điều dƣỡng 01 02 01 Tổng số 10 8 11

Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ và tính toán của tác giả năm 2015

Số nhân lực có trình độ đại học trở lên chỉ có 29 ngƣời, chiếm 18,35% tổng số nhân lực đang làm việc các khoa chuyên môn. Chỉ tiêu này không chỉ quá thấp về mặt số lƣợng mà còn thể hiện sự bất hợp lý ở cơ cấu phân bổ. Nhiều khoa chuyên môn chỉ có 1 nhân lực có trình độ đại học nhƣ: kiểm soát nhiễm khuẩn, dƣợc và khoa cận lâm sàng; một số khoa rất quan trọng nhƣng số lƣợng nhân lực trình độ đại học ít nhƣ: sản - nhi, y học cổ truyền và phục hồi chức năng, ngoại tổng hợp...

Trong khi đó hàng năm Bệnh viện phải tiếp đón số bệnh nhân đến khám và chữa bệnh vào khoảng 10-12 nghìn ngƣời, điều trị thực tế khoảng 10.670 ngƣời (năm 2014) cũng với các loại bệnh diễn biến khá phức tạp, phổ

biến là 10 nhóm bệnh nhƣ: Viên đƣờng hô hấp, tiêu hóa, gan, thai nghén, đái tháo đƣờng, đƣờng tiết niệu, mắt, tim mạch, viêm khớp và răng miệng. Nguyện vọng và nhu cầu của ngƣời dân vẫn là muốn đƣợc điều trị tại Bệnh viện mà không phải chuyển lên các tuyến cao hơn, nhƣng do điều kiện và năng lực nên hầu hết các ca bệnh nặng đều chƣa đƣợc điều trị tại Bệnh viện. Đây là thực trạng diễn ra trong thời gian qua không chỉ đối với BVĐK Đoan Hùng và hầu hết các bệnh viện tuyến huyện đều gặp phải.

Bảng 3.5: Trình độ đào tạo của nguồn nhân lực làm việc tại các khoa BVĐK huyện Đoan Hùng năm 2015

ĐVT: người TT Khoa ĐH và sau đại học Cao đẳng Trung cấp 1 Khoa Khám bệnh 06 0 18 2 Khoa Ngoại - tổng hợp 04 04 11 3 Khoa Sản - nhi 03 03 09

4 Khoa Nội - truyền nhiễm 04 01 10

5 Khoa YHCT & PHCN 02 03 16

6 Khoa Cấp cứu - HSTC - Chống độc 04 05 06

7 Trung tâm KCB theo yêu cầu 03 04 10

8 Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn 01 0 05

9 Khoa Dƣợc 01 01 07

10 Khoa Cận lâm sàng 01 07 09

Tổng số 29 28 101

Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ tính toán của tác giả năm 2015

Điều này ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của BVĐK huyện Đoan Hùng trong thời gian qua.

Hiện nay, về trình độ chuyên môn thì nguồn nhân lực bệnh viện bao gồm 1 cán bộ có trình độ thạc sỹ (Giám đốc bệnh viện), 27 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học (trong đó có 9 bác sỹ CKI, 15 bác sỹ đa khoa, 1 bác sỹ YHDP, 2 bác sỹ YHCT), 2 cử nhân điều dƣỡng, 1 dƣợc sỹ ĐH và 8 cán bộ là cử nhân các chuyên ngành kế toán, quản trị mạng và luật, có 36 cán bộ có trình độ cao đẳng bao gồm các điều dƣỡng, kỹ thuật viên cận lâm sàng và 104 cán bộ có trình độ trung cấp, 1 cán bộ là trình độ sơ cấp, có 7 cán bộ trình độ khác (bao gồm 1 lái xe, 3 hộ lý và 3 bảo vệ) .

Xét về lĩnh vực chuyên môn của nhân lực đang làm việc tại các khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện đa khoa huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)