5. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
* Đánh giá thực hiện công việc
Về hình thức, công tác đánh giá thực hiện công việc cho đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên dựa trên kết quả đánh giá độc lập từ 3 nhóm: Đồng nghiệp đánh giá; cá nhân tự đánh giá và cấp trên đánh giá. Kết quả đánh giá của từng cá nhân được tính trung bình cộng từ số điểm của 3 nhóm đối tượng, cơ sở đánh giá như sau:
Bảng 3.15: Biểu đánh giá thực hiện công việc tại NHNN & PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Chấp hành quy chế chung của
ngân hàng
Vi phạm hệ thống 1 điểm
Vi phạm hơn 3 lần 2 điểm
Vi phạm nhỏ hơn 3 lần nhưng không nghiêm
trọng 3 điểm
Không vi phạm 4 điểm
Gương mẫu 5 điểm
Kết quả thực hiện chỉ tiêu công tác cá nhân
Đạt mức nhỏ hơn 85% kế hoạch 1 điểm
Đạt mức lớn hơn 85% kế hoạch 2 điểm
Đạt mức kế hoạch 3 điểm
Vượt mức kế hoạch tối thiểu 5% 4 điểm Vượt mức kế hoạch cả chất lượng và số
lượng tối thiểu 10% 5 điểm
Đánh giá của khách hàng
Phàn nàn 1 điểm
Đạt yêu cầu 2 điểm
Làm việc tốt 3 điểm
Phối hợp tốt 4 điểm
Tạo thuận lợi 5 điểm
(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Như vậy, các mức điểm đánh giá được quy định từ 1 điểm đến 5 điểm căn cứ vào các tiêu chuẩn riêng. Tuy nhiên, hiện tại theo phản ánh kết quả đánh giá cán bộ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào sự đánh giá của cân bộ cấp trên, phiếu đánh giá của đồng nghiệp và tự đánh giá của nhân viên chỉ mang hình thức tham khảo. Điều này khiến công tác đánh giá cán bộ không đảm bảo sự công bằng, khách quan ảnh hưởng đến tâm lực của cán bộ nhân viên Chi nhánh.Kết quả đánh giá hàng năm của chi nhánh như sau:
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá hàng năm tại NHNN & PTNT VN, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
3-5 điểm 0 1 3
5-10 điểm 77 86 99
10-15 điểm 19 22 23
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Phần lớn cán bộ chi nhánh đạt mức điểm đánh giá từ 5-10 điểm, mức điểm từ 10-15 điểm chiếm tỷ trọng thấp và mức điểm 3-5 điểm chỉ có rất ít cán bộ song đang có xu hướng tăng dần. Điều này thể hiện đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ Chi nhánh ngày càng giảm và hiệu quả từ các hoạt động nâng cao tâm lực cho người lao động chưa cao.
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát về công tác đánh giá nhân viên tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam,
chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
ĐVT: %
Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 TB
Việc đánh giá nhân viên là
công bằng chính xác 20,8 33,6 15,2 12,8 17,6 2,73 Tiêu chí đánh giá là rõ ràng
và dễ hiểu 16 37,6 20 12 14,4 2,71
Việc đánh giá giúp cải thiện nâng cao chất lượng của nhân viên
7,2 11,2 20,8 24,8 36 3,71 Cơ hội thăng tiến, phát
triển nghề nghiệp là đồng đều, công bằng đối với mọi cán bộ nhân viên
9,6 14,4 17,6 17,6 40,8 3,66
Trong công tác đánh giá nhân viên, phần lớn tác giả nhận được các ý kiến phản hồi không tích cực. Việc đánh giá nhân viên còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ quản lý, lãnh đạo phòng ban mà chưa đánh giá dựa trên phiếu khảo sát của nhân viên và khách hàng nên chưa đảm bảo tính khách quan, công bằng chính xác, từ đó nội dung “Việc đánh giá nhân viên là công bằng chính xác” không nhận được ý kiến đánh giá tích cực từ phía đối tượng khảo sát và chỉ đạt điểm trung bình là 2,73 điểm. Bên cạnh đó, các tiêu chí dùng để đánh giá cán bộ cũng chưa được Chi nhánh xây dựng chi tiết, cụ thể, các tiêu chí đánh giá chung chung trên quy định của Hội sở nên không phù hợp với kết quả hoạt động tại Chi nhánh. Do vậy, trong nội dung khảo sát về sự rõ ràng, dễ hiểu của các tiêu chí đánh giá, tác giả chỉ nhận được sự đồng tình từ 26,4% cán bộ khảo sát; 53,6% cán bộ đánh giá kém và rất kém (mức 1 và 2); 20% cán bộ đánh giá bình thường, điểm trung bình của tiêu chí chỉ đạt 2,71 điểm.
Như vậy, bên cạnh những kết quả đạt được trong các hoạt động nâng cao tâm lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên như: Chi nhánh đã chú trọng hơn đến hoạt động giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, Chi nhánh tạo điều kiện và cơ hội thăng tiến công bằng cho tất cả nhân viên hay sự hợp lý trong phân bổ phụ cấp, khen thưởng giúp nâng cao chất lượng nhân viên Chi nhánh thì hoạt động này còn tồn tại rất nhiều hạn chế cấn khắc phục. Do vậy, khắc phục những hạn chế đã phân tích ở trên là nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về tâm lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên thời gian tới.