Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông
3.2.2. Hoạch định nguồn nhân lực
Hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được thực hiện thông qua
việc dự báo nhân sự trong từng thời kỳ với từng vị trí. Theo đó, việc dự báo, Hoạch định nguồn nhân lực trong các năm như sau:
Bảng 3.7. So sánh các chỉ tiêu nhân lực theo kế hoạch và thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, Chi nhánh
tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị tính: Người
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế Lãnh
đạo phòng
ban
Nghỉ hưu 1 1 0 0 1 1
Chuyển vị trí mới trong
Chi nhánh 1 2 2 2 1 2 Nghỉ việc 0 1 0 1 1 1 Tuyển mới 0 1 0 4 2 3 Giao dịch viên Nghỉ hưu 3 3 4 4 4 3
Chuyển vị trí mới trong
Chi nhánh 2 4 1 2 3 3 Nghỉ việc 3 7 2 3 0 2 Tuyển mới 11 12 14 12 5 7 Chuyên viên tín dụng Nghỉ hưu 0 0 0 0 0 0
Chuyển vị trí mới trong
Chi nhánh 1 1 0 0 0 1 Nghỉ việc 2 4 3 7 2 3 Tuyển mới 4 6 2 3 4 5 Nhân viên khác Nghỉ hưu 1 1 0 0 0 0
Chuyển vị trí mới trong
Chi nhánh 1 2 1 1 0 1
Nghỉ việc 1 2 1 3 2 2
Tuyển mới 1 3 3 4 4 5
Nguồn: Báo cáo công tác lao động tiền lương giai đoạn 2014-2016 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Nhận thấy việc dự báo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được thực hiện với các vị trí lãnh đạo; giao dịch viên; chuyên viên tín dụng và một số vị trí khác tại Chi nhánh. Tuy nhiên, công tác dự báo này đạt hiệu quả chưa cao khi luôn có sự chênh lệch giữa kế hoạch và thực tiễn. Phần lớn số lượng nhân lực được dự
báo theo kế hoạch không đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Điều này là do công tác Hoạch định nguồn nhân lực tại Chi nhánh không bám sát theo các kế hoạch chiến lược, mục tiêu từng thời kỳ. Từ đây, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực tại Chi nhánh giai đoạn vừa qua.
Thực hiện khảo sát nhân viên về công tác dự báo, Hoạch định nguồn nhân lực tại Chi nhánh thời gian qua, tác giả cũng thu được kết quả không cao, cụ thể như sau:
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát về công tác dự báo, hoạch định nguồn nhân lực của NHNN&PTNT VN, Chi nhánh tỉnh TN
ĐVT: %
Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 TB
Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân
lực được thực hiện tốt 6,4 20,8 40,8 18,4 13,6 3,12 Quyết định tăng, giảm nhân sự tại các
phòng ban của NH là thỏa đáng 11,2 23,2 16 27,2 22,4 3,26 Việc Hoạch định nguồn nhân lực ngắn
hạn có hiệu quả 13,6 27,2 14,4 26,4 18,4 3,09
Việc lên kế hoạch sử dụng nhân lực được triển khai vào các thời điểm hợp lý
18,4 21,6 20 24 16 2,98 Xác định được nhu cầu nhân sự giúp
NH chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc chung
15,2 20,8 15,2 25,6 23,2 3,21
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Kết quả khảo sát cho thấy, công tác hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chưa được thực hiện tốt. Tất cả các nội dung khảo sát đều không được đánh giá cao. Điểm trung bình của các yếu tố giao động từ 2,98 đến
3.21. Từ đây cho thấy công tác Hoạch định nguồn nhân lực tại Chi nhánh chưa được thực hiện thỏa đáng trong các quyết định tăng, giảm nhân sự tại các phòng ban; trong các kế hoạch sử dụng nhân lực vào các thời điểm cụ thể. Đồng thời, Chi nhánh cũng chưa xác định được nhu cầu nhân sự để chủ động hơn trong sắp xếp công việc,
Như vậy, công tác Hoạch định nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chưa được thực hiện hiệu quả. Điều này gây ảnh hưởng đến việc đào tạo, bố trí sắp xếp công việc cho đội ngũ cán bộ Chi nhánh. Từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ nhân lực trong các bộ phận,