5. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh
Từ những kinh nghiệm thực tế trong hoạt động marketing dịch vụ ngân hàng của MBBank và VPBank đã đem lại hiệu quả tốt, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm cho ABBANK nói chung cũng nhƣ ABBANK Thái Nguyên nói riêng trong công tác huy động vốn nhƣ sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, để đứng vững đƣợc trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay, đặc biệt lại có sự hiện diện của rất nhiều ngân hàng lớn, có kinh nghiệm lâu năm và họ đã khẳng định đƣợc vị trí và tên tuổi của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thì một ngân hàng nhỏ muốn tồn tại và phát triển cần phải có một chiến lƣợc marketing cho riêng mình, phải tìm đƣợc cho mình một “vùng biển” mới, mà ở đó mình có lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ khác.
Thứ hai, các chính sách marketing của ngân hàng phải có sự liên kết chặt chẽ lẫn nhau giữa các bộ phận. Đối với ABBANK Thái Nguyên - chỉ là một chi nhánh nên toàn thể nhân viên ABBANK Thái Nguyên đều cần phải có tƣ tƣởng marketing rõ ràng và đƣợc định hƣớng cụ thể để có thể làm marketing mọi lúc, mọi nơi để xây dựng nên một thƣơng hiệu ABBANK Thái Nguyên trong lòng dân chúng.
Thứ ba, nhân viên là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định nên sự thành bại của một ngân hàng chính vì thế ABBANK cần xây dựng những chính sách đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên phù hợp hơn nữa để tạo động lực, thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say và đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, đối với một chi nhánh nhƣ ABBANK Thái Nguyên vì không có bộ phận Marketing riêng nên sự nhạy bén và linh hoạt của từng cá nhân trong các bộ phận trƣớc những thay đổi của thị trƣờng và khách hàng sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công trong hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung.
Thứ tư, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt dịch vụ ngân hàng điện tử để mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng và giảm chi
phí cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần nâng cao chất lƣợng công nghệ vì với một ngân hàng thì hệ thống công nghệ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống. Với số lƣợng khách hàng ngày càng nhiều và số lƣợng sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng nếu không có công nghệ hỗ trợ thì ngân hàng sẽ khó mà phát triển. Với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp ngân hàng giảm bớt đƣợc rất nhiều công việc, bản thân những nhà quản lý và nhân viên sẽ đƣợc giải phóng khỏi những công việc tỷ mỷ, máy móc để đầu tƣ thời gian cho việc đầu tƣ và tìm kiếm khách hàng. Ngoài ra, với công nghệ hiện đại thì việc xử lý công việc sẽ chuyên nghiệp hơn, điều này sẽ giúp nâng tầm thƣơng hiệu ngân hàng trong suy nghĩ của khách hàng.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU