Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thái Nguyên và ABBANK Thái Nguyên vì những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị của vùng trung du miền núi phía Bắc.

Thứ hai, ABBANK Thái Nguyên mới đƣợc thành lập vào năm 2009, là một ngân hàng còn khá non trẻ so với một số ngân hàng TMCP khác trong toàn tỉnh nên các lãnh đạo của ngân hàng cũng rất quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn thông qua các công cụ marketing.

Thứ ba, hiện tại chƣa có một đề tài nào đƣa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing để nâng cao khả năng huy động vốn tại ABBANK Thái Nguyên. Vì vậy, tìm hiểu về thực trạng và đƣa ra giải pháp cho hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng này là một vấn đề có ý nghĩa và khả thi.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Thu thập số liệu đã công bố

Các thông tin, số liệu đã đƣợc công bố sẽ là cơ sở quan trọng cho phần nghiên cứu tạo dựng đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn, xác định các định

hƣớng và nội dung nghiên cứu. Các thông tin, số liệu đã đƣợc công bố đƣợc thể hiện qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thông tin, số liệu đƣợc đã đƣợc công bố

Thông tin Tài liệu Nguồn thu thập

- Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài, các số liệu, thông tin về hoạt động marketing trong huy động vốn tại một số ngân hàng TMCP tại Việt Nam

+ Các giáo trình và bài giảng: Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, Marketing dịch vụ tài chính,…

+ Các bài báo, các bài viết từ các tạp chí, từ internet có liên quan tới đề tài.

+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

+ Thƣ viện Đại Học KT&QTKD Thái Nguyên, Học viện tài chính

+ Thƣ viện, internet.

+ Thƣ viện, internet.

- Số liệu về kết quả kinh doanh và huy động vốn của ngân hàng An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên và tình hình hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng

+ Báo cáo thống kê về hoạt động huy động vốn và dƣ nợ cho vay của ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên

+ Báo cáo tổng kết của ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên qua các năm từ 2012 đến 2014.

+ Báo cáo thƣờng niên của ngân hàng TMCP An Bình qua các năm từ 2012 đến 2014

+ Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Thái Nguyên.

+ Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên. + Ngân hàng TMCP An Bình

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến đơn vị cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các đơn vị cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.

4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu mới

Để đảm bảo tính đại diện và khách quan trong việc nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằng cách điều tra, phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên các khách hàng của ABBANK Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh để đánh giá về dịch vụ tiền gửi tại ABBANK Thái Nguyên. Theo Slovin (1984), cỡ mẫu đƣợc xác định theo công thức sau:

n = N/(1 + Ne2) Trong đó: n: cỡ mẫu

N: số quan sát tổng thể

e: sai số cho phép. Mức sai số đƣợc chọn trong khảo sát này là 5% Theo số liệu thống kê từ phòng Khách hàng cá nhân và phòng Khách hàng doanh nghiệp của ABBANK Thái Nguyên tổng hợp vào thời điểm nghiên cứu, số lƣợng khách hàng cá nhân của chi nhánh là 1225 ngƣời và số khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh là 92 doanh nghiệp. Cùng với mức sai số cho phép là 5%. Ta xác định đƣợc cỡ mẫu nhƣ sau:

- Cỡ mẫu khách hàng cá nhân:

n1 = 1225/ (1 + 1225 x 0,052) = 302 (ngƣời) - Cỡ mẫu khách hàng doanh nghiệp:

n2 = 92/ (1 + 92 x 0,052) = 75 (doanh nghiệp)

Bảng 2.2. Số lƣợng mẫu, nội dung và phƣơng pháp thu thập số liệu

Đối tƣợng Số mẫu Nội dung thu thập Phƣơng pháp thu thập

Khách hàng cá nhân

302 ngƣời

Đánh giá về dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Đối tƣợng Số mẫu Nội dung thu thập Phƣơng pháp thu thập

Khách hàng doanh nghiệp

75 doanh nghiệp

Đánh giá về dịch vụ tiền gửi tại ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tƣợng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng. Điều tra phỏng vấn các khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ tiền gửi tại ABBANK Thái Nguyên. (Phụ lục 01, 02).

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu

Thông tin, số liệu đƣợc tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel. Các tài liệu sau khi tổng hợp sẽ đƣợc trình bày bằng hình thức bảng thống kê.

2.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu * Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp sử dụng các chỉ tiêu thống kê về số lƣợng, tỷ lệ,... để mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản đơn vị nghiên cứu, thực trạng hoạt động marketing trong huy động vốn tại ABBANK Thái Nguyên.

* Phương pháp thống kê so sánh

Dùng để so sánh, đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu theo các đối tƣợng, nội dung, các loại hình nghiệp vụ và đơn vị thời gian.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là sự chênh lệch giữa số liệu của kỳ nghiên cứu và kỳ

kỳ nhằm tìm ra nguyên nhân, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo. ∆y = Yt - Yt-1

Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ nghiên cứu t + Yt-1: Số liệu kỳ (t-1)

+ ∆y: Sự chênh lệch của số liệu qua 2 kỳ

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng thể, đƣợc đo bằng phần trăm (%). Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

100   Y Y d i i (%) Trong đó: + Yi: Số liệu thành phần i. + Y : Số liệu tổng hợp. + di (%): Tỷ trọng của Yi so với Y.

- Tốc độ tăng trƣởng là tỷ lệ (%) tăng lên hoặc giảm đi giữa số liệu của kỳ nghiên cứu t và kỳ (t-1). Chỉ tiêu này phản ánh đƣợc tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu nghiên cứu qua các kỳ, qua đó giúp việc phân tích, đánh giá và đƣa ra các biện pháp giải quyết cho phù hợp.

100 1 1      t t t i Y Y Y a (%) Trong đó:

+ Yt-1: Số liệu kỳ (t-1).

+ ai (%): Tốc độ tăng trƣởng qua 2 kỳ.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động marketing trong huy động vốn tại NHTM * Chính sách sản phẩm: Các sản phẩm có đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng thông qua việc đo lƣờng bằng khả năng thỏa mãn, mức độ hài lòng của khách hàng đối với cơ cấu sản phẩm của ngân hàng.

* Chính sách giá: Mức độ nhạy cảm của khách hàng với chính sách giá là rất cao, chính vì vậy nếu có đƣợc một chính sách giá tốt sẽ giúp cho ngân hàng thu hút đƣợc khách hàng. Chính sách này đƣợc thể hiện thông qua 2 chỉ tiêu:

- Lãi suất huy động - Phí dịch vụ

* Chính sách phân phối: Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong chính sách quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Mở rộng mạng lƣới không chỉ giúp ngân hàng nâng cao khả năng huy động vốn, mà còn đáp ứng nhiều mục tiêu mà ngân hàng đề ra. Chính sách này đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu về:

- Mạng lưới Phòng giao dịch /Quỹ tiết kiệm (PGD/QTK) - Kênh bán hàng trực tiếp/bán hàng qua điện thoại - Mạng lưới ATM và POS

* Chính sách xúc tiến hỗn hợp: Một ngân hàng có chính sách xúc tiến hỗn hợp mạnh sẽ tạo đƣợc sự tin tƣởng và lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Chính sách này đƣợc thể hiện thông qua 2 hoạt động:

- Hoạt động quảng cáo

- Hoạt động xây dựng thương hiệu và định vị ngân hàng

* Chính sách nguồn nhân lực: Con ngƣời là yếu tố mang tính quyết định cho sự phát triển của một tổ chức. Để hoạt động marketing mang lại hiệu quả cao, thì những nhân viên ngân hàng không chỉ cần có tính chuyên nghiệp về chuyên môn nghiệp vụ, mà còn có cả kinh nghiệm marketing để thực hiện thành công các chiến lƣợc marketing và chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng đã đặt ra.

* Tiến trình cung cấp dịch vụ: Tiến trình cung ứng dịch vụ của ngân hàng là một trong những căn cứ để khách hàng đánh giá về khả năng cung ứng sản phẩm dịch vụ. Một ngân hàng có quy trình cung ứng dịch vụ nhanh, thuận tiện và hiệu quả sẽ có lợi thế trong cạnh tranh

* Minh chứng hữu hình: Mục tiêu của marketing tổ chức cơ sở hạ tầng ngân hàng chính là tạo ra cho khách hàng niềm tin từ ngay lần tiếp xúc đầu tiên.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING

TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Thái Nguyên

3.1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP An Bình

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đƣợc thành lập theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp vào ngày 13 tháng 05 năm 1993.

Với bề dầy kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động tại thị trƣờng tài chính ngân hàng Việt Nam, ABBANK đƣợc đánh giá là một trong những ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững trong nhiều năm trở lại đây.

ABBANK có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, ABBANK có những Cổ đông lớn trong nƣớc và nƣớc ngoài nhƣ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco); Ngân hàng lớn nhất Malaysia May bank, và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

Với số vốn điều lệ gần 4.800 tỷ đồng và mạng lƣới lên đến 145 điểm giao dịch, ABBANK tự hào phục vụ hàng trăm ngàn khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, ABBANK cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trọn gói, đáp ứng nhiều nhu cầu đa dạng của khách hàng nhƣ: tài trợ (nhập khẩu/ xuất khẩu, dự án đầu tƣ, tài trợ thƣơng mại,…); Cho vay (bổ sung vốn kinh doanh trả góp, cầm cố hàng hoá, …); Bảo lãnh; Thanh toán quốc tế và các sản phẩm tiền gửi (tài khoản thanh toán, tiền gửi rút vốn linh hoạt, tiền gửi ký quỹ, …). Đặc biệt, xác định phân khúc khách hàng chiến lƣợc là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), ABBANK đã xây dựng gói giải pháp tài chính tối ƣu cho SME và ra mắt Trung tâm SME nhằm phục vụ riêng cho nhóm khách hàng này.

Với nhóm khách hàng cá nhân, ABBANK tự tin cung cấp tới khách hàng các sản phẩm tiền gửi an toàn, hiệu quả và các sản phẩm cho vay tiêu dùng linh hoạt (vay mua nhà, vay mua xe, vay du học, vay sản xuất kinh doanh,…) cùng các dịch vụ đa dạng (Chuyển tiền trong và ngoài nƣớc; Thanh toán tiền điện; …). Đặc biệt, ABBANK chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, phù hợp với xu thế mới và gia tăng tiện ích cho khách hàng nhƣ Online Banking, SMS Banking, Mobile Banking.

Với định hƣớng phát triển trở thành một ngân hàng bán lẻ, định vị sự khác biệt của ABBANK trên thị trƣờng tài chính là một ngân hàng thân thiện với cộng đồng. Sự thân thiện, chuyên nghịêp và tận tâm của đội ngũ nhân viên là tiêu chí và kim chỉ nam cho hoạt động của ABBANK . Chọn phƣơng châm kinh doanh là “Trao giải pháp - Nhận nụ cười”.

Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng trong nền kinh tế ngày càng phát triển cũng nhƣ với mong muốn ABBANK ngày càng phát triển, tháng 3 năm 2002, ABBANK đã tiến hành cải cách mạnh mẽ về cơ cấu và nhân sự để tập trung vào chuyên ngành kinh doanh ngân hàng thƣơng mại và ngân hàng đầu tƣ.

Năm 2005:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trở thành cổ đông chiến lƣợc của ABBANK. Ngoài ra còn có các cổ đông lớn khác: Tổng công ty Tài chính dầu khí (PVFC), Tổng công ty Xuất nhập khẩu Hà Nội (GELEXIMCO).

Năm 2006:

Ngày 06.12.2006, ABBANK ký hợp đồng triển khai Core banking sulutions với Temenos và khai trƣơng trung tâm Thanh toán quốc tế tại Hà Nội.

Vốn điều lệ đạt 165 tỷ đồng và đầu năm 2006 tăng lên 1.131 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2006.

Năm 2007:

Tháng 1/2007, tạp chí Asia Money bình chọn ABBANK là nhà phát hành trái phiếu công ty bản tệ tốt nhất Châu Á.

Tháng 3/2007, ABBANK ký hợp đồng liên kết chiến lƣợc với Agribank và các công ty thành viên của EVN nhƣ : PC1, PC2, PC3…

Tháng 4/2007, ABBANK trở thành thành viên của mạng thanh toán Paynet. Tháng 5/2007, ABBANK đƣợc Ban tổ chức Hội chợ tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Banking Expo 2007 trao giải thƣởng Quả cầu vàng- The Banker cho ngân hàng phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ công nghệ cao.

Tháng 11/2007, tăng vốn điều lệ lên 2.300 tỷ đồng.

Tháng 12/2007, ABBANK đã nâng số lƣợng điểm giao dịch lên tới 33 điểm và trên 20 tỉnh thành.

Năm 2008:

ABBANK triển khai thành công phần mềm ngân hàng lõi (Core banking) vào hoạt động trên tòan hệ thống

ABBANK tăng vốn điều lệ lên 2.705 tỷ đồng.

Năm 2009:

Tháng 7/2009:ABBANK chinh thức tăng vốn điều lệ lên 2.850tỷ đồng. Công bố hợp tác với Prudencial Việt nam và Deutsche bank.

Tháng 9/2009: ABBANK chính thức khai trƣơng trụ sở mới tại 170 Hai Bà Trƣng, Phƣờng Đa Kao Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, triển khai giao dịch ngoài giờ tại sở giao dịch.

Tháng 12/2009: ABBANK chính thức tăng vốn điều lệ lên 3.482tỷ đồng.

Năm 2010:

ABBANK thành lập trung tâm tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và tham gia Dự án tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn III.

ABBANK đã kết nối thành công với hệ thống mạng lƣới VNBC - Công ty cổ phần thẻ thông minh Vi Na thông qua Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink.

Mạng lƣới ABBANK đạt trên 110 điểm giao dịch phủ khắp 29 tỉnh thành trên toàn quốc.

Trong năm 2010: ABBANK phát hành thành công trái phiếu với tổng mệnh giá 600 tỷ đồng cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Maybank. Maybank duy trì tỷ lệ sở hữu cổ phần 20% tại ABBANK. ABBANK tăng vốn điều lệ lên 3.831 tỷ đồng.

Năm 2011: ABBANK tăng vốn điều lệ lên 4.200 tỷ đồng.

Năm 2012: Mạng lƣới ABBANK đạt trên 140 điểm giao dịch tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc. ABBANK thực hiện tái cấu trúc ngân hàng với tƣ vấn của Deloitte và đã hoàn thành cơ cấu tổ chức mới cho các Khối Hội sở.

Năm 2013: Ngày 16/04/2013, ABBANK trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế VISA.

Ngày 26/04/2013, ABBANK tăng vốn điểu lệ lên gần 4.800 tỷ đồng, IFC -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)