Điểm mạnh của chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 101 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Điểm mạnh của chính sách

3.3.1.1. Kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới gặp nhiều khó khăn tác động lớn đến hệ thống ngân hàng nhƣng ABBANK Thái Nguyên vẫn luôn duy trì và đảm bảo hoạt động huy động vốn, vì vậy đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng ghi nhận, giúp ngân hàng ngày càng khẳng định đƣợc vị thế của mình. Một trong những công cụ thúc đẩy nâng cao hoạt động huy động vốn là hoạt động marketing. Chúng ta cùng xem xét những kết quả đạt đƣợc của hoạt động marketing trong công tác huy động vốn của ABBANK Thái Nguyên:

* Số dư huy động vốn qua các năm

Với định hƣớng trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, chính vì vậy ABBANK luôn nỗ lực mở rộng quy mô hoạt động, sử dụng nhiều biện pháp tích cực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, tổ chức kinh tế để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay vốn từ các thành phần kinh tế. Vì vậy, tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Ta có bảng theo dõi nguồn vốn huy động và tỷ trọng nguồn vốn huy động đƣợc trong tổng nguồn vốn từ 2012 đến 2014:

Bảng 3.16. Quy mô huy động vốn

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Nguồn vốn huy động 284.098 533.342 519.331 Tổng nguồn vốn 311.948 565.160 560.331 Tỷ lệ vốn huy động/ tổng nguồn vốn 91,07% 94,37% 92,68%

Từ bảng quy mô huy động vốn ta thấy:

Xét về tỷ trọng nguồn vốn huy động chiếm từ 91% đến 94% trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ này chiếm 91,07%, một tỷ lệ rất lớn, năm 2013 là 94,37% tăng nhẹ so với năm 2012, năm 2014 là 92,68%. Tỷ lệ này luôn đƣợc ABBANK Thái Nguyên duy trì ở mức cao giữa các năm đều trên 90%. Năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế lại rơi vào khó khăn, tăng trƣởng GDP giảm, các doanh nghiệp bị phá sản, hệ quả là rủi ro trong hệ thống ngân hàng tăng lên, lòng tin thị trƣờng sụt giảm mạnh, ngành ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trƣớc nợ xấu, áp lực tái cơ cấu cũng nhƣ những chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN. Tuy nhiên trong bối cảnh đó, ABBANK Thái Nguyên đã nỗ lực cao độ để củng cố hệ thống, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thực hiện nhiều chính sách ƣu đãi và thu hút khách hàng đồng thời chú trọng công tác quản trị rủi ro. Đồng thời, năm 2012 là năm thứ hai ABBANK Thái Nguyên triển khai việc tiếp cận với các khách hàng lớn trên địa bàn với chƣơng trình khách hàng thân thiết của chi nhánh với nhiều ƣu đãi lớn cũng thúc đẩy tăng cƣờng tiền gửi từ doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các đối tƣợng khác nhằm mục đích làm tăng tỷ trọng của số dƣ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng cơ cấu tiền gửi của Ngân hàng. Năm 2013 tỷ trọng vốn tăng cao so với năm 2012 do nguồn vốn huy động từ phân khúc KHCN tăng cao trong năm này, đánh dấu bƣớc đầu thành công khi ngân hàng tiến hành chuyển dịch cơ cấu sang bán lẻ.

Vốn huy động là bộ phận vốn cơ bản phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do vậy việc tăng trƣởng tỷ trọng vốn huy động hàng năm giúp ngân hàng giải quyết đƣợc nhu cầu cho vay mở rộng hoạt động tín dụng và đầu tƣ. Năm 2013 và 2014 là hai năm ABBANK Thái Nguyên tiến hành chuyển dịch cơ cấu sang bán lẻ, đồng thời có những chính sách huy động đúng đắn, những biện pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, mở rộng loại hình hoạt động, thu hút nhiều kênh huy động mới… thực sự đã phát huy hiệu quả, quy mô vốn huy động nhờ đó đƣợc tăng lên đáng kể.

- Hiện nay ABBANK Thái Nguyên đã có rất nhiều hình thức huy động vốn khác nhau dành cho các đối tƣợng khách hàng với các mục đích khác nhau. Khách hàng có thể lựa chọn các cách thức gửi tiền với các khoảng thời gian linh hoạt, từ 01 tháng đến 36 tháng, với các hình thức rút hoặc gửi thêm hoặc lĩnh lãi phù hợp theo nhu cầu của mình. Đồng thời ngân hàng cũng áp dụng nhiều mức lãi suất khác nhau cho từng sản phẩm huy động, từng kỳ hạn khác nhau.

- Ngoài ra, trong năm 2014 ABBANK Thái Nguyên đã có những đề xuất mở rộng hệ thống phân phối với việc xây dựng thêm các chi nhánh và quỹ tiết kiệm trên địa bàn tỉnh vào năm 2015 và đã đƣợc ABBANK chấp nhận. Cùng với đó là phát triển các hình thức giao dịch thuận tiện thông qua hệ thống ngân hàng di động đƣợc cung cấp cho khách hàng thông qua các kênh điện thoại, internet và thẻ đã giúp khách hàng chủ động và gặp nhiều thuận lợi trong quá trình giao dịch

- Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thay đổi theo hƣớng tích cực. Nguồn tiền gửi từ khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng.

- Huy động vốn hoàn toàn đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo đƣợc nhu cầu đầu tƣ và cho vay an toàn của ngân hàng.

- Với kết quả nguồn vốn huy động đƣợc liên tục tăng lên trong các năm có thể thấy đƣợc ABBANK Thái Nguyên đang dần củng cố đƣợc vị trí của mình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.3.1.2. Điểm mạnh của công tác marketing

- Việc thực hiện công tác marketing đã đem lại những kết quả khả quan, tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng lên, đây là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, sự gia tăng này cũng phù hợp với định hƣớng phát triển của ngân hàng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán. Mặc dù nền kinh tế những năm gần đây ngày càng khó khăn nhƣng nguồn vốn huy động đƣợc vẫn có xu hƣớng tăng.

- Chính sách về sản phẩm: Về mặt phát triển sản phẩm, mặc dù tại chi nhánh thì không có quyền quyết định về chiến lƣợc này nhƣng ABBANK Thái Nguyên đã có sự liên kết chặt chẽ với khối marketing hội sở trong việc triển khai

và phát triển các dịch vụ với các đối tác chiến lƣợc góp phần vào sự gia tăng doanh thu cho ngân hàng.

- Chính sách về giá: ABBANK Thái Nguyên áp dụng biểu phí và lãi suất vô cùng linh hoạt cho các khách hàng hiện hữu cũng nhƣ những khách hàng mới, luôn đƣợc điều chỉnh theo từng thời kỳ khác nhau tuỳ theo nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ biến động của thị trƣờng nên đảm bảo giữ đƣợc chân các khách hàng hiện hữu.

- Chính sách về phân phối sản phẩm: ABBANK Thái Nguyên đã tìm hiểu khá kỹ những địa điểm đặt chi nhánh và máy ATM - đều là những khu vực đông dân cƣ, khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với ngân hàng. Đồng thời, với việc xây dựng đội ngũ bán hàng trực tiếp cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ đã làm tăng hiệu quả huy động vốn.

- Chính sách về xúc tiến hỗn hợp: Các hoạt động thực hiện vì cộng đồng đều đã đƣợc xã hội công nhận và đem lại sức lan toả cao, gây thiện cảm lớn đến cho khách hàng. Những chƣơng trình ƣu đãi và phát triển những dịch vụ gia tăng đã tạo hứng thú và sự quan tâm của các đối tƣợng khách hàng. Đặc biệt, việc tiến hành chuyển dịch cơ cấu sang ngân hàng bán lẻ đã đem lại những hiệu quả rất khả quan cho ngân hàng trong hoạt động huy động vốn.

- Chính sách về con ngƣời: ABBANK Thái Nguyên đã tạo dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp. Đã đƣa ra đƣợc nhiều chính sách thu hút nhân tài và khuyến khích đƣợc toàn thể nhân viên trở thành những nhà marketing cho ngân hàng.

- Chính sách về minh chứng hữu hình: Chi nhánh Thái Nguyên đã luôn cố gắng tạo dựng nên hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng thông qua việc tuân thủ nghiêm ngặt việc xây dựng cơ sở hạ tầng cùng các tài liệu hữu hình chi nhánh và các phòng giao dịch trên địa bàn cho phù hợp với các giai đoạn phát triển thƣơng hiệu của ABBANK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)