Khái quát về ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 52 - 59)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Khái quát về ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Thái Nguyên

- Tên đơn vị: NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH- CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN - Tên tiếng anh: ABBANK THAI NGUYEN

- Tên viết tắt: ABBTN

- Trụ sở chính: Số 140 Đƣờng Hoàng Văn Thụ- TP Thái Nguyên - Điện thoại: 0280.3 656 655

- Fax: 0280.3 656 590

ABBANK Thái Nguyên có tiền thân là Phòng Giao Dịch Thái Nguyên trực thuộc Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội đƣợc thành lập tháng 12 năm 2007.

Đến ngày 13/09/2010, Phòng Giao Dịch Thái Nguyên đƣợc nâng cấp lên thành Chi nhánh Thái Nguyên. Với hơn 4 năm phát triển, ABBANK Thái Nguyên đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể và mở rộng đƣợc 2 Quỹ tiết kiệm Phổ Yên và Mỏ Bạch, số lƣợng nhân viên tăng từ 15 đến 44 ngƣời.

ABBANK Thái Nguyên là một ngân hàng thƣơng mại chuyên nghiệp, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cƣ, các thành phần kinh tế khác và cho vay trong nhiều lĩnh vực công - thƣơng nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ,… Đầu năm 2009, ngân hàng mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Là một chi nhánh trực thuộc ABBANK, ABBANK Thái Nguyên hoạt động dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và nguồn vốn điều hoà từ Hội sở ABBANK, với mục tiêu chiến lƣợc là “Trao giải pháp - nhận nụ cười” đã và đang đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Những năm qua ngân hàng không ngừng nỗ lực phấn đấu vƣơn lên và đạt đƣợc những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hoá kinh doanh và hiệu quả.

3.1.2.2. Lĩnh vực kinh doanh của ABBANK Thái Nguyên

ABBANK Thái Nguyên là chi nhánh mới thành lập nhƣng tốc độ triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ là tƣơng đối đa dạng và đầy đủ, chi nhánh không đơn thuần chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay truyền thống, mà đã áp dụng nhiều dịch vụ mới phục vụ khách hàng nhƣ: Các dịch vụ nhƣ chuyển tiền nội địa, thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền ra nƣớc

ngoài, kiểu hối, chi hộ - thu hộ, bảo lãnh tiết kiệm tích lũy và đặc biệt là dịch vụ thẻ và hệ thống máy rút tiền tự động (ATM)… đã làm cho hoạt động của chi nhánh ngày càng phong phú, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Định hƣớng sản phẩm: Ƣu tiên bán lẻ (sản phẩm tiêu dùng nhóm khách hàng nhỏ sản phẩm kinh doanh và kinh doanh trả góp).

Định hƣớng nhóm nghề ƣu tiên: Nhà thầu EVN, nhóm kinh doanh vận tải xe khách, taxi, nhóm xây dựng.

3.1.2.3. Mô hình tổ chức và nội dung hoạt động a. Sơ đồ tổ chức bộ máy GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Doanh nghiệp Phòng cá nhân Phòng hỗ trợ Phòng kế toán và Phòng hành chính kho quỹ Bộ phận tiếp thị Doanh nghiệp Bộ phận thẩm định Doanh nghiệp Bộ phận tiếp thị cá nhân Bộ phận thẩm định cá nhân Bộ phận quản lý tín dụng Bộ phận TTQT Bộ phận xử lý Giao dịch Bộ phận kế toán Bộ phận quỹ Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của ABBANK Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng hành chính ABBANK Thái Nguyên) b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban giám đốc: bao gồm giám đốc và các phó giám đốc - là bộ phận quản lý

và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trƣớc Ngân hàng TMCP An Bình và cơ quan pháp luật.

- Phòng Doanh nghiệp:Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển khách hàng, phát triển thị phần và chăm sóc khách hàng hiện hữu.

 Hƣớng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến cho vay, bảo lãnh.  Nghiên cứu hồ sơ, xác minh tình hình sản xuất kinh doanh, phƣơng án vay vốn, khả năng quản lý, tài sản đảm bảo của khách hàng.

 Phân tích, thẩm định, đề xuất cho vay và gia hạn hồ sơ cho vay bảo lãnh.  Hƣớng dẫn khách hàng bổ túc hồ sơ, tài liệu để hoàn chỉnh hồ sơ.

 Thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay của Ngân hàng đền khách hàng.

 Thực hiện thủ tục công chứng các hợp đồng cầm cố, thế chấp và đăng ký giao dịch đảm bảo.

 Tham gia tiếp nhận tài sản cầm cố

 Lập chứng thƣ bảo lãnh đối với nghiệp vụ bảo lãnh nội địa, kiểm tra sử dụng vốn định kỳ, đột xuất sau khi cho vay

 Đôn đốc khách hàng trả vốn và lãi đúng hạn.

 Đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ trễ hạn, quá hạn trong phạm vi trách nhiệm theo quy định của Ngân hàng.

 Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm. Theo dõi đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho giám đốc Chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công việc.

 Bộ phận tiếp thị doanh nghiệp là nơi chịu trách nhiệm chính về các công tác marketing của chi nhánh về mảng khách hàng doanh nghiệp

- Phòng cá nhân: Cũng giống nhƣ phòng doanh nghiệp, ngoại trừ chức năng

thứ 3 đƣợc bổ sung nhƣ sau: Nghiên cứu hồ sơ, xác minh nhân thân, nguồn thu nhập dùng để trả nợ, tài sản đảm bảo… của các khách hàng có nhu cầu vay bất động sản và tiêu dùng khác, tham gia thực hiện giải ngân, thu nợ đối với nghiệp vụ cho vay cán bộ công nhân viên theo quy định của Ngân hàng. Bộ phận tiếp thị cá nhân là nơi chịu trách nhiệm chính về các công tác marketing của chi nhánh về mảng khách hàng cá nhân.

- Phòng hỗ trợ:

+ Bộ phận quản lý tín dụng:

 Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã đƣợc phê duyệt trƣớc khi giải ngân  Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân, thanh lý và lƣu trữ hồ sơ tín dụng  Quản lý danh mục dƣ nợ và tình hình thu hồi nợ

 Hƣớng dẫn, hỗ trợ, kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với các đơn vị trực thuộc. + Bộ phận thanh toán quốc tế:

 Thực hiện công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.

 Hƣớng dẫn khách hàng tất cả các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế.  Kiểm tra về mặt kỹ thuật, thẩm định và đề xuất phát hành, thanh toán, thông báo L/C và thực hiện các phƣơng thức thanh toán quốc tế khác.

 Lập thủ tục và thanh toán cho nƣớc ngoài, nhận thanh toán từ nƣớc ngoài theo yêu cầu của khách hàng.

 Nhận xét tính hợp lệ của bộ chứng từ xuất khẩu và vị trí ngân hàng phát hành L/C trong việc cho vay cầm cố bộ chứng từ.

 Mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu của khách hàng theo quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.

 Thực hiện việc chuyển tiền phí mậu dịch ra nƣớc ngoài.

 Lập chứng từ kế toán có liên quan đến công việc do bộ phận đảm trách.  Quản lý và lƣu trữ hồ sơ thanh toán quốc tế theo quy định.

 Xây dựng kế hoạch tháng năm, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp khắc phục các khó khăn trong công tác.

+ Bộ phận xử lý giao dịch

 Thực hiện công tác tiếp thị, thu nhập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.

 Thực hiện các nghiệp vụ tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, các nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm, các nghiệp vụ kế toán tiền vay, chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối, chuyển tiền phi mậu dịch, thu đổi ngoại tệ tiền mặt, sec và các loại thẻ quốc tế, các nghiệp vụ về thẻ ABBANK, các nghiệp vụ liên quan đến vốn cổ phần, thu chi tiền mặt…

 Thực hiện các công tác tiếp thị, thu thập ý kiến đóng góp của khách hàng, đề xuất cho Giám đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến nhằm tăng cƣờng năng lực cạnh tranh và phát triển thị phần.

 Thực hiện các tác nghiệp mua bán vàng phục vụ cho hoạt động huy động cho vay và hoạt động kinh doanh của đơn vị theo quy định của ngân hàng.

 Lập các chứng từ kế toán liên quan do bộ phận đảm trách.  Hƣớng dẫn và giới thiệu tất cả các sản phẩm của ngân hàng.

 Tƣ vấn cho khách hàng trong việc sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.  Thực hiện các thủ tục ban đầu khi khách hàng sử dụng sản phẩm và hƣớng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm và hƣớng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch liên quan.

 Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ hoạt động của chi nhánh.

 Hƣớng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc chi nhánh.

 Đảm nhận công tác thanh toán của chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác.

 Tổng hợp kế toán kinh doanh tài chính toàn chi nhánh.  Quản lý chi nhánh điều hành.

 Quản lý thanh khoản.  Quản lý kho quỹ.

 Bảo quản và sử dụng khuôn dấu của chi nhánh theo đúng quy định

- Phòng hành chính:

 Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lƣu trữ văn thƣ.  Đảm nhận công tác lễ tân, hậu cần của chi nhánh.

 Thực hiện mua sắm, tiếp nhận, quản lý, phân phối các loại tài sản, vật phẩm liên quan đến hoạt động tại chi nhánh.

 Chủ trì việc kiểm kê tài sản, tham mƣu, theo dõi thực hiện chi phí điều hành trên cơ sở có kế hoạch đã đƣợc duyệt.

 Chịu trách nhiệm tổ chức và theo dõi kiểm tra công tác áp tải tiền, bảo vệ an ninh, phòng cháy chữa cháy và đảm bảo tuyệt đối an toàn cơ sở vật chất trong và ngoài giờ làm việc.

 Quản lý hệ thống kho hàng cầm cố của ngân hàng và nhân sự phụ trách kho hàng cầm cố.

 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự hàng năm căn cứ kế hoạch mở rộng mạng lƣới và kết quả định biên của chi nhánh.

 Phối hợp với phòng nhân sự tại hội sở trong việc tuyển dụng tại chi nhánh.  Quản lý các vấn đề nhân sự liên quan đến luật lao động: Hợp đồng lao động, nghỉ phép,…tại chi nhánh.

 Chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm tra tính tuân thủ chấp hành nội quy, quy chế, quy định có liên quan đến nhân sự trong toàn chi nhánh.

Hệ thống mạng lƣới hoạt động của chi nhánh bao gồm 01 phòng giao dịch và 01 quỹ tiết kiệm, cụ thể:

+ Phòng giao dịch Phổ Yên + Quỹ tiết kiệm Mỏ Bạch

Cơ cấu tổ chức của ABBANK Thái Nguyên đã thể hiện sự quản lý bao quát của Ban giám đốc xuống các phòng ban chức năng, điều này đảm bảo cho nhà quản lý có thể trực tiếp điều hành và nắm bắt tình hình hoạt động của toàn chi nhánh dễ dàng. Bên cạnh đó, việc phân chia các phòng ban chức năng thành các phòng cụ thể theo từng nhiệm vụ đã là cho công việc của các phòng tập trung vào một mảng công việc. Sự phân chia này sẽ đảm bảo công việc của các phòng chức năng không bị đan xen, chồng chéo lẫn nhau, từ đó nâng cao năng suất lao động của nhân viên. Chúng ta có thể nhận thấy giữa bộ phận khách hàng doanh nghiệp và bộ phận khách hàng cá nhân đã đƣợc tách riêng, vì vậy mà ngân hàng có thể tập trung phục vụ riêng cho từng nhóm khách hàng tiềm năng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)