5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Tình hình hoạt động từ năm 2012 đến năm 2014 tại ngân hàng
Bình - Chi nhánh Thái Nguyên
Năm 2012, mặc dù có những khó khăn về kinh tế và những chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, tuy nhiên với việc mở rộng quy mô hoạt động cũng nhƣ đa dạng các lĩnh vực kinh doanh (thêm nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng), mở rộng địa bàn ra toàn tỉnh, tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu của ngân hàng nhƣ phát quỹ học bổng “Ươm mầm cho ngân hàng những ước mơ”… Vì thế tên tuổi của ngân hàng đã đƣợc nhiều ngƣời biết đến, thu hút đƣợc lƣợng khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh ngày càng tăng, điều này đã giúp cho ABBANK Thái Nguyên đã hoàn thành đƣợc những chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
Nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng trong năm 2013 vẫn gặp phải các vấn đề khó khăn, nhƣng ABBANK Thái Nguyên vẫn tiếp tục đạt mức tăng trƣởng vƣợt bậc ở cả quy mô tài sản, chuyển dịch mạnh trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tăng trƣởng mạnh các chỉ số sinh lời và lợi nhuận.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của ABBANK Thái Nguyên
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Tổng tài sản 311.948 565.160 560.331
Nguồn vốn huy động 284.098 533.342 519.331
Dƣ nợ tín dụng 267.259 346.091 363.603
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,3% 1,38% 0,69%
Lợi nhuận trƣớc thuế 4.550 6.058 8.721
Lợi nhuận sau thuế 3.413 4.544 6.541
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản
bình quân (ROA) (%) 1,09 0,80 1,17
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 - 2014 của ABBANK Thái Nguyên)
Quy mô tổng tài sản: Tổng tài sản của ABBANK Thái Nguyên tăng đều qua các năm. Năm 2013, tổng tài sản của ABBANK Thái Nguyên tăng 81,17% so với năm 2012 do tăng trƣởng từ nguồn vốn huy động và dƣ nợ tín dụng.
Kết thúc năm tài chính 2014, tổng tài sản của ABBANK Thái Nguyên đạt 560.331 triệu, giảm 4.829 triệu đồng, tƣơng đƣơng với 0,85% so với năm 2013 do nguồn vốn huy động trong dân cƣ bị giảm sút.
Hoạt động huy động vốn: Năm 2012 huy động vốn của ABBANK Thái Nguyên diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn. Tuy vậy đến cuối năm, tổng nguồn vốn huy động đƣợc là 284.098 triệu đồng, một con số khá ấn tƣợng với một ngân hàng còn khá non trẻ.
Năm 2013, tiền gửi huy động từ khách hàng tăng 87,73% so với năm 2012, từ con số 284.098 triệu đồng lên con số 533.342 triệu đồng. Đây là một thành tích khá ấn tƣợng của tập thể ABBANK Thái Nguyên. Điều này một phần là nhờ vào việc ngân hàng đã có sự thay đổi chuyển dịch cơ cấu sang ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên lại bị chững lại vào năm 2014. Tính đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng chỉ đạt mức 519.331 triệu đồng, giảm 2,62% so với năm 2013. Điều này đƣợc lý giải là do trong năm 2014, mức lãi suất của ABBANK Thái Nguyên có giảm nhẹ so với các ngân hàng trong địa bàn tỉnh dẫn đến một lƣợng khách hàng dân cƣ đã rút tiền gửi để đi gửi ở các ngân hàng khác.
Hoạt động tín dụng: Dƣ nợ tín dụng của ABBANK Thái Nguyên tăng khoảng 36,05% từ năm 2012 đến năm 2014. Năm 2012 có thể nói là một năm “xuống dốc” của toàn ngành ngân hàng, ngoài những điểm sáng nhƣ lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống đƣợc đảm bảo… thì bức tranh bao phủ ngành ngân hàng năm 2012 là màu xám. Đó là tăng trƣởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm, nợ xấu tăng vọt. Dƣ nợ tín dụng đạt ở mức thấp, chứng tỏ ABBANK Thái Nguyên có chất lƣợng nợ khá tốt. ABBANK Thái Nguyên luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp hơn mức trung bình của toàn ngành ngân hàng. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu của ABBANK Thái Nguyên chỉ đạt mức 0,3%, điều này đƣợc lý giải do tại thời điểm đó mặc dù chịu ảnh hƣởng từ nền kinh tế, nhƣng khâu thẩm định của ngân hàng tƣơng đối tốt nên đã hạn chế đƣợc nợ xấu. Đến năm 2013 và 2014, mặc dù tỷ lệ nợ xấu cao hơn lên mức 1,38% và 0,69% nhƣng vẫn nằm ở ngƣỡng thấp và trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
Tăng trƣởng tín dụng năm 2013 tăng 29,5% so với năm 2012, đạt mức 346.091 triệu đồng, đánh dấu sự tăng trƣởng vƣợt bậc so với những năm trƣớc đó. Và ngân hàng vẫn giữ đƣợc đà tăng trƣởng tín dụng sang năm 2014 với mức dƣ nợ đạt 363.603 triệu đồng.
Lợi nhuận: Lợi nhuận trƣớc thuế của ABBANK Thái Nguyên liên tục tăng qua các năm từ 2012 đến 2014, cho thấy sự tăng trƣởng ổn định của ngân hàng.
Năm 2013, lợi nhuận trƣớc thuế của ABBANK Thái Nguyên tăng 33,14% so với năm 2012, đƣa con số lợi nhuận lên 6.058 triệu đồng. Đến năm 2014, con số này lên đến 8.721 triệu đồng. Mặc dù đây không phải là con số quá lớn nhƣng lại là sự nỗ lực cố gắng rất lớn của toàn thể ngân hàng vƣợt qua những khó khăn của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong tỉnh.
ABBANK Thái Nguyên tuy đạt mức lợi nhuận khá nhƣng vẫn còn rất khiêm tốn so với các ngân hàng khác cùng quy mô về vốn và mạng lƣới. Là ngân hàng có nền tảng là nhóm khách hàng thuộc EVN, có cổ đông lớn là Ngân hàng nƣớc ngoài nhƣng còn nhiều điểm hạn chế nhƣ: Hệ thống khách hàng còn ít phụ thuộc lớn vào nhóm khách hàng của nghành điện, năng lực bán lẻ và tiêu dùng còn hạn chế do mạng lƣới hoạt động chƣa mở rộng.
Chỉ số ROA của ngân hàng bị giảm từ năm 2012 đến 2013 do quy mô tổng tài sản của ABBANK Thái Nguyên tăng mạnh, đồng thời do chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn của ABBANK Thái Nguyên đã tăng lại vào năm 2014 với ROA là 1,17% chủ yếu đến từ việc chuyển dịch cơ cấu tài sản và nguồn vốn sang các hoạt động có tính bền vững và khả năng sinh lời cao hơn.