Thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP An Bình Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 62 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Thực trạng huy động vốn của ngân hàng TMCP An Bình Ch

Thái Nguyên trong giai đoạn 2012 - 2014

Tình hình huy động vốn của ABBANK Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014 đƣợc chia theo các tiêu chí nhƣ sau:

3.1.4.1. Thực trạng huy động vốn theo hình thức huy động

Nguồn vốn nói chung và nguồn vốn huy động nói riêng của ABBANK Thái Nguyên hiện nay sử dụng các hình thức huy động dƣới đây:

- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế; cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dƣới hình thức tiền gửi tổ chức không kỳ hạn, tiền gửi tổ chức có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi khác;

- Vốn huy động từ việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động tại ABBANK Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng, giảm so với 2012 (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng, giảm so với 2013 (%)

1. Tiền gửi TC không kỳ hạn 20.657 7,27 33.959 7,24 64,39 43.321 8,34 27,57

2. Tiền gửi TC có kỳ hạn 1.121 0,39 71.250 1,52 535,59 615 0,12 (91,37)

3. Tiền gửi tiết kiệm 251.282 88,45 426.774 90,95 69,84 473.870 91,25 11,04

4. Tiền gửi ký quỹ 219 0,08 1.359 0,29 520,55 1.428 0,27 5,08

5. Tiền gửi của khách hàng nƣớc ngoài 0 0 0 0 97 0,02

6. Phát hành giấy tờ có giá 10.819 3,81 0 0 (100,00) 0 0

Tổng 284.098 100 533.342 100 65,16 519.331 100 10,68

(Nguồn: Báo cáo thống kê về hoạt động huy động vốn năm 2012 - 2014 của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên)

4

Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy những vấn đề sau về tình hình huy động vốn xét theo hình thức huy động trong những năm vừa qua:

Về loại hình huy động: ABBANK Thái Nguyên có các hình thức huy động khá phong phú và truyền thống bao gồm huy động qua các TCKT thông qua việc huy động từ tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, quốc doanh và ngoài quốc doanh, huy động qua các đối tƣợng là khách hàng cá nhân, huy động qua việc phát hành giấy tờ có giá và qua việc thu hút tiền gửi của các TCTD. Việc này giúp cho ngân hàng có thể chủ động đƣợc nguồn vốn huy động, luôn có kế hoạch bù đắp khi bị mất nguồn, giúp tổng thể ngân hàng hoạt động một cách nhịp nhành, hiệu quả và an toàn hơn.

Bên cạnh đó, ta có thể nhìn thấy một cách tổng thể thì nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động, lần lƣợt là 88,45% năm 2012, 90,95% năm 2013 và 91,25% năm 2014. Trong năm 2013 nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tăng 69,84% so với năm 2012, năm 2014 tăng 11,04% so với năm 2013. Qua đây, cho thấy ABBANK Thái Nguyên đã có những chính sách huy động hiệu quả và phù hợp qua từng thời kỳ.

Hơn nữa có thể nhận thấy tỷ trọng huy động vốn từ TCKT luôn thấp hơn tỷ trọng nguồn vốn huy động từ cá nhân. Tuy nhiên với mục đích trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của tỉnh thì cần phải tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCKT. Do vậy, cần có những chính sách phù hợp để dịch chuyển tỷ trọng trong việc huy động vốn từ khách hàng cá nhân sang các TCKT.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ các TCKT thì dễ dàng nhận thấy ABBANK Thái Nguyên mới chỉ tập trung huy động vốn từ các doanh nghiệp trong nƣớc, còn các doanh nghiệp nƣớc ngoài thì năm 2014 mới có, tuy nhiên tỷ trọng lại rất thấp. Điều này cũng phản ánh đƣợc năng lực huy động vốn của ABBANK Thái Nguyên chƣa phong phú, mới chỉ giới hạn ở phạm vi trong nƣớc mà việc liên kết với các ngân hàng nƣớc ngoài vẫn còn hạn chế, phong cách cũng nhƣ định hƣớng kinh doanh chƣa hấp dẫn đƣợc các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Trong tình hình hiện nay việc đầu tƣ của các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào Việt Nam nói chung và tỉnh

Thái Nguyên nói riêng ngày càng tăng, đặc biệt tại tỉnh Thái Nguyên, tập đoàn SamSung đã và đang xây dựng khu Tổ hợp Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình - huyện Phổ Yên - Thái Nguyên, điều này đã thu hút hàng loạt các công ty vệ tinh của SamSung đi theo. Đây là một cơ hội và tiềm năng rất lớn mà ABBANK Thái Nguyên cần nắm bắt, thay đổi hơn nữa để có thể trở thành ngân hàng có uy tín và sự tin cậy của mọi đối tƣợng khách hàng.

Về loại hình huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ vào năm 2012, chỉ đạt 3,81%. Nhƣng hai năm kế tiếp là 2013, 2014 thì ngân hàng không huy động vốn qua kênh này nữa. Đây cũng là một hạn chế mà ABBANK Thái Nguyên gặp phải bởi đây là hình thức huy động vốn linh hoạt, ngân hàng có thể căn cứ vào mục đích, khả năng huy động để có những quyết định đƣợc đƣa ra một cách chủ động hơn.

3.1.4.2. Thực trạng huy động vốn theo kỳ hạn

Nguồn vốn huy động tại ABBANK Thái Nguyên đƣợc phân ra thành các kỳ hạn khác nhau bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và kỳ hạn tháng là từ 1 tháng đến 60 tháng. Cơ cấu theo kỳ hạn của nguồn vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng nhƣ xây dựng những chính sách huy động vốn phù hợp.

Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn tại ABBANK Thái Nguyên

Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng, giảm so với 2012 (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng, giảm so với 2013 (%) Không kỳ hạn 22.549 7,94 41.333 7,75 83,30 44.846 8,64 8,50 Có kỳ hạn 261.549 92,06 492.009 92,25 88,11 474.485 91,36 (3,56) Tổng 284.098 100 533.342 100 87,73 519.331 100 (2,63)

(Nguồn: Báo cáo thống kê về hoạt động huy động vốn năm 2012 - 2014 của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên)

Hình 3.1. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn tại ABBANK Thái Nguyên

Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy:

+ Đối với tiền gửi không kỳ hạn: Nguồn tiền huy động không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng tƣơng đối nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 chiếm 7,94%, tới năm 2013 huy động từ loại hình không kỳ hạn có tăng nhƣng tỷ trọng chỉ đạt 7,75% và đến năm 2014 có tăng lên 8,64%. Về số tuyệt đối năm 2012 huy động đƣợc 22.549 triệu đồng, đến năm 2013 đã tăng lên 41.333 triệu đồng tức là tăng 83,30% so với năm 2012, đây là một con số tăng trƣởng rất tốt chứng tỏ một năm đầy nỗ lực của ABBANK Thái Nguyên, tuy nhiên sang tới năm 2014 thì tỷ trọng cho nguồn vốn huy động không kỳ hạn chỉ tăng thêm 8,50% đạt 44.846 triệu đồng. Theo đánh giá tình hình kinh tế thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đang có nhiều biến động nên đã ảnh hƣởng sâu sắc tới nguồn huy động không kỳ hạn của ABBANK Thái Nguyên, nhƣng số lƣợng tiền gửi không kỳ hạn vẫn tăng qua các năm chứng tỏ ABBANK Thái Nguyên đã có những chính sách huy động tƣơng đối đảm bảo giữ chân khách hàng là các TCKT. Mặc dù tỷ trọng nguồn tiền huy động không kỳ hạn của ngân hàng mới chỉ đạt một tỷ lệ thấp, tuy nhiên lại có sự tăng dần qua các năm, điều này cũng thể hiện chất lƣợng dịch vụ và các tiện ích kèm theo của ngân hàng

đã đƣợc khách hàng ghi nhận. Ngoài ra với việc huy động tiền gửi không kỳ hạn thì ngân hàng chỉ phải trả một mức lãi suất rất thấp nên khoản lợi nhuận chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động sẽ rất lớn, giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho ngân hàng. Trên thực tế nguồn tiền này trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế là vô cùng lớn nên cần có những chính sách phù hợp để tăng vốn huy động từ nguồn này lên theo cả chất và lƣợng một cách bền vững.

+ Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Trong số liệu tại bảng trên có thể nhận thấy vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đang chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình chiếm khoảng trên 90% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2012 nguồn vốn huy động có kỳ hạn đạt 261.549 triệu đồng và sang đến năm 2013 thì con số này đã tăng lên 492.009 triệu đồng, tức là tăng lên 88,11% so với năm 2012. Tuy nhiên đến năm 2014 lại có sự sụt giảm nhẹ xuống còn 474.485 triệu, giảm 3,56% so với năm 2013. Điều này đƣợc lý giải do trong năm 2014, nền kinh tế trong nƣớc và thế giới gặp rất nhiều khó khăn, đồng thời NHNN đã tích cực triển khai các giải pháp tiền tệ, tín dụng ngân hàng theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế trong đó có giải pháp điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Điều này đã khiến cho một lƣợng khách hàng không còn thích gửi tiền vào ngân hàng nữa mà đem ra đầu tƣ với mong muốn thu lãi cao hơn.

3.1.4.3. Thực trạng huy động vốn theo loại tiền

Ngoài nguồn vốn huy động bằng VNĐ thì ABBANK Thái Nguyên cũng huy động vốn bằng ngoại tệ (USD, EUR, GBP, JPY,…) mà trong đó chủ yếu là tiền gửi dân cƣ. Trƣớc lƣợng tiền kiều hối chuyển về Việt Nam thông qua các kênh nhận tiền của ngân hàng thì ngân hàng cũng tiến hành triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn bằng ngoại tệ.

Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn theo loại tiền tại ABBANK Thái Nguyên

Năm Loại tiền 2012 2013 2014 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%)

Ngoại tệ 4.558 1,60 3.091 0,58 3.980 0,77

VNĐ 279.540 98,40 530.251 99,42 515.351 99,23

Tổng 284.098 100 533.342 100 519.331 100

(Nguồn: Báo cáo thống kê về hoạt động huy động vốn năm 2012 - 2014 của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thái Nguyên)

Hình 3.2. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại ABBANK Thái Nguyên

Từ bảng trên ta có những nhận xét nhƣ sau:

- Tiền gửi ngoại tệ luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2012 đạt 4.558 triệu đồng tƣơng đƣơng 1,6%. Năm 2013 có sự giảm nhẹ, lƣợng tiền huy động là ngoại tệ chỉ đạt 3.091 triệu đồng tƣơng đƣơng 0,58% trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên đến năm 2014, lƣợng vốn huy động này có đã có sự tăng trƣởng lên 0,77% trong tỷ trọng nguồn vốn huy động.

Nhìn chung, ta nhận thấy nguồn huy động bằng ngoại tệ không ổn định qua các năm, điều này khiến cho ABBANK Thái Nguyên cần phải đẩy mạnh đƣa ra các chính sách nhằm thu hút tối đa những nguồn tiền nhàn rỗi là ngoại tệ trong dân cƣ bởi hiện nay việc kinh doanh của cá nhân và các doanh nghiệp đang có xu hƣớng mở rộng ra các nƣớc trên thế giới nên việc dự trữ đồng ngoại tệ cũng là một xu hƣớng, ngoài ra hiện nay trong dân cƣ vẫn còn rất nhiều nguồn tiền đang không

đƣợc gửi vào các ngân hàng mà khách hàng vẫn có thói quen giữ tại nhà cho tiện sử dụng vì cho rằng lãi suất không hấp dẫn và thủ tục rƣờm rà.

- Đồng Việt Nam là đồng tiền chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao, trung bình chiếm khoảng 99% trong tổng nguồn vốn huy động. Giống nhƣ ngoại tệ, nguồn tiền huy động bằng đồng Việt Nam cũng không ổn định qua các năm. Từ năm 2012 đến năm 2014 thì có sự gia tăng đột biến vào năm 2013 nhƣng lại bị chững lại khi không muốn nói là có sự sụt giảm vào năm 2014. Nhƣ đã phân tích ở trên, nguồn vốn huy động chủ yếu là từ khách hàng và là nguồn tiền gửi có kỳ hạn, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân. Điều này hoàn toàn có thể lý giải đƣợc bởi nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển phân khúc khách hàng cá nhân để trở thành ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu tại Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động marketing trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP an bình chi nhánh thái nguyên (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)