Khái quát cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu luận văn

1.4.2. Khái quát cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập

Cơ chế tự chủ tài chính có thể khái quát đó là các hệ thống các nguyên tắc, luật định, chính sách, chế độ về quản lý tài chính và mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị dự toán các cấp với cơ quan chủ quản và giữa cơ quan chủ quản với cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

Cơ chế tự chủ tài chính còn là mối quan hệ tài chính theo phân cấp: Giữa chính phủ (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & đầu tƣ) với các bộ ngành địa phƣơng; Giữa Bộ chủ quản, Bộ quản lý ngành với các đơn vị trực thuộc ở trung ƣơng, giữa UBND tỉnh với các địa phƣơng; Giữa các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nƣớc với các bộ phận, đơn vị dự toán trực thuộc.

Với xu hƣớng chung của thế giới, Việt Nam cũng đang hƣớng hoạt động của các ĐVSNCL theo cơ chế chung “cơ chế tự chủ tài chính”. Về cơ bản cơ chế tự chủ tài chính là một trong những phƣơng thức của cơ chế quản lý tài chính ĐVSN công nói chung với mục tiêu tự chủ tài chính. Theo Ngân hàng thế giới, mục tiêu "tự chủ", trong đó có tự chủ về tài chính là những cải cách đem lại cho các cơ quan

cung ứng dịch vụ công có quyền tự chủ nhiều hơn và dựa vào những khuyến khích của thị trƣờng hoặc "tƣơng tự thị trƣờng" để thúc đẩy việc cải thiện kết quả hoạt động của mình. Những cải cách này cũng tạo nên các quy tắc trách nhiệm gián tiếp, cho phép nhà quản lý ngày càng có nhiều tự do trong hoạt động điều hành hàng ngày. Trách nhiệm liên quan tới các dịch vụ bị thua lỗ và các chức năng xã hội khác cũng đƣợc làm rõ hơn, và thƣờng có nguồn vốn để đảm bảo cung ứng dịch vụ liên tục.

Để nâng cao năng lực hoạt động và khả năng tự chủ của các ĐVSNCL, ngày 25/04/2006 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP thay thế cho Nghị định Số 10/2002/NĐ- CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Nghị định này quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với ĐVSNCL. Qua đó tạo ra cơ chế mới cho hoạt động của các ĐVSNCL.

Nghị định 43/2006/NĐ-CP đã quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp có thu và cơ quan quản lý các cấp với các nội dung sau:

- Các đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc tự chủ tài chính, đƣợc chủ động bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, đƣợc ổn định kinh phí hoạt động thƣờng xuyên do NSNN cấp (với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí) trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

- Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ đƣợc vay vốn của các tổ chức tín dụng, đƣợc huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tƣ mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị thực hiện đầu tƣ, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nƣớc tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nƣớc. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn NSNN đơn vị đƣợc để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Số tiền trích khấu hao, tiền thu

thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn vay đƣợc dùng để trả nợ vay. Trƣờng hợp đã trả đủ nợ vay, đơn vị đƣợc để lại bổ sung Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đối với số còn lại.

- Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN theo quy định của Luật NSNN; đƣợc mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc để phản ánh các khoản thu, chi của hoạt động dịch vụ.

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đƣợc tự quyết định biên chế. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trƣởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền.

- Thủ trƣởng đơn vị đƣợc quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những công việc không cần thiết bố trí biên chế thƣờng xuyên; ký hợp đồng và các hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nƣớc để đáp ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.

- Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các loại thuế và các khoản khác (nếu có), đƣợc miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý nhằm tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp có thu về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức bộ máy và sắp xếp lao động qua đó làm tăng chất lƣợng hoạt động cung cấp dịch vụ công của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)