Thực trạng các nguồn thu và quản lý nguồn thu của Bệnh viện Thống Nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2. Thực trạng các nguồn thu và quản lý nguồn thu của Bệnh viện Thống Nhất

Nhất

So với Nghị định 10/2002/NĐ-CP thì Nghị định 43 và Thông tƣ 71 ra đời ngoài cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP còn tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động còn quy định đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động hay đơn vị sự nghiêp do ngân sách Nhà nƣớc cấp toàn bộ chi phí hoạt động.

Điểm đổi mới so với cơ chế trong quản lý và điều hành ngân sách là việc phân loại đơn vị sự nghiệp có thu dựa trên khả năng đảm bảo chi phí hoạt động thƣờng xuyên để từ đó có cơ sở cấp ngân sách. Đó là một biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách nhà nƣớc đồng thời tăng tính chủ động cho bệnh viện.

Bệnh viện đƣợc chủ động trong việc đa dạng hóa nguồn thu: Từ khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP triển khai thực hiện đã tạo điều kiện pháp lý và khuyến khích bệnh viện phát triển các dịch vụ phụ trợ, tăng nguồn thu, bổ sung kinh phí hoạt động của đơn vị. Nguồn thu sự nghiệp bao gồm thu phí, lệ phí và thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, qua các năm tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn thu của bệnh viện: Tăng từ 11 - 26% qua các năm từ 2010- 2004 (không kể nguồn thu từ NSNN cấp). Ngoài việc tăng nguồn thu sự nghiệp để bù đắp chi thƣờng xuyên, trong thời gian qua bệnh viện cũng đã huy động đƣợc các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tƣ mua sắm trang thiết bị phát triển các hoạt động sự nghiệp.

Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo nghị định 43 bệnh viện đã chủ động sử dụng các nguồn tài chính cho các hoạt động chuyên môn, bố trí hợp lý các khoản chi trong dự toán ngân sách đƣợc giao và trong các khoản thu, tránh việc thừa thiếu kinh phí giữa các nhóm mục chi, từ đó tiết kiệm đƣợc kinh phí để tăng thêm thu nhập cho cán bộ viên chức. Thu nhập tăng thêm đƣợc chi trả trên cơ sở hiệu suất công việc và năng lực của cán bộ công nhân viên chức. Thực tế cho thấy bệnh viện đã có thu nhập tăng thêm để chi trả cho cán bộ công nhân viên chức, tuy không đáng kể song phần nào đã phản ánh đƣợc kết quả hoạt động của bệnh viện khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43 của Chính phủ.

Trong cơ cấu nguồn thu sự nghiệp thì chủ yếu là nguồn thu viện phí gồm thu trực tiếp và nguồn thu BHYT do đó nguồn thu viện phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu, điều đó có nghĩa rằng sự công bằng trong tài chính y tế đã đƣợc cải thiện rõ nét. Có thể chứng minh qua bảng phân tích số liệu sau:

Bảng 2.2. Tình hình quản lý thu tại Bệnh viện Thống Nhất từ năm 2010 – 2014

Đvt: triệu đồng Nội dung Ngân sách nhà nước Thu viện phí (trực

tiếp và BHYT) Thu khác Tổng thu Năm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2010 48.392 17% 222.930 80% 8.913 3% 280.235 100% 2011 59.684 18% 261.632 77% 19.446 6% 340.762 100% 2012 68.357 16% 338.887 80% 14.918 4% 422.162 100% 2013 107.496 20% 410.929 76% 23.752 4% 542.177 100% 2014 100.696 17% 446.487 77% 34.279 6% 581.463 100%

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - Phụ lục 2)

Nguồn thu từ viện phí bao gồm các khoản thu theo đơn giá của Nhà nƣớc cho các hoạt động khám chữa bệnh nội, ngoại trú; các dịch vụ xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh; các loại phẫu thuật, thủ thuật v.v...Nguồn thu viện phí trong tổng nguồn thu sự nghiệp của Bệnh viện luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Tỷ trọng này dao động ở mức 76-80% tổng thu.

Nguồn thu chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng thu là thu từ Ngân sách nhà nƣớc. Tỷ trọng thu từ Ngân sách nhà nƣớc từ 16-20% tổng thu của Bệnh viện qua các năm.

Cùng với đầu tƣ từ NSNN, ngành y tế cũng khuyến khích các đơn vị tăng cƣờng thu hút các nguồn tài chính từ hoạt động khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết, hợp tác quốc tế. Các đơn vị đều xác định nguồn thu sự nghiệp là nguồn thu quan trọng nhất. Trong vài năm qua, nó có vai trò rất lớn trong việc cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tƣ chiều sâu máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị cũng nhƣ nâng cao thu nhập cho cán bộ.

Đối với loại hình dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, tự nguyện, dịch vụ chất lƣợng cao do đơn vị tự xây dựng. Loại hình này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút nguồn tài chính từ việc đóng góp của Cán bộ công nhân viên (CBCNV), tạo nên nguồn tài chính đáng kể cho hoạt động của bệnh viện.

Hình 2.3. Tốc độ gia tăng các nguồn thu của Bệnh viện Thống Nhất qua các năm

(Nguồn: Tác giả tính toán từ Phụ lục 2)

-40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 2010 2011 2012 2013 2014

TỐC ĐỘ GIA TĂNG NGUỒN THU

Ngân sách nhà nƣớc Thu viện phí (trực tiếp và BHYT)

Thu khác

Từ hình 2.3 cho thấy nguồn thu viện phí luôn gia tăng (tốc độ gia tăng hàng năm trên đồ thị luôn dƣơng) vào các năm khi đổi mới cơ chế tài chính. Năm có tốc độ tăng cao nhất là 2012 với tốc độ tăng là 30%. Tuy nhiên ở năm cuối thời kỳ nghiên cứu cũng có dấu hiệu chững lại do bị khống chế bởi khung giá thu một phần viện phí, bệnh viện mặc dù đã nỗ lực song số thu tăng lên là do cơ cấu bệnh tật và do quá tải về chuyên môn còn về giá thì chƣa đƣợc tăng, mà đang trong giai đoạn đề xuất. Vì vậy đơn vị chƣa thể tự chủ toàn phần mà các khoản chi vẫn còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ NSNN, chịu ảnh hƣởng của tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế, chính sách, chủ trƣơng đầu tƣ của Nhà nƣớc cho y tế....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)