Các khoản chi và quản lý khoản chi tại bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu luận văn

1.6.2. Các khoản chi và quản lý khoản chi tại bệnh viện

Chi là quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động của Bệnh viện nhằm thực hiện các chính sách và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ và nhân dân.

Các khoản chi tại Bệnh viện Thống Nhất: Chi thƣờng xuyên; Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi đầu tƣ, xây dựng cơ bản; Các khoản chi khác. Cụ thể nhƣ sau:

- Nhóm I: Chi cho con ngƣời

Đây là khoản chi thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngân sách cấp cho Bệnh viện. Bao gồm các khoản chi về lƣơng, thƣởng, phụ cấp lƣơng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp. Trong đó:

+ Tiền lƣơng: Lƣơng bậc ngạch, lƣơng tập sự, lƣơng hợp đồng

+ Phụ cấp: Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp làm thêm, phụ cấp lƣu động, phụ cấp độc hại và nguy hiểm (đƣợc tính theo chế độ hiện hành, kể cả nâng bậc lƣơng hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp) và các khoản phải nộp theo lƣơng: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của bệnh viện.

+ Phúc lợi tập thể: Trợ cấp khó khăn thƣờng xuyên, đột xuất và các phúc lợi khác.

- Nhóm II: : Chi nghiệp vụ chuyên môn

Nhóm này bao gồm thứ nhất: các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, tiền nƣớc, nhên liệu, vệ sinh môi trƣờng và các dịch vụ công khác...); chi vật tƣ văn phòng (văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ vật tƣ văn phòng khác...); chi thông tin liên lạc (điện thoại, fax, tuyên truyền, truyền thông và thông tin liên lạc khác), chi hội nghị, chi công tác phí…. các khoản chi này mang tính gián tiếp nhằm duy trì hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện. Do đó, các khoản chi này đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ , chi kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả.

Trƣớc đây trong cơ chế cũ các khoản chi này bị khống chế bởi quy định của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, khi đổi mới cơ chế làm việc Bệnh viện chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nƣớc để đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của bệnh viện, đồng thời tăng cƣờng công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình. Cùng với việc chủ động đƣa ra định mức chi, các Bệnh viện cũng cần phải xây dựng một chính sách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản chi tiêu của mình. Điều này sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí, và tăng thêm kinh phí sử dụng cho các nhóm khác.

Thứ hai là các khoản chi mua hàng hoá, vật tƣ, trang thiết bị chuyên dụng dùng cho công tác chuyên môn và KCB; trang thiết bị kỹ thuật; sách, vở tài liệu chuyên môn y tế…. Đây là khoản chi quan trọng nhất vì nó có tác động trực tiếp đến công tác KCB. Có thể nói đây là các khoản chi quan trọng nhất đòi hỏi phải mất nhiều công sức về quản lý, phụ thuộc chủ yếu vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện.

Đây là nhóm tiêu dùng thiết yếu nhất, thực hiện dựa theo nhu cầu thực tế nên Nhà nƣớc ít khống chế việc sử dụng kinh phí cho nhóm chi này. Nhóm chi cho

nghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ và rất mật thiết với chất lƣợng chăm sóc bệnh nhân và mục tiêu phát triển bệnh viện.

Vấn đề đƣợc đặt ra trong việc quản lý nhóm chi này là do những quy định không quá khắt khe của nhà nƣớc đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng nguồn tài chính 1 cách linh hoạt đúng mức và thích hợp, tránh làm mất cân đối thu chi nhƣng vẫn giữ đƣợc chất lƣợng điều trị hiệu quả và nhất là tiết kiệm đƣợc kinh phí, tránh lãng phí nhƣ: chi thuốc không quá 70% nhóm chi chuyên môn...

- Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định

Đây là nhóm chi rất quan trọng và không thể thiếu đƣợc. Có thể nói đây là nhóm chi mà các nhà quản lý bệnh viện đều rất quan tâm vì nhóm này chủ yếu đầu tƣ trang thiết bị y tế phục vụ chuyên môn kỹ thuật. Hàng năm, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động khám chữa bệnh cũng nhƣ quản lý nên thƣờng phát sinh nhu cầu sử dụng kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp. Với bốn mục tiêu chính: phát triển cơ sơ vật chất, tiện nghi làm việc, trang thiết bị, kiến thức, kỹ năng nhân viên.

+ Về sửa chữa: Bệnh viện Thống Nhất đều đang trong giai đoạn xuống cấp và cần phải sửa chữa, nâng cấp, mở rộng rất nhiều. Nhƣng đây là nhóm chi đƣợc nhà nƣớc quy định rất chặt chẽ trong từng công việc: sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn. Khi nhóm chi này có phát sinh bệnh viện phải xin phê duyệt kế họach và kinh phí của đơn vị chủ quản. Điều này đòi hỏi phải phát huy năng lực quản lý tốt trong nhóm chi này nhằm bảo toàn trị giá vốn trong sửa chữa để có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra.

+ Về việc mua sắm tài sản cố định: gồm hoạt động mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn. Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnh, việc đổi mới không ngừng và ngày càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao để đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh. Nhƣng hầu hết các trang thiết bị này lại đƣợc sản xuất ở nƣớc ngoài, giá cả cao. Việc mua sắm này phải tuân thủ theo các quy định và thủ tục của Nhà nƣớc đồng thời bệnh viện cũng phải

có một chiến lƣợc quản lý lâu dài để có thể sử dụng công nghệ một cách đạt hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)