7. Kết cấu luận văn
3.2.2. Tận dụng và khai thác tốt nhất các nguồn thu
Đổi mới là xu thế tất yếu và là nhu cầu thiết yếu của xã hội. Tất cả mọi quá trình phát triển từ trƣớc tới nay trong lịch sử đều gắn liền với sự đổi mới. Nền tài chính y tế của Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu hƣớng tất yếu đó. Ở nƣớc ta, việc tài chính y tế chậm đổi mới so với sự phát triển chung của xã hội dẫn tới trì trệ hoặc phát triển không nhƣ mong muốn. Điều này có thể dẫn tới nhiều hậu quả nhƣ nền tài chính y tế nƣớc ta không đƣợc thế giới đánh giá cao về nhiều mặt nhƣ chi
phí từ tiền túi lớn, phƣơng thức chi trả theo từng dịch vụ y tế, tính lành mạnh thấp, độ minh bạch không cao...v.v. Hiện tƣợng “lệ phí ngầm” tại các cơ sở y tế còn tồn tại. Tình trạng ngƣời bệnh phải làm nhiều xét nghiệm khá phổ biến khi đến các cơ sở y tế tƣ nhân và cả các cơ sở y tế Nhà nƣớc...v.v. Các vấn đề này cho thấy nếu chậm đổi mới cơ chế tài chính y tế có thể sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực và hậu quả xấu khác cho ngƣời dân và xã hội.
Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu có đƣợc từ hai nguồn thu chính đó là: Nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp và thu sự nghiệp y tế. Trong điều kiện nguồn lực từ NSNN tăng thêm có hạn và ngày càng có xu hƣớng giảm đi khi các đơn vị SNCT thực hiện tự chủ tài chính thì việc đa dạng hóa và tăng cƣờng thu hút các nguồn tài chính là giải pháp hiệu quả. Trong đó các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng bao gồm: Nguồn thu từ bảo hiểm y tế, nguồn thu viện phí trực tiếp và nguồn thu khác.
Nguồn thu sự nghiệp càng lớn mức độ đảm bảo chi thƣờng xuyên càng cao và do đó mức độ tự chủ của đơn vị sẽ càng cao. Do vậy, huy động nguồn thu vẫn là một trong những nội dung quan tâm của Bệnh viện. Bệnh viện cần thăm dò, đánh giá nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh tại địa phƣơng, xây dựng định hƣớng phát triển hợp lý. Trong thời gian tới để tăng cƣờng nguồn thu một cách hợp lý có thể xem xét thực hiện một số giải pháp sau:
- Sử dụng hiệu quả nguồn NSNN:
Mặc dù kinh phí thƣờng xuyên là do NSNN cấp hàng năm chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu và ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của Bệnh viện song đây là nguồn kinh phí ổn định trong 03 năm. Có thể nói nguồn NSNN hiện vẫn là nguồn kinh phí chủ đạo cho các bệnh viện công. Bởi ngoài kinh phí thƣờng xuyên, NSNN còn đầu tƣ với khối lƣợng lớn cho Bệnh viện dƣới các Dự án đầu tƣ XDCB và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.
Bệnh viện cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan hữu quan từ Tỉnh đến Trung ƣơng tạo môi trƣờng thuận lợi cho Bệnh viện khai thác tối đa nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm.
- Tăng cƣờng huy động sự đóng góp của Nhân dân:
Đóng góp của Nhân dân thể hiện dƣới hình thức viện phí và BHYT. Đây hiện đang là nguồn chủ yếu bổ xung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trƣởng mạnh. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trƣởng này. Vấn đề đặt ra là cần thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc công bằng y tế.
Thu đúng theo khung giá quy định của Nhà nƣớc. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh.
Thu đủ là ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nƣớc, Bệnh viện cần thu đủ nghĩa là thu đủ những ai có khả năng đóng góp và có chính sách miễn giảm viện phí đúng đối tƣợng cho những ai ít có khả năng đóng góp (Ngƣời có thẻ ngƣời nghèo). Giảm bớt nhập viện không cần thiết, gia tăng các điều trị ngoại trú tại Bệnh viện trong ngày. Thu đủ còn bao gồm việc thu vào kinh phí bệnh viện chứ không phải thu vào túi của một số cá nhân.
Thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung, bệnh viện nên kết hợp áp dụng mức phí cao đối với những ngƣời muốn khám bệnh theo yêu cầu, để tăng nguồn thu viện phí trong điều kiện chính sách giá viện phí còn thấp so với giá chi phí vật tƣ tiêu hao thực tế.
Bệnh viện cần không ngừng đa dạng hóa và mở rộng hơn nữa các loại hình hoạt động cung ứng dịch vụ, từ đó thu hút nhiều ngƣời tham gia, sử dụng các dịch vụ mà bệnh viện cung cấp nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo thêm đƣợc nguồn thu nhập cho đơn vị trên cơ sở vật chất và nguồn lực hiện có.
Để tăng nguồn thu viện phí và BHYT trong điều kiện giá viện phí chƣa có sự điều chỉnh, bệnh viện cần có chiến lƣợc cho việc khai thác nguồn thu này. Cụ thể là thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung nhƣ hiện nay Bệnh viện cần phát triển loại hình khám chữa bệnh theo yêu cầu, khám chữa bệnh tự nguyện theo hƣớng liên doanh liên kết, xã hội hóa. Loại hình này là nét mới của Nghị định 43 đã giúp các cơ sở y tế phát triển chuyên môn kỹ thuật, mạnh dạn đầu tƣ trang thiết bị máy móc, nâng cao chát lƣợng dịch vụ tăng nguồn thu đáp ứng tốt nhu cầu của đối tƣợng có khả năng chi trả, giúp họ có thể tiếp cận đƣợc với dịch vụ KCB cao ngay tại trong nƣớc, giảm đáng kể nguồn kinh phí do ngƣời bệnh ra nƣớc ngoài khám và điều trị.
Qua thực hiện cũng gặp không ít khó khăn do chƣa có quy định chi tiết, cụ thể nhƣ:
+ Về xây dựng giá: đề nghị Bộ y tế cần quy định danh mục khung giá viện phí cho loại hình này (Có mức giá tối thiểu - tối đa) áp dụng cho loại hình dịch vụ xã hội hóa (XHH), theo yêu cầu...
+ Về quy định thuế còn rƣờm rà và rất phức tạp.