Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4.4. Những hạn chế

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, nhƣng quá trình thực hiện Nghị định 43 cũng cho thấy bệnh viện chƣa đƣợc giao quyền tự chủ một cách đầy đủ, từ đó hạn chế việc phát triển mở rộng, nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ công, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, phấn đấu giảm yêu cầu hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nƣớc.

Cụ thể, tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế: Mặc dù có quy định, nhƣng đến nay các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chƣa có văn bản hƣớng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Do đó chƣa đồng bộ với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Nghị định số 43 quy định đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí thƣờng xuyên, đƣợc tự quyết định biên chế; tuy nhiên thực tế cơ quan chủ quản cấp trên vẫn giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho đơn vị này, đã hạn chế tính tự chủ của đơn vị. Việc xác định số ngƣời làm việc của đơn vị chƣa căn cứ theo vị trí việc làm, nên số lƣợng viên chức trong thời gian qua tăng nhanh, tạo áp lực cho ngân sách nhà nƣớc việc chi trả tiền lƣơng cho đơn vị sự nghiệp công lập là một nguyên nhân làm chậm tiến độ cải cách tiền lƣơng.

Cơ chế tự chủ tài chính chƣa khuyến khích các đơn vị để có đủ điều kiện phấn đấu tự chủ mức độ cao hơn (nhƣ tự chủ cả về chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ). Việc phân bổ kinh phí NSNN vẫn thực hiện theo định mức chung, chƣa thực sự gắn kết giữa giao nhiệm vụ (theo số lƣợng, khối lƣợng dịch vụ sự nghiệp công) tƣơng ứng với giao kinh phí; chƣa khuyến khích đúng mức các đơn vị tăng thu, giảm chi NSNN cấp; chƣa xác định nguồn thu từ NSNN cũng là nguồn thu của đơn vị để giao quyền tự chủ; các đơn vị chƣa hạch toán đầy đủ chi phí, theo đó chƣa tạo đƣợc động lực đổi mới đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhà nƣớc vẫn duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí cần thiết cung cấp dịch vụ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nên dẫn đến một số hệ lụy là: Bao cấp qua giá đối với tất cả các đối tƣợng sử dụng, không phân biệt khả năng chi trả, từ đó tạo ra sự mất công bằng trong xã hội. Các bệnh viện công không thể hạch toán đầy đủ chi phí, có tích lũy để tái đầu tƣ phát triển, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công một cách bền vững; gánh nặng chi NSNN cho bệnh viện công ngày càng tăng (do tăng số lƣợng đơn vị, tăng biên chế, tăng chính sách chế độ,…), là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ cải cách tiền lƣơng. Đặc biệt, việc định giá một số loại dịch vụ công ở mức thấp đã hạn chế sức hấp dẫn các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tƣ cung ứng dịch vụ công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)