Cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức từng bƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 60)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4.2. Cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức từng bƣớc

bước được cải thiện

Qua phân tích thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính tại bệnh viện cho thấy bệnh viện đã sử dụng nguồn tài chính ngày càng hợp lý hơn theo hƣớng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn cũng nhƣ tăng cƣờng đầu tƣ cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh, từ đó từng bƣớc cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng đƣợc yêu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng.

Thực hiện quản lý tài chính hiệu quả ngoài việc đảm bảo tiền lƣơng cơ bản theo cấp bậc, chức vụ do nhà nƣớc quy định, bệnh viện còn từng bƣớc nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức thông qua việc chi trả thu nhập tăng thêm từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm, việc chi trả thu nhập cho cán bộ viên chức trong bệnh viện thực hiện theo nguyên tắc tập thể khoa phòng, cá nhân có thành tích cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu tiết kiệm chi thì đƣợc chi trả thu nhập tăng thêm cao hơn.

Theo thống kê ở phụ lục 2 từ khi thực hiện tự chủ tài chính thu nhập bình quân của cán bộ viên chức tăng lên: Năm 2010 đạt 6,5 triệu đồng/ngƣời/tháng, năm 2014 đạt 11,6 triệu đồng/ngƣời/tháng.

2.2.4.3. Tổ chức bộ máy, biên chế theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả

Cơ chế giao quyền tự chủ cho bệnh viện có tác dụng lớn đến việc phát huy tính chủ động và sáng tạo, giám đốc đƣợc quyền chủ động sắp xếp, bố trí lao động một cách hợp lý, nâng cao hiệu quả và chất lƣợng công việc, hạn chế các hiện tƣợng tiêu cực xảy ra. Bệnh viện đã thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hƣớng tinh gọn và hiệu quả. Bệnh viện thực hiện xây dựng chức năng nhiệm vụ từng phòng ban theo đề án vị trí việc làm, chủ động thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho từng phòng ban. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động phù hợp với khối lƣợng công việc và khả năng nguồn tài chính nhằm giảm số lƣợng biên chế và nâng cao hiệu quả công việc.

Sau nhiều năm thực hiện cho thấy, việc mở rộng trao quyền tự chủ cho bệnh viện theo Nghị định 43 đã góp phần nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của hoạt động khám chữa bệnh; tạo điều kiện cho bệnh viện chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực hiệu quả; đơn vị đƣợc mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu, để cùng với nguồn kinh phí NSNN từng bƣớc nâng cao số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh; tạo điều kiện cho ngƣời bệnh có thêm cơ hội đƣợc lựa chọn, tiếp cận với các dịch vụ có chất lƣợng ngày càng cao; thu nhập của ngƣời lao động trong bệnh viện từng bƣớc đƣợc cải thiện.

2.2.4.4. Những hạn chế

Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, nhƣng quá trình thực hiện Nghị định 43 cũng cho thấy bệnh viện chƣa đƣợc giao quyền tự chủ một cách đầy đủ, từ đó hạn chế việc phát triển mở rộng, nâng cao chất lƣợng cung ứng dịch vụ công, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, phấn đấu giảm yêu cầu hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nƣớc.

Cụ thể, tự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế: Mặc dù có quy định, nhƣng đến nay các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chƣa có văn bản hƣớng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Do đó chƣa đồng bộ với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Nghị định số 43 quy định đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí thƣờng xuyên, đƣợc tự quyết định biên chế; tuy nhiên thực tế cơ quan chủ quản cấp trên vẫn giao chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho đơn vị này, đã hạn chế tính tự chủ của đơn vị. Việc xác định số ngƣời làm việc của đơn vị chƣa căn cứ theo vị trí việc làm, nên số lƣợng viên chức trong thời gian qua tăng nhanh, tạo áp lực cho ngân sách nhà nƣớc việc chi trả tiền lƣơng cho đơn vị sự nghiệp công lập là một nguyên nhân làm chậm tiến độ cải cách tiền lƣơng.

Cơ chế tự chủ tài chính chƣa khuyến khích các đơn vị để có đủ điều kiện phấn đấu tự chủ mức độ cao hơn (nhƣ tự chủ cả về chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ). Việc phân bổ kinh phí NSNN vẫn thực hiện theo định mức chung, chƣa thực sự gắn kết giữa giao nhiệm vụ (theo số lƣợng, khối lƣợng dịch vụ sự nghiệp công) tƣơng ứng với giao kinh phí; chƣa khuyến khích đúng mức các đơn vị tăng thu, giảm chi NSNN cấp; chƣa xác định nguồn thu từ NSNN cũng là nguồn thu của đơn vị để giao quyền tự chủ; các đơn vị chƣa hạch toán đầy đủ chi phí, theo đó chƣa tạo đƣợc động lực đổi mới đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Nhà nƣớc vẫn duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí cần thiết cung cấp dịch vụ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nên dẫn đến một số hệ lụy là: Bao cấp qua giá đối với tất cả các đối tƣợng sử dụng, không phân biệt khả năng chi trả, từ đó tạo ra sự mất công bằng trong xã hội. Các bệnh viện công không thể hạch toán đầy đủ chi phí, có tích lũy để tái đầu tƣ phát triển, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công một cách bền vững; gánh nặng chi NSNN cho bệnh viện công ngày càng tăng (do tăng số lƣợng đơn vị, tăng biên chế, tăng chính sách chế độ,…), là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ cải cách tiền lƣơng. Đặc biệt, việc định giá một số loại dịch vụ công ở mức thấp đã hạn chế sức hấp dẫn các thành phần kinh tế khác cùng tham gia đầu tƣ cung ứng dịch vụ công.

2.4.2.5. Những nguyên nhân

+ Nguyên nhân khách quan

Nghị định 43 đƣợc ban hành kèm theo các Thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể, tuy nhiên cho đến nay hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến tự chủ tài chính còn chồng chéo, bất cập. Quy định của Nghị định 43 và các Thông tƣ hƣớng dẫn đã thể hiện một số điểm chƣa phù hợp với đặc thù đơn vị sự nghiệp y tế nhƣ: quy định sử dụng một phần viện phí thực hiện cải cách tiền lƣơng, chính sách thu hồi một phần viện phí, chính sách chế độ tiền lƣơng chung theo Nghị định 03/2003/Nđ-CP chƣa phù hợp tính đặc thù của ngành y tế, quy định trích lập các quỹ, các quy định về quản lý sử dụng nhân lực, cơ chế giao kế hoạch năm.

Đối với khoản tiết kiệm chi trích lập các Quỹ từ nguồn tiết kiệm chi thƣờng xuyên trong năm, theo quy định không đƣợc phép gửi tại Ngân hàng mà phải thực hiện chi qua Kho bạc. đây là một điểm hạn chế sự linh hoạt, tự chủ các đơn vị sự nghiệp.

+ Nguyên nhân chủ quan

Công tác tài chính kế toán chƣa đƣợc chú trọng đúng mức, đội ngũ cán bộ tài chính kế toán chƣa đƣợc nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn.

Mức giá cả chung trong nền kinh tế gia tăng là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số khoản chi quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ không còn hợp lý.

Việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ không giới hạn thời gian thực hiện. Tại thời điểm ban hành quy chế, các mức chi tiêu quy chế đề ra là hợp lý, song do biến động giá cả thị trƣờng với xu hƣớng ngày càng tăng lên thì mức chi mà quy chế đề ra lại là quá thấp.

Việc lập dự toán thu, chi còn chƣa hợp lý, chƣa sát với thực tế, vì vậy có nhiều nguồn thu chƣa đƣợc khai thác và một số khoản chi còn ở tình trạng sử dụng lãng phí. Chƣa tạo đƣợc cơ chế giám sát thƣờng xuyên đối với việc chi tiêu của chủ Tài khoản. Hoạt động liên doanh, liên kết cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa.

2.3. Kết quả khảo sát

Bên cạnh việc phân tích các số liệu báo cáo về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Thống Nhất, tác giả còn thực hiện khảo sát các bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện và các cán bộ viên chức để có đánh giá thiết thực hơn về tác động của việc thực hiện tự chủ tài chính. Thông qua 500 phiếu khảo sát đƣợc thực hiện, trong đó 250 phiếu đối với bệnh nhân và 250 đối với cán bộ viên chức về điều kiện sinh hoạt, cơ sở vật chất, tinh thần thái độ phục vụ, chất lƣợng dịch vụ và mức độ hài lòng của cả bệnh nhân và các cán bộ y, bác sĩ công tác tại Bệnh viện Thống Nhất. Kết quả thống kê sau khi loại bỏ những phiếu khảo sát không đạt còn 236 phiếu đối với cán bộ viên chức và 212 phiếu đối với bệnh nhân. Kết quả đƣợc tổng hợp cụ thể nhƣ sau:

2.3.1. Đối tượng khảo sát là bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất

Trong 212 bệnh nhân tham gia khảo sát thì nam giới chiếm tỷ lệ 66% và có 34% là nữ giới. Số liệu này cho thấy bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân là nam giới nhiều hơn nữ giới. Điều này không phải thể hiện nam giới có nhiều bệnh tật hơn nữ giới mà do đây là bệnh viện phục vụ các cán bộ cao cấp và tỷ lệ cán bộ cao cấp là nam cao hơn nữ. Trong đó có 72% bệnh nhân có BHYT và 28% bệnh nhân không có BHYT. Tỷ lệ này cho thấy việc phổ biến BHYT cho nhân dân còn nhiều hạn chế, vì nhiều lý do ngƣời dân không có nhận thức tốt về BHYT và ý thức tự giác tham gia BHYT còn kém.

Kết quả phiếu khảo sát ý kiến bệnh nhân gồm các nội dung.

- Trong ba năm qua, có 10% bệnh nhân có số lần khám bệnh dƣới 3 lần, 40% số bệnh nhân có số lần khám từ 4-5 lần và 50% có số lần khám từ 6 lần trở lên.

- Nhu cầu khám khi đến bệnh viện là 45% điều trị nội trú và 55% điều trị ngoại trú.

- Theo thang điểm Likert, từ kết quả thống kê bảng khảo sát tại phụ lục 7 “Kết quả thống kê khảo sát bệnh nhân” cho thấy các tiêu chí đánh giá tinh thần làm việc của các y bác sĩ đƣợc ngƣời bệnh đánh giá ở mức trung bình khá. Cụ thể là tiêu chí “Đội ngũ điều dƣỡng và y bác sĩ có thái độ phục vụ chu đáo, niềm nở với ông/bà”

đƣợc 50% ngƣời đánh giá ở mức trung bình, 20% ngƣời đánh giá khá, 20% ngƣời đánh giá tốt và 10% ý kiến chƣa hài lòng. Đối với tiêu chí “Đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng giải đáp thắc mắc của ông/bà” có 60% ý kiến đánh giá khá, 13% ý kiến đánh giá tốt, 10% đánh giá bình thƣờng và 17% đánh giá dƣới trung bình. Từ kết quả này, bệnh viện phải chú ý hơn nữa về thái độ phục vụ ngƣời bệnh, để ngƣời bệnh cảm nhận đƣợc sự chuyên nghiệp, sự đồng cảm và chia sẻ giữa đội ngũ y bác sĩ với họ. Trong các tiêu chí đánh giá thì thái độ phục vụ là tiêu chí dễ cải thiện nhất nếu bệnh viện đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở và giám sát, cùng với các phong trào gắn kết tình cảm giữa y bác sĩ và bệnh nhân, làm cho ngƣời bệnh bớt cảm thấy lo lắng khi tới bệnh viện và an tâm với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ.

- Đối với tiêu chí thể hiện sự tin tƣởng vào trình độ chuyên môn của ngƣời bệnh đối với đội ngũ y bác sĩ, 60% ý kiến đánh giá bình thƣờng, 30% ý kiến cho rằng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn khá cao và 10% cho rằng rất cao. Tuy nhiên cũng còn 8% ý kiến cho rằng đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn dƣới mức trung bình. Đây cũng là kết quả của sự cố gắng của bệnh viện về đáp ứng yêu cầu chuyên môn cao của đội ngũ y bác sĩ. Tuy nhiên số liệu cho thấy kết quả này vẫn còn chƣa xứng tầm với một Bệnh viện Thống Nhất. Bệnh viện cần quan tâm, hỗ trợ các y bác sĩ nhiều hơn nữa trong việc nghiên cứu, tu nghiệp để đẩy mạnh chất lƣợng phục vụ y tế, thực hiện những ca khó, đem lại sự tự hào cho bệnh viện và sự an tâm của ngƣời bệnh.

- Đối với chỉ tiêu chi phí khám chữa bệnh, dù bệnh viện đã đƣợc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính, với phƣơng châm phục vụ ngƣời bệnh, bệnh viện vẫn giữ chi phí ở mức tăng thấp để tạo điều kiện khám chữa bệnh cho nhiều ngƣời nhất. Có tới 90% ý kiến đánh giá chi phí khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất là rất tốt, 10% ý kiến còn lại đánh giá khá tốt. Đây là nỗ lực rất lớn của bệnh viện trong việc bình ổn chi phí giá thuốc, tiền khám và điều trị. Đây là khoản chi phí lớn trong cơ cấu chi của bệnh viện thực hiện theo hƣớng tự chủ tài chính.

- Đối với tiêu chí thời gian khám chữa bệnh, vì lƣợt bệnh nhân đông, đội ngũ y bác sĩ phải làm việc với áp lực cao, đồng thời để đảm bảo thời gian chăm sóc cho

từng bệnh nhân, thời gian khám chữa bệnh của bệnh viện đƣợc 70% ý kiến đánh giá là bình thƣờng, 10% ý kiến đánh giá khá tốt và 20% ý kiến đánh giá tốt.

- Về vệ sinh cơ sở vật chất thoáng mát, 85% ý kiến cho rằng bệnh viện khá sạch sẽ và 15% ý kiến cho rằng bệnh viện rất sạch. Về trang thiết bị y tế, 60% ý kiến cho rằng bệnh viện có trang thiết bị bình thƣờng, 20% ý kiến đánh giá khá hiện đại và 15% đánh giá rất tốt. Tuy nhiên có 5% ý kiến đánh giá dƣới mức trung bình. Kết quả này cho thấy cơ sở trang thiết bị của bệnh viện đang đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân, tuy nhiên chƣa phải là tân tiến, việc thực hiện tự chủ tài chính cũng sẽ tạo điều kiện cải thiện chất lƣợng trang thiết bị để từ đó nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh.

Về đánh giá chung, có 60% ý kiến đánh giá khá hài lòng với dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất, 40% ý kiến đánh giá bình thƣờng. Tuy nhiên với câu hỏi về việc lựa chọn nơi để khám chữa bệnh khi có nhu cầu, 100% ý kiến đƣợc hỏi đều trả lời sẽ chọn Bệnh viện Thống Nhất và sẽ giới thiệu cho ngƣời thân. Đây là thành công của bệnh viện, khẳng định vị thế là một trong những trung tâm y tế đi đầu trong công tác khám chữa bệnh tại phía Nam. Bệnh viện Thống Nhất đã và sẽ tiếp tục phát huy vai trò và nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cao cấp các tỉnh miền Nam cũng nhƣ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

2.3.2. Đối tượng khảo sát là cán bộ, viên chức tại Bệnh viện Thống Nhất

Trong số các cán bộ tham gia khảo sát, có 23% là nam và 77% là nữ, trong đó có 60% cán bộ có thời gian công tác dƣới 15 năm và 40% cán bộ đã công tác trên 15 năm. Các chức danh trong số cán bộ tham gia khảo sát gồm có 41% là bác sĩ, 45% là điều dƣỡng viên và 14% mang các chức danh khác.

Kết quả khảo sát các cán bộ y tế tại Bệnh viện Thống Nhất có nội dung sau: - Về đánh giá phân công công việc phù hợp với năng lực, 80% ý kiến cho rằng hài lòng với công việc hiện tại và 20% ý kiến cho rằng rất hài lòng. Đây là kết quả thể hiện nỗ lực sâu sát của ban lãnh đạo bệnh viện, cũng nhƣ quy trình tuyển dụng và hỗ trợ cán bộ đƣợc thực hiện chặt chẽ và bài bản.

- Về hiệu quả của các chƣơng trình đào tạo của bệnh viện, 80% các cán bộ cho rằng hiệu quả ở mức bình thƣờng, 10% cho rằng hiệu quả khá và 10% cho rằng hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện thống nhất thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)