7. Kết cấu luận văn
1.8.2. Mô hình bệnh viện công của Trung Quốc
Hệ thống bệnh viện công ở Trung Quốc gồm ba tuyến dịch vụ chủ yếu:
- Trạm y tế thôn bản: làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ ngoại trú để điều trị các bệnh thông thƣờng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em và các dịch vụ tiêm chủng.
- Bệnh viện xã/ phƣờng/ thị trấn: cung cấp các dịch vụ ngoại trú điều trị các bệnh thông thƣờng và tiểu phẫu đơn giản.
- Bệnh viện huyện: cung cấp các dịch vụ nội trú và ngoại trú, kể cả các phẫu thuật phức tạp.
Với chính sách tài chính cho y tế của Nhà nƣớc: giảm chi NSNN cho các cơ sở y tế; đẩy mạnh phƣơng thức thanh toán theo dịch vụ (đặc biệt là phí sử dụng dịch vụ) và đƣa vào áp dụng cơ chế đồng thanh toán cho những ngƣời có bảo hiểm Nhà nƣớc hoặc bảo hiểm lao động. Hệ thống bệnh viện công của Trung Quốc hiện nay phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu nhập từ phí sử dụng dịch vụ. Các khoản thƣởng cho cán bộ bệnh viện cũng là cách khuyến khích tăng nguồn thu từ cung cấp dịch vụ càng nhiều càng tốt. Và Trung Quốc là quốc gia có mức viện phí khá cao.
Trong khi mức viện phí cao, BHYT giảm: tỷ lệ ngƣời dân tham gia BHYT từ 71% năm 1981 xuống còn 21% tổng dân số vào năm 1993. Số BHYT này lại tập trung vào vùng thành thị mà chủ yếu cho nhóm dân cƣ khá giả. Thực tế này đã gây ra tình trạng mất công bằng trong chăm sóc sức khoẻ: gánh nặng viện phí chuyển từ nhóm có thu nhập cao sang nhóm có thu nhập thấp, từ ngƣời khoẻ mạnh sang ngƣời ốm yếu, từ độ tuổi lao động sang ngƣời già và trẻ em. Mức viện phí cao đồng thời cũng là rào cản đối với ngƣời dân tiếp cận các dịch vụ y tế. Một cuộc điều tra tiến hành năm 1992-1993 tại Trung Quốc cho thấy: 60% bệnh nhân đƣợc bác sỹ ký giấy
chuyển viện không nhập viện do giá viện phí cao; 40% số ngƣời ốm nặng đều nói rằng họ đã không tìm kiếm các dịch vụ y tế vì chi phí quá cao.