7. Kết cấu luận văn
3.2.1. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ
Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị định 43/2006/NĐ-CP là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lƣợng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bƣớc giải quyết thu nhập cho ngƣời lao động. Chính vì vậy hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ là một cách thức nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển. Quy chế chi tiêu nội bộ hoàn thiện phải phản ánh hết nguồn thu và các nội dung, định mức chi của đơn vị. Nội dung thu, chi phải đƣợc xây dựng cụ thể phù hợp với thực tế tại bệnh viện. Quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc coi nhƣ cuốn cẩm nang tài chính của đơn vị, là khung pháp lý cho hoạt động thu chi trong đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ hoàn thiện sẽ giúp các nhà quản lý điều chỉnh, vận hành hoạt động bệnh viện theo quỹ đạo.
Nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ tại bệnh viện cần xây dựng định mức tiêu chuẩn đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thƣờng xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhƣng vẫn đảm bảo kinh phí có hiệu quả và tăng cƣờng công tác quản lý tài chính.
Thứ hai, quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc công khai thảo luận trong Bệnh viện , có ý kiến của tổ chức Công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ƣu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lƣợng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.
Để đảm bảo các nguyên tắc trên, quá trình xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện thực hiện theo các bƣớc sau:
+ Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi, việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên: định mức tiêu hao các loại vật tƣ dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế chi tiêu nội bộ cũng nhƣ quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
+ Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bƣớc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ƣu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản „ không tiên lƣợng trƣớc‟ – quỹ dự phòng ổn định để đảm bảo chi tiêu trong trƣờng hợp có biến động: lạm phát, quy định của Nhà nƣớc thay đổi.
+ Cơ chế chi trả lƣơng, lƣơng tăng thêm, thƣởng, trợ cấp khó khăn phải thực hiện theo cơ sở hiệu suất làm việc, đóng góp cho việc tăng thu, tiết kiệm chi. Bên cạnh đó cần phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong bệnh viện và chế độ khen thƣởng kịp thời để động viên ngƣời lao động.
+ Cơ chế trích lập Quỹ, đặc biệt Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ Thi đua khen thƣởng phải phù hợp với tình hình tài chính của bệnh viện và phát huy đƣợc vai trò khuyến khích.
+ Xây dựng cơ chế phân cấp, khoán cho từng Khoa, phòng khám.