7. Kết cấu luận văn
3.2.3. Quản lý có hiệu quả các khoản chi
Hiệu quả quản lý các khoản chi tiêu ở đơn vị thể hiện số kinh phí tiết kiệm đƣợc sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc và nộp các khoản phải nộp khác theo quy định. Có kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu chi hoạt động dịch vụ, đơn vị mới có nguồn để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong Bệnh viện và trích lập các quỹ để phục vụ đầu tƣ cơ sở vật chất, phục vụ các hoạt động phúc lợi của Bệnh viện. Nhu cầu chi của bệnh viện luôn gia tăng, trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên việc tiết kiệm trong chi tiêu và thực hiện hiệu quả trong quản lý tài chính là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu. Để nâng cao hiệu quả công tác chi đòi hỏi Bệnh viện phải thực hiện tốt những nội dung sau:
Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ hợp lý. Bệnh viện đã có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định tiêu chuẩn cho một số khoản
chi, tuy nhiên trong thực tế khi triển khai áp dụng vẫn chƣa thật sự phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, nhƣ là có nhiều định mức chỉ dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch nhƣng trong quá trình thực hiện, quản lý thì vận dụng linh hoạt để phù hợp với tình hình giá chi tiêu trên thị trƣờng. Do đó bệnh viện cần có chủ trƣơng điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình chung.
Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi, cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định mức chi cho từng nhóm chi, nhận định thứ tự ƣu tiên đối với từng khoản chi. Tất cả việc này đều có chung một mục tiêu là hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Phải chấp hành tốt công tác lập dự toán, thanh toán, quyết toán và báo cáo tài chính. Các khoản chi cho các cá nhân, khoa phòng trong Bệnh viện khi thanh toán phải có trong dự toán đƣợc duyệt. Quá trình thực hiện chi phải đƣợc giám sát chặt chẽ, tuân thủ theo đúng nguyên tắc, đúng mục đích và phải theo đúng các khoản, mục của mục lục NSNN, bộ phận nào chi vƣợt mức phải tự chịu trách nhiệm.
Đảm bảo chi cho con ngƣời ở mức hợp lý, triệt để tiết kiệm trong các khoản chi hành chính. Ƣu tiên chi cho nhóm nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm sửa chữa vì đây là các yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng khám chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ các khoản tiền thƣởng, chi thƣởng đúng ngƣời, đúng việc trên cơ sở áp dụng các chế độ của Nhà nƣớc và các quy định của Bệnh viện. Quản lý tốt công tác hội thảo, hội nghị , hạn chế những cuộc hội thảo không cần thiết , hạn chế số lƣợng thành viên tham gia để tránh lãng phí cho Bệnh viện.
Thƣờng xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, viên chức trong Bệnh viện triệt để thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo đúng chủ trƣơng của đảng và Nhà nƣớc, đồng thời góp phần tiết kiệm chi trong đơn vị.
Tăng cƣờng quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào quản lý, đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống mạng nội bộ, tích hợp các phần mềm đang sử dụng tại bệnh viện thành một hệ thống đồng bộ, tránh lãng phí nguồn lực.