7. Kết cấu luận văn
1.8.4.2. Đánh giá thực hiện tự chủ tài chính của Bệnh việ nC Đà Nẵng
Bệnh viện C Đà Nẵng đƣợc thành lập năm 1976 là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y Tế đƣợc giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ trung cao cấp của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực.
- Về tổ chức: Bệnh viện gồm 42 khoa/phòng/trung tâm trực thuộc; gần 600 cán bộ viên chức, trong đó trình độ đại học chiếm 70% số cán bộ chuyên môn y tế. Hiện tại bệnh viện có Tiến sĩ, chuyên khoa II là: 14 ngƣời (chƣa kể hiện đang đi học 15), Thạc sĩ, BSCK1: 84 (đang tiếp tục đào tạo 30) ngƣời, CN điều dƣỡng: 61 (đang học 19 ngƣời), CN Kỹ thuật y học: 26 ngƣời.
- Về họat động: có quy mô 800 giƣờng bệnh (trong đó có 200 giƣờng xã hội hóa). Hàng năm, Bệnh viện đã khám, điều trị cho trên 250.000 lƣợt bệnh nhân ngoại trú và khoảng 15.000 lƣợt bệnh nhân nội trú đến từ các tỉnh/thành phố trong khu vực; đƣa vào áp dụng đƣợc nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật mới phục vụ cho ngƣời bệnh, cứu sống đƣợc nhiều bệnh nhân nặng nguy kịch. Bệnh viện C Đà Nẵng đã hoàn thành xuất sắc công tác cấp cứu, khám chữa bệnh, chất lƣợng công tác khám chữa bệnh ngày càng đƣợc nâng cao đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy và có uy tín với các đồng nghiệp và nhân dân trong khu vực.
- Về triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Đời sống của cán bộ viên chức đã đƣợc cải thiện một cách đáng kể so với 5 năm trƣớc, ngoài lƣơng cơ bản, thu nhập tăng thêm của cán bộ viên chức trung bình đạt 1,5 triệu đồng/tháng từ nguồn thu do thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, từ tháng 5/2009, Bệnh viện C Đà Nẵng đƣợc hƣởng thêm hệ số phụ cấp đặc thù theo Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, đây cũng là nguồn động viên to lớn đối với cán bộ viên chức đặc biệt là đội ngũ CB chuyên môn của Bệnh viện. Với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng khang trang sạch đẹp song song với tăng cƣờng triển khai
các kỹ thuật cao và chú trọng chất lƣợng chuyên môn cũng nhƣ thái độ phục vụ, bệnh viện đã ngày càng khẳng định vị thế, đem đến sự hài lòng cũng nhƣ niềm tin yêu cho ngƣời bệnh và nhân dân. Năm 2014 Bộ Y tế giao quyền tự chủ, tự chịu tránh nhiệm về tài chính năm 2014 cho Bệnh viện theo Quyết định số 3632/QĐ- BYT ngày 16/9/2014 (Thu sự nghiệp 95.500trđ; ngân sách nhà nƣớc cấp chi thƣờng xuyên 83.390trđ).
Bệnh viện đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ để làm căn cứ kiểm soát chi. Các nội dung của quy chế cơ bản đầy đủ, phù hợp với quy định.
Về biên chế: Bệnh viện đã xây dựng, trình đề án vị trí việc làm năm 2014, kế hoạch biên chế năm 2014 tuy nhiên chƣa đƣợc Bộ Y tế phê duyệt; năm 2014 tiếp tục thực hiện chỉ tiêu biên chế đƣợc giao từ năm 2011. Biên chế thực hiện thấp hơn chỉ tiêu biên chế đƣợc giao (2011), bệnh viện tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động để đảm bảo hoàn thành khối lƣợng công việc. Chỉ tiêu biên chế: 660 biên chế, biên chế thực hiện đến 31/12/2014: 583 biên chế, lao động hợp đồng 37 ngƣời. Trong năm đơn vị đã chi thu nhập tăng thêm bình quân ngƣời lao động: 851.179đ/tháng, hệ số thu nhập bình quân 0,25 lần.
Về trích lập sử dụng các quỹ của đơn vị: Năm 2014, Bệnh viện viện đã trích toàn bộ chênh lệch thu chi bổ sung nguồn kinh phí; chƣa thực hiện trích Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đủ lệ theo quy định.
Chương 2.
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT PHỤC VỤ CÁN BỘ CAO CẤP PHÍA NAM
Chƣơng này trình bày thực trạng thực hiện tự chủ tài chính tại bệnh viện Thống Nhất, qua đó phân tích các thành tựu đã đạt đƣợc và các hạn chế còn tồn tại. Tác giả cũng trình bày kết quả khảo sát hai nhóm đối tƣợng bệnh nhân và cán bộ tại bệnh viện để có những đánh giá sát thực tế và khách quan.