Hành trình sáng tác của Lê Hoài Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 38 - 45)

7. Đóng góp của luận văn

1.3.1.2. Hành trình sáng tác của Lê Hoài Nam

Lê Hoài Nam là cây bút trưởng thành sau 1975. Ngòi bút của ông sung sức và đạt được nhiều thành tựu trong sáng tác văn học khi đất nước bước vào thời kì hòa bình, thống nhất. Có thể nói, mười sáu năm trong quân ngũ với những trải nghiệm từ chiến trường khốc liệt và gian khổ đã nuôi dưỡng tâm hồn và ươm mầm cho tài năng văn chương Lê Hoài Nam. Ông đã gắn bó với văn chương bằng cả cuộc đời mình.

Lê Hoài Nam đã thử sức ở các thể loại: Sáng tác kịch bản, bút ký viết về những vấn đề đương đại, những truyện ngắn về đề tài lịch sử với một cách viết rất riêng, nhưng thành công nhất với ông có thể nói đó là thể loại tiểu thuyết. Những sáng tác của Lê Hoài Nam thể hiện tầm bao quát, phản ánh mọi biến động, đổi thay của thời đại, của lịch sử, nhất là xã hội Việt Nam thời hậu chiến với những vấn đề nhức nhối của nó. Lê Hoài Nam có thể đưa người đọc vào những tuyến lửa Trường Sơn ác liệt, ra vùng hậu cứ ở đồng bằng, làng xã, lên những công trường, ra thành phố hay những vùng hải đảo xa xôi... và những vấn đề bức thiết, gay go của cuộc sống đang có nhiều đổi thay, biến động. Để có thể mô tả, phản ánh được những hiện tượng và sự kiện đó, Lê Hoài Nam phải là một người có óc quan sát tinh tế và một năng lực cảm thụ nhạy bén, sự trải nghiệm cuộc sống để thấy được những góc khuất, những bóng tối len lỏi ăn sâu vào mỗi cá nhân con người, mỗi cộng đồng xã hội.

Đọc tác phẩm của ông, người đọc thấy những yếu tố rất nhỏ như: Rung động thoáng qua của một cô thiếu nữ, một tình yêu chưa trọn vẹn của những con người “ham sống”, một xã hội nhốn nháo kim tiền đã nhào nặn ra những con người lố bịch, “những con quỷ đội lốt người”. Nhưng, đó lại là “những lát cắt của cuộc sống”, nơi mà giờ đây con người bị đặt trong một hoàn cảnh không như trước nữa, họ phải có sự cạnh tranh, đố kị, lấn lướt nhau để sống và tồn tại với những thủ đoạn lưu manh trà trộn lên trí thức. Đó cũng chính là những điều đang hàng ngày vẫn diễn ra xung quanh chúng ta. Bởi vậy, khi đọc tác phẩm của Lê Hoài Nam, người ta thấy như được soi lại chính mình để sống có ý nghĩa hơn cho bản thân và cho người khác.Nhân vật nào, dù sống ở một thời đại cách đây hàng ngàn năm (triều Lý) hay những nhân vật đương đại, Lê Hoài Nam cũng thể hiện bằng một giọng văn tươi ròng, nhiệt huyết, soi rọi bằng cái nhìn phát hiện mới mẻ mang hơi thở của xã hội đương đại, cảm quan nhậy cảm và tinh tế. Các tác phẩm đa dạng về nội dung, đa chiều về cách thức thể hiện, với nguồn chất

liệu hiện thực dồi dào, thấm đẫm giá trị tư tưởng và thẩm mĩ. Mỗi tác phẩm đều thể hiện sự tìm tòi sáng tạo trong việc lựa chọn thể loại để phù hợp với đề tài, ý đồ tư tưởng của nhà văn.

Sau năm 1986, văn học nước ta thực sự đã có những biến đổi đáng kể. Các nhà văn sáng tác khá vững vàng ở giai đoạn trước như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Xuân Thiều, Lê Minh Khuê..v..v….thì giờ đây đều bắt đầu đổi mới. Sự đổi mới đó là tất yếu vì hiện thực đời sống mới đòi hỏi phải có những cách tân trong tiếp cận, đề tài, cảm hứng và đặc biệt là tư duy nghệ thuật.

Cùng với các nhà văn như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phạm Thị Hoài…, tiểu thuyết Lê Hoài Nam cũng có nhiều nỗ lực cách tân. Truyện của Lê Hoài Nam sau năm 1986 với đề tài nổi bật: vấn đề hậu chiến mang cảm hứng nhân sinh - thế sự. Mặc dù đất nước không còn chiến tranh nữa nhưng những sang chấn của nó tới đời sống tinh thần của con người trong cuộc sống hiện tại thì thực là khôn lường. Khi đất nước chuyển mình sang thời bao cấp khốn khó, người lính trở về sau chiến tranh phải đối mặt với cuộc sống mưu sinh thường ngày đầy chật vật đã khiến họ trở nên bạc nhược, sống giả tạo, thậm chí độc ác với người và ngay cả với chính mình (Phan trong Những đêm huyền ảo, Dũng trong Đôi tình nhân ham sống).

Khi chúng ta hội nhập vào nền kinh tế thị trường, bên cạnh những giá trị tinh thần bền vững thì cũng có những cái mất đi mà không thể lấy lại được. Cuộc sống của con người thay đổi đến chóng mặt và kéo theo nó là hàng loạt những vấn đề đặt ra trước mắt đòi hỏi con người phải có sự nhận thức tỉnh táo để đưa ra những quyết định đúng đắn cho cuộc đời mình. Lê Hoài Nam đã phản ánh những điều như thế. Những đêm huyền ảo, đôi tình nhân ham sống, danh tiếng và bóng tối,…..là những tác phẩm mà ở đó sự len lỏi và ngự trị của đồng

tiền đã dẫm đạp lên trên mọi giá trị tốt đẹp của con người. Sức mạnh của đồng tiền và lối sống hưởng thụ khiến con người trở nên ích kỉ, tham lam, độc ác:

Quang Tà, Đỗ Lươn (trong Danh tiếng và bóng tối), ông Hoán (trong Những

đêm huyền ảo), Nguyễn Vô, Minh Mục (trong Hoang mạc tâm hồn).

Bên cạnh đó, sáng tác của Lê Hoài Nam sau năm 1986 còn đề cập đến tình yêu của những con người đang khao khát đến cháy bỏng. Tình yêu có lẽ là thứ tình cảm khiến con người chông chênh và khó lí giải nhất. Tham gia vào lĩnh vực này, Lê Hoài Nam đã nói đến những uẩn khúc, những trạng thái tâm lí dằn vặt của con người mà nhiều khi như một vòng luẩn quẩn, con người cố thoát ra lại bị nó kéo vào. Miêu tả những bi kịch trong lòng người, nhà văn đã tìm cho mình một cách đi riêng, khám phá tâm hồn con người ở bề sâu của nó với những thổn thức, suy tư đau đáu, dai dẳng (tình yêu giữa Đinh Thành Tháp và Phan Hài Lan trong Danh tiếng và bóng tối, Lưu và Phượng trong Đôi tình nhân ham sống, Phan và Huyên trong Những đêm huyền ảo, …

Bằng giọng kể giản dị, trầm tĩnh, ông đã đụng đến những vấn đề nhân bản thâm sâu nhất, cắt cứa nhất. Cái khó nhất của kiếp con người, là khi ta được trao quyền, trao tiền trong tay, thì cám dỗ thoả mãn những thú tật sẽ hành người không dứt. Lê Hoài Nam đã cho thấy sự đấu tranh của người được xếp hàng bề trên với tham sân si, để rồi cho ta thấy thất bại của người ra sao. Cái tài của ông, là bằng những câu chữ bình dị, làm nổi lên sự thắng thế dễ dàng của con quỷ sắc dục, quyền bính, sự đầu hàng của con người.

Nhà văn Lê Hoài Nam cũng chủ tâm khai thác đề tài tôn giáo. Và qua chuyện chủ đề tôn giáo của ông, ta thấy thêm một ngạc nhiên nữa, ông không những chỉ ra, con người luôn tự chủ động ràng rịt mình vào tôn giáo, như một thứ công cụ để giữ mình khỏi nghiệp chướng, hệ lụy, mà còn ý nhị đề cập đến một sự thật, rằng tôn giáo cũng chỉ là một sản phẩm tinh thần của chính con người. Tôn giáo chẳng qua là thứ thuốc trợ lực tinh thần, dành cho kẻ yếu. Khi ta yếu, ta cần bồi bổ. Còn những kẻ mạnh luôn đối nghịch với tôn giáo. Họ e ngại tôn giáo bởi không muốn chia sẻ quyền lực với tôn giáo.

Lê Hoài Nam thẳng thắn chỉ ra: “Trước sự Đạo Thiên Chúa du nhập vào nước Việt có khả năng làm hại tiền đồ đất nước, trong các điều răn của Chúa có điều thứ 6 cấm lấy vợ lẽ khiến Thanh đô vương Trịnh Tráng phân vân. Ngày ấy tuy chúa đã ở tuổi ngũ tuần nhưng sức vóc còn khá dẻo dai, sung mãn. Hàng đêm chúa vẫn uống trứng sống, làm tình đều đều với các cung nữ. Cuộc đời sẽ trở nên lạnh lẽo trống vắng đến nhường nào nếu thiếu đi những cuộc vần vũ mây mưa với các cung nữ trẻ đẹp? Một bên chúa muốn giữ cha truyền đạo Đắc Lộ (alexandre De rhodes) nhằm mưu cầu những khẩu đại bác từ nước Pháp, một bên chúa muốn giữ hơn một trăm cung nữ để hàng đêm ngài thoả mãn huê tình. Cuối cùng chúa chọn các cung nữ, cấm đạo.” [55, tr. 23].

Lê Hoài Nam thuộc số các nhà văn tha thiết với lịch sử dân tộc, và rộng ra là lịch sử nhân loại. Bởi vì, trong tập truyện ngắn mới nhất của ông mang tên

Bữa tiệc ly có đến tám mươi phần trăm số truyện hướng về lịch sử với tinh thần

ngưỡng vọng cha ông, cũng như ngưỡng vọng nhân loại thông minh, nhân ái và công bằng. Không phải ngẫu nhiên mà trong các tập truyện ngắn của Lê Hoài Nam độc giả thực sự thú vị khi tiếp xúc rất gần (có cái cảm giác đương đại) với các nhân vật Nguyễn Trường Tộ - nhà cải cách (Vĩ nhân thời ốc đảo), với vị Hoàng Đế anh minh, đồng thời là một nghệ sĩ như Lê Thánh Tông (Chuyến du

xuân của Hoàng Đế), với Lê Thị Ngọc Bình, công chúa út của vua Lê Hiển

Tông, vợ của Nguyễn Quang toản (Những giọt lệ đỏ thắm), với Bùi Viện, như là một sứ giả của nước Việt mưu cầu chí lớn (Trời tây xa lắc),…Mỗi nhân vật một vẻ, và “mười phân” thì đã gần “vẹn mười”. Họ sống cách xa chúng ta một khoảng thời gian vời vợi, nhưng số phận của họ có nét gì đó gần gũi với những con người hiện đại. Vì sao? Tôi nghĩ, nhà văn trong những trường hợp này đã cố gắng phát hiện “con người trong con người” của các nhân vật dù cho họ là bậc đế vương hay thường dân. Tôi thích cách nhà văn “kéo” những vĩ nhân về với cuộc đời (thậm chí là “đời thường” như cách bây giờ chúng ta vẫn nói). Như

trong truyện Chuyến du xuân của Hoàng Đế chẳng hạn. Trong một chuyến du xuân vị Hoàng Đế, đồng thời là một thi sĩ, người sáng lập ra Hội Tao Đàn nhị thập bát tú, đã bất chợt ghé thăm một ngôi chùa, và ở đó Hoàng Đế đã “si mê” một ni sư, vì lẽ đó (và nhiều lẽ khác) mà ni sư phải xin tạm lánh trong một ngôi chùa khác. Đúng là chuyện của các bậc quân vương xưa. Sau đó Hoàng Đế lệnh cho bề dưới xây một Lầu Vọng Tiên, để “Từ đó, mỗi khi nhớ ni sư, vua Lê Thánh Tông lại ngồi xa giá ra khỏi hoàng thành tới cửa Đại Hưng, bước chín bậc cầu thang lên Lầu Vọng Tiên trông ngóng người đẹp hiện về”.

Một mảng đề tài lớn trong sáng tác của Lê Hoài Nam đó chính là tài biển đảo và Hải quân, bởi lẽ ông là một chiến sĩ hải quân Việt Nam. Nhưng đây là đề tài không hề dễ viết. Thứ nhất không phải nhà văn nào cũng đi biển được. Thứ hai, chuyện xẩy ra trên biển thường không “phong phú”, không tạo lợi thế cho nhà văn có cái “nền” mà hư cấu. Cho nên các nhà văn không từng sống nơi biển đảo khi đi thực tế biển đảo, kể cả cái dịp nóng như dịp có cái giàn khoan 981, trở về thường cũng chỉ viết được một cái bút ký hay bài báo “thoang thoảng” mùi vị biển đảo cũng là dễ hiểu. Khi cái sự kiện nóng ấy qua đi, phải là người yêu biển đảo đắm đuối, mang ý đồ “thâm canh” lâu dài với biển đảo, với người lính biển mới tiếp tục viết và viết hay được. Trong tập truyện ký “Đi qua Gạc Ma đến đảo Sinh Tồn” của Lê Hoài Nam cho thấy ông phải sống với biển, với Hải quân thì mới có những trang văn thấm đẫm sóng gió và tình người lính biển đảo như thế.Cuốn tiểu thuyết “Những đêm huyền ảo” mà phần lớn số trang viết về người lính thủy đánh bộ trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1978- 1979. Nhờ cuốn ấy mà ông được kết nạp và Hội Nhà văn năm 37 tuổi. Vậy cho nên nhà văn không thể quay lưng với đề tài quan trọng này.

Có thể nói, sau năm 1986 Lê Hoài Nam cùng với những sáng tác của mình đã thực sự đi sâu hơn vào hiện thực cuộc sống và phản ánh nó hết sức phong phú dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Giọng điệu cũng như cách tiếp cận của nhà

văn đã hoàn toàn thay đổi so với trước. Lê Hoài Nam quan sát cuộc sống một cách tỉ mỉ, lặng lẽ nhưng trong sự trầm tư ấy là những trăn trở day rứt của nhà văn trước sự đổi thay của con người và hiện thực. Mặc dù vậy, càng về những tác phẩm sau này, đặc biệt là những sáng tác của ông trong những năm gần đây, người đọc càng thấy ở đó một tấm lòng nồng nhiệt, hồn hậu hướng con người đến những giá trị chân thực trong cuộc sống, nhân ái và bao dung hơn.

Trong vài năm trở lại đây, tên tuổi của Lê Hoài Nam thường xuất hiện trên nhiều tờ báo in. Trên tờ Văn nghệ công an, Báo Văn nghệ, Lê Hoài Nam xuất hiện đều và thường kỳ hơn. Tác phẩm của ông cũng được xuất bản đều đều: Dăm bảy tập truyện ngắn, bút ký và một vài thể loại khác, cũng trong thời gian này. Qua các bài viết và sáng tác của ông, dễ nhận thấy ông đọc nhiều, biết rộng, bút lực dồi dào.

Trong quá trình sáng tác của mình, Lê Hoài Nam đã xuất bản các tập truyện:

- Những đêm huyền ảo (tiểu thuyết, NXB Phụ Nữ, 1988)

- Người đẹp về đâu (tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, 1990) - Đôi tình nhân ham sống (tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, 1990)

- Lần yêu đầu tiên (tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, 1995) - Hoang mạc tâm hồn (tiểu thuyết, NXB Lao Động, 1998) - Mùa hè Singapore (tập bút ký, NXB Thanh niên, 2000)

- Bên kia sông có người bạn gái (tập truyện viết cho tuổi học trò, NXB Kim Đồng, 2002)

- Một ngày và một đời (tập kịch bản phim truyện, NXB Hội Nhà văn, 2002) - Lan Hoàng Vũ (tập truyện ngắn, NXB Thanh Niên, 2006)

- Bến sông tuổi thơ (tập bút ký, NXB Phụ Nữ, 2009) - Tiếng Vĩ Cầm (NXB Hội nhà văn tháng 10 năm 2011) - Bữa tiệc ly (truyện ngắn - NXB Phụ nữ, 2014)

- Hành trình của người lính (tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, 2016). Với những sáng tác được đông đảo công chúng đón nhận ông đã đạt được các giải thưởng:

- Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, 1981. - Giải thưởng bút ký báo Văn Nghệ 1988 và 1989.

- Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp VHNT Việt Nam, 1995. - Giải thưởng Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp VHNT Việt Nam, 2002.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)