Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 84 - 86)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.2. Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật

Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí... của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.

Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trò quan trọng. Trong văn học Việt Nam, so với các giai đoạn trước, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Tác phẩm chứng tỏ Nguyễn Du có khả năng nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín của nhân vật và diễn tả nó một cách sinh động.

Trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam, nội tâm nhân vật được khắc họa qua những dòng hồi tưởng, hay qua những dòng miêu tả, thể hiện những suy nghĩ, buồn vui, đau đớn, hạnh phúc mà nhân vật đã từng trải qua. Xây dựng nhân vật thông qua phương thức khắc họa nội tâm, nhà văn đã bao quát nhân vật từ chiều sâu tâm hồn, len lỏi vào những mạch cảm xúc, nơi chế ngự của con tim, để có cái nhìn đầy đủ và hoàn thiện hơn về con người. Đây cũng là một cách khai thác mới mẻ về nhân vật mà nhiều nhà văn trong thời kì đổi mới đã áp dụng. Bằng cách đi sâu vào tâm hồn nhân vật, nhà văn đã đọc lên những suy ngẫm, triết lí của họ trước thế giới và con người, nhưng cũng chính là những suy nghĩ trăn trở của người cầm bút muốn gửi tới người đọc. Trong Danh tiếng và bóng tối, Lê Hoài Nam đã khắc họa thành công nhân vật Phan Hài Lan, một người phụ nữ có dáng quý phái, gương mặt khả ái nhưng cuộc đời đầy nước mắt. Gia đình Phan Hài Lan có một lịch sử thăng trầm đầy sóng gió y như số phận của thị trấn Triều Lạng. Chồng con cô đều chết trong một vụ tai nạn giao thông do người ta cố ý gây nên “đứa con tám tháng chui ra khỏi bụng mẹ là khóc ré lên. Nó khóc to và khóc rất lâu. Tiếng khóc của oan khiên và định mệnh. Nó khóc hàng giờ liền. Khóc cho đến lúc mẹ nó tỉnh dậy, mở tròn mắt nhìn nó, thốt lên ba tiếng “Con

trai tôi” thì nó mới mở thật to mắt nhìn như hút hồn, như thôi miên mẹ nó, như định nói với mẹ nó một điều gì thật hệ trọng, nhưng nó không nói được. Tư lúc đó tiếng khóc của nó nhỏ dần, thưa dần. Rồi đến lúc nó ngừng khóc cũng là khoảnh khắc nó trút hơi thở cuối cùng”[54, 34]. Dù nó chỉ được sống trên thế gian hai tiếng đồng hồ nhưng nó cũng đã là một con người, Hài Lan đạt tên cho con trai là Nguyễn An Bình với hy vọng vong linh nó được bình an nơi chín suối. Sự linh thiêng của con trai đã đi theo cô và mách bảo cô trong suốt quãng đường đời còn lại. Sự cô đơn, đau đớn đến tuyệt vọng tưởng chừng nhưng không vượt qua khỏi nhưng số phận đã an bài cho cô gặp được Đinh Thành Tháp, cô được yêu trở lại, cuộc đời bước sang một trang mới hạnh phúc hơn.

Vốn là con nhà nề nếp, được giáo dục theo tư tưởng đạo nho kỹ lưỡng, bà Hiền rất ghét những trò lừa lọc, biển lận của những kẻ buôn bán cùng phố. Cuộc sống của gia đình bà đang êm đềm, hạnh phúc thì ông Rĩnh chồng bà đôt ngột qua đời, đây là cú sốc tinh thần lớn đối với bốn mẹ con bà. Tưởng chừng bà bỏ cuộc nhưng trái ngược với suy đoán của mọi người, bà vẫn thủ tiết chờ chồng và nuôi ba đứa con ăn học nên người. Năm mẹ con bà Hiền đáng để cho người đời ngưỡng mộ. Nhưng, tiếc thay, số phận không cho phép mẹ con bà đi theo những con đường thẳng băng như vậy. Bà đã bị chính người đồng đội của chồng mình là ông Dũng lợi dụng và lừa gạt rồi vỡ hội. Không chỉ dừng lại ở đó, ông Dũng cùng vợ đã giăng bẫy để buộc bà Hiền phải ký giấy công nhận ông Dũng đã trả đủ số tiền hai triệu rưỡi, thật là đau đớn và tủi nhục. Bà đã chọn cái chết để xóa đi nỗi tủi nhục trong lòng. Bà đã để lại cho Phượng bức thư đẫm nước mắt “Cả đời thiếu nữ, mẹ đã thủ tiết chờ bố con. Bao nhiêu kẻ từng ve vãn, mẹ đều từ chối được mà không ai dám xúc phạm mẹ. Thế mà giờ đây, người đồng đội, người em thân tình của bố đã làm nhục mẹ vì một mưu đồ cướp đoạt mà thưc tình nếu chú ta xin mẹ, mẹ vẫn có thể cho. Trò đểu cáng này trên thế gian, đến ma quỷ dưới âm phủ cũng phải thua. Mẹ ra đi trong khi các con còn thiếu thốn, con và em Hòa

chưa tự kiếm miếng ăn là mẹ mang trọng tội với các con. Nhưng nỗi nhục này làm mẹ không thể ở lại với các con được. Mẹ sang thế giới bên kia để sống với bố con, mẹ sẽ nói với bố con phù hộ cho các con sống yên vui, hạnh phúc” [54, 34]. Lê Hoài Nam đã dùng cách miêu tả nội tâm nhân vật để bộc lộ nhân cách của một con người. Một con người sống đoan trang, tiết hạnh như bà Hiền vậy mà phải chọn cách tự tử để giải thoát cho cuộc đời, giải phóng cho tâm hồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)