7. Đóng góp của luận văn
3.2.3. Ngôn ngữ độc thoại
Độc thoại nội tâm là “lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” [35, 254]. Độc thoại nội tâm, nói một cách dễ hiểu nhất chính là những dòng tâm tư của lòng mình, mình đang nói với chính bản thân mình. Trong độc thoại nội tâm, ngôn ngữ không bị cản trở bởi bất kì yếu tố nào bên cạnh, vì nằm trong dòng ý thức của nhân vật, “ngôn ngữ độc thoại nội tâm là thứ ngôn ngữ mang tính hướng nội rất cao” [35, 254]. Đây là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo của nhà văn trong việc khám phá bề sâu tâm hồn con người. Qua đó, bản chất và thế giới tâm hồn nhân vật được phơi bày một cách rõ nét nhất.
Ở tiểu thuyết của Lê Hoài Nam, độc thoại thường xuất hiện khi nhân vật được đặt trong một hoàn cảnh trớ trêu. Như lời độc thoại của Phượng trong Đôi
mình: “Liệu ta có tiếp tục sống trong tòa nhà này, làm người giúp việc trung thành và tận tụy cho ông ta như cũ được nữa không? Không, không thể, vì ông ta đã chiếm được đời con gái của ta rồi, ông ta sẽ không chịu buông tha ta nữa...Hay là ta chấp nhận làm vợ ông ta? Suy cho cùng ông ta lập mưu chiếm đoạt ta không phải trong người ông ta nhiễm máu sở khanh. Chẳng qua vì ông ta quá đau khổ và cô độc, ông ta cần ta như cần khí trời hít thở nên ông ta đâm liều lĩnh mà thôi. Sống với ông ta, cuộc đời ta sẽ được đảm bảo, sung sướng, chỉ thiếu có tình yêu thôi” [52, 114].
Hay có lúc độc thoại của nhân vật lại là lời tự biện hộ cho mình trước sự ích kỉ của bản thân: (Độc thoại của Phan trong Những đêm huyền ảo) “Thế là rõ! Huyên đã chạy theo tiếng gọi của một gã đàn ông nào đó. Rất có thể là chính cái anh chàng bác sĩ mắt lác ấy. Nếu không, anh ta có quyền gì ve vuốt và nhìn cô bằng con mắt trìu mến đến thế? Cớ gì Huyên phải lẩn trốn mình, trốn cả người mẹ của cô, nếu không phải cô đã trót để xảy ra cái chuyện nhơ nhớp, phương hại đến thanh danh? Thật là bất hạnh cho những người mẹ sinh ra những đứa con gái đẹp!” [51, 40]. Bên cạnh đó, với phương thức tự vấn, nhân vật đã diễn tả quá trình khủng hoảng tinh thần của mình với những biểu hiện tâm lí căng thẳng: “Sẽ đến một tuổi nào đó, mình sẽ phải bước chân vào bệnh viện tâm thần. Nhưng hiện tại thì chưa” [51, 39].
... “Anh bắt chước bác sĩ đưa tay vuốt nhẹ một cánh tay Huyên. Cô bỗng rùng mình một cái, mắt trợn ngược lên như cô vừa nhìn thấy quỷ Sa Tăng. Cô bật một cánh tay lên khỏi giường tát đánh bốp vào má anh, tiện tay cô ẩy mạnh một cái làm anh chao nghiêng muốn ngã” [51, 37]. Hay còn là khoảng lặng để Phan chiêm nghiệm, suy tư: “Trong những giờ phút mà Huyên gọi là huyền thoại, mọi câu chuyện của em đều toát lên một ý nghĩa nào đó từ tâm trạng phức tạp của em và chứng tỏ em vẫn hướng một tình cảm thầm kín về anh. Em vẫn có thể có một người chồng không đến nỗi nào, sao em lại cứ phải nghĩ về anh? Một
tình yêu cô độc, đơn phương, kỳ quặc làm sao?” [51, 107]. Độc thoại sinh động đó khiến người đọc như nghe được tiếng lòng đau khổ của nhân vật, như cùng tác giả chứng kiến sự tuyệt vọng, giằng xé trong tâm can của Hoàng Phan trước tình yêu mà Huyên dành cho mình.
Lưu trong Đôi tình nhân ham sống đã có suy nghĩ: “Phải tìm mọi cách
chiếm lấy Phượng. Phải chiếm lấy Phượng mới có thời cơ làm lại cuộc đời” [52, 22]. Trên đường ra chốn hẹn, Lưu nung nấu một ý định quyết liệt như vậy. Nhìn hoàng hôn buông chầm chậm phía chân núi xa xa, Lưu nảy ra suy nghĩ: “Nếu không chiếm được Phượng thì ngay tối nay ta sẽ lao xuống dòng sông này tự tử” [52, 23]. Ý định táo bạo đó củng cố thêm can đảm cho chàng.
Có thể nói, với phương thức độc thoại đã cho phép nhà văn lách sâu vào thế giới nội tâm phức tạp, đầy mâu thuẫn của con người. Do đó mà nhân vật trong truyện của Lê Hoài Nam hiện lên một cách chân thực, gần gũi với bạn đọc. Mỗi nhà văn tự tìm cho mình những biện pháp nghệ thuật riêng trong xây dựng nhân vật để có thể khái quát chủ đề cũng như tư tưởng của tác phẩm. Tiểu thuyết của Lê Hoài Nam xét về phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật đã có những điểm mới. Nhân vật trong tác phẩm của ông hiện lên gần gũi, chân thực thông qua hàng loạt các biện pháp nghệ thuật: miêu tả ngoại hình, khắc họa nội tâm, khắc họa tính cách nhân vật qua tình huống, qua hành động ứng xử. Bên cạnh đó, nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và lớp từ khẩu ngữ nhằm biểu đạt rõ nét và toàn diện nhất về nhân vật. Qua các biện pháp nghệ thuật đó, nhân vật hiện lên trong trang viết với đầy đủ những nét tính cách, tâm lí hết sức sống động. Nhà văn đã đưa nhân vật đến gần với bạn đọc, điều này cũng có nghĩa là nhà văn đã chuyển tải thông điệp của mình đến với cuộc đời và con người.
3.3. Kết cấu
3.3.1. Kết cấu theo trình tự thời gian
Đây là loại tổ chức kết cấu quen thuộc của tiểu thuyết truyền thống và trên thực tế có khá nhiều cây bút viết triển khai tác phẩm theo mô hình kết cấu quen thuộc này như Lê Lựu (Thời xa vắng), Dương Hướng (Bến không chồng), Ma Văn Kháng (Ngược dòng nước lũ), Đào Thắng (Dòng sông mía)… “Loại kết cấu này có quan hệ gắn bó với cách tổ chức cốt truyện sự kiện. Tuy nhiên sau cái kết cấu truyền thống, các nhà văn đã có những đổi mới đáng kể: xây dựng phức cảnh, tạo dựng nhiều mối liên hệ đa chiều, bút pháp đa dạng xen lẫn thực ảo…” [36, 176]. Chính điều đó đã góp phần quan trọng làm cho tác phẩm trở
nên sinh động và hấp dẫn.
Lê Hoài Nam đã sử dụng thành công kết cấu theo trình tự thời gian trong
Những đêm huyền ảo. Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh Hoàng Phan trở về nhà
ăn tết với vợ con khi khóa học kết thúc, trong cái buổi tối đầy tâm trạng đó anh đã vô tình gặp lại Huyên – mối tình đầu sau bao năm mất liên lạc và khép lại bằng tâm trạng buồn đến rũ người khi hai người đàn bà đang tìm cách rời xa anh “Phan không tiếp lời đồng chí bí thư nữa bởi anh vừa sực nhớ cái tình thế khiến anh buồn đến rũ người. Anh phỏng đoán không biết cái chuyến đi phiêu lưu, mạo hiểm của Sen đã kết thúc chưa và nó kết thúc theo chiều hướng nào? Cuộc đời đã giáng cho anh nhiều cú, nhưng đến cái cú này mới đau lục phủ ngũ tạng đây! Nếu Sen đã thực sự mắc vào cái bẫy của tên vương giả lưu manh tên Nhật ấy, thì anh có đủ sức chịu đựng được sự nhơ nhuốc đáng thương ấy ở Sen không? Anh có thể đau thắt ruột thắt gan mà tha thứ cho Sen không? Và nếu bằng mọi cố gắng mở rộng cánh cửa của trái tim để anh tha thứ cho Sen thì anh có được phép quan tâm đến cuộc sống tinh thần của con người bất hạnh đang đánh đàn ácmonium trong nhà xứ tối nay không?” [51, 138]. Xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện số phận của hai người phụ nữ gắn liền với cuộc đời Hoàng
Phan. Tuy nhiên, Lê Hoài Nam đã rất khéo cài vào tác phẩm hai hệ thống chi tiết nhằm phá vỡ sự đơn điệu: các chi tiết mang màu sắc truyền thuyết, huyền ảo như trong cổ tích:
- Anh có nhìn thấy con thuyền như đang chạy không?
- Đúng, nó như đang chạy về phía biển vì nước đang lên chảy ngược với hướng đậu của nó – Phan nhìn xuống từng đợt nước xoáy vỗ ràm rạp vào mạn thuyền và thừa nhận.
- Bây giờ thì anh nhìn về phía trước xem – Huyên chỉ tay ra phía cửa biển, nơi có hàng ngàn ngọn đèn của những người đóng đáy giăng ngang dòng sông đang nhấp nháy, nhấp nháy.
- Anh có cảm thấy con thuyền như đang đưa chúng mình đến một phương trời thật huyền diệu không?
Lối kết cấu theo trình tự thời gian gắn liền với những chặng đường đời của ba nhân vật Phan, Sen và Huyên. Điều đáng nói là Những đêm huyền ảo không rơi vào tình trạng đơn điệu vì Lê Hoài Nam biết đan cài các mối quan hệ đời sống một cách hợp lí, tính cách nhân vật hiện lên chân thực, tự nhiên, không gò bó.
3.3.2. Kết cấu lồng ghép - tiểu thuyết trong tiểu thuyết
Theo Mai Hải Oanh, kết cấu lồng ghép – tiểu thuyết trong tiểu thuyết “là
một thủ pháp nghệ thuật hiện đại, thể thiện thái độ cách tân nghệ thuật và tinh thần từ bỏ những cấu trúc nghệ thuật đơn tuyến. Về bản chất, đây cũng là hình thức lắp ghép nhưng quy mô lắp ghép dài hơi, có ý nghĩa chi phối đến cấu trúc chiều sâu của tác phẩm. Kết cấu lồng ghép bảo đảm cho tác phẩm nghệ thuật trở thành một cấu trúc đa tầng, hai trong một hoặc ba trong một. Thậm chí, một tác phẩm có thể có nhiều chủ đề cùng tồn tại” [36; 210]. Việc lồng tiểu thuyết
trong tiểu thuyết, một mặt, làm cho cuộc sống hiện lên trong tác phẩm phong phú nhiều chiều hơn, mặt khác đáp ứng được nhu cầu tạo trò chơi (văn bản, ngữ
nghĩa, cấu trúc…) của nhà văn. Những tác phẩm tiêu biểu cho kĩ thuật lồng ghép là Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thoạt kì thủy (Nguyễn Bình Phương), Khải
huyền muộn (Nguyễn Việt Hà)…
Cấu trúc lồng ghép đã được sử dụng tinh tế trong Hoang mạc tâm hồn của Lê Hoài Nam. Người kể chuyện xưng tôi (Nguyễn Nhân) là nhân vật chính trong truyện kể về sự đố kị của hai ông bố (Nguyễn Vô, Minh Mục) đã làm cho tình bạn giữa Nguyễn Nhân và Minh Hạ bị ảnh hưởng. Chính sự nhìn nhận người khác một cách phiếm diện mà Nguyễn Vô đã đánh giá sai năng lực của cô Vỹ Thanh khiến con trai mình thi trượt đại học. Nguyễn Nhân có cái nhìn đúng đắn về thế hệ bố mình – những nhà văn đố kị tài năng, thế hệ “văn chương giả cầy”, những nhà báo rởm, trước mặt thì họ tung hô nhau nhưng sau lưng thì mỗi người một thủ đoạn. Chính sự thật bi thương đó đã khiến cho Nguyễn Nhân quyết định từ bỏ theo đuổi sự nghiệp văn chương, anh không còn đủ niềm tin vào bố mình, anh quyết định ra đi và bắt đầu lại mục tiêu của mình. Cấu trúc lồng ghép đã thể hiện rõ sự nhìn nhận, quan niệm văn chương của hai thế hệ: thế hệ sau (thế hệ con) và thế hệ đi trước (thế hệ bố), biểu hiện rõ chiều sâu của truyện.
Tuy nhiên, dấu ấn rõ nhất của cấu trúc lồng ghép tiểu thuyết trong tiểu thuyết nằm ở Danh tiếng và bóng tối. Người đọc dễ dàng nhận thấy con đường sự nghiệp của nhân vật Đinh Thành Tháp và Lữ Nam Phương rất giống với quãng đời hoạt động của nhà văn Lê Hoài Nam khi ông rời xa quân ngũ về làm Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Nam Ninh với bao biến cố và thăng trầm diễn ra. Và, những nhà văn bị đố kị tài năng này, họ đều lựa chọn một con đường duy nhất đó là về hưu sớm để tránh xa những cạm bẫy của xã hội. Lê Hoài Nam muốn gửi gắm tâm tư, nỗi niềm của mình qua từng nhân vật. Ông thấu hiểu được hoàn cảnh của những nhà văn chân chính khi phải sống trong môi trường có sự đố kỵ về tài năng.
3.4. Giọng điệu
3.4.1. Giọng trữ tình tha thiết
Hình ảnh thị trấn Triều Lạng hiện lên trang viết của Lê Hoài Nam thật đẹp, thật thơ mộng với cánh đồng lúa đang mơn mởn như sự khởi đầu của một tình yêu đẹp: “những cánh đồng lúa tháng ba lên xanh ve vé. Hương lúa quyện với hương cỏ cây mùa xuân làm không gian như đặc quánh lại” [54;11].
Và khi viết về con người, nhất là khi cần diễn tả cái mênh mang, khó hiểu của những cảm xúc bên trong, nhà văn đã thổi vào giọng kể của mình một sự da diết khôn nguôi. Nhân vật trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam thường chất chứa một đời sống nội tâm với những uẩn khúc, quanh co. Và bằng chất giọng trữ tình lắng đọng, nhà văn đã diễn tả những cảm xúc ấy, tâm trạng ấy một cách thấm thía. Trong
Những đêm huyền ảo, Hoàng Phan và Sen gặp nhau trong một buổi sớm mùa Đông
khi anh đi lang thang trên cánh đồng bắt gặp Sen đang kéo những bè cỏ, họ trò chuyện với nhau và Phan nhận ra nét gần gũi, thân mật ở cô. Lê Hoài Nam đã khơi gợi cái thổn thức, xuyến xao trong mỗi người: “anh nhìn sâu vào mắt cô, ở đấy đang lan tỏa sang anh một cái gì trong suốt, dễ chịu. Người cô có những nét hơi thô nhưng lại có vẻ bền chắc, gần gũi. Sao thế này nhỉ? Có lẽ cô bé này sẽ là vợ mình chăng? ” [51, 46]. Phải bằng chất giọng trữ tình da diết ấy mới có thể làm nổi bật được cái khoảng lặng và những cảm giác mơ hồ trong tâm hồn con người: “Phan bước ra đứng bên Huyên cạnh cửa sổ. Mắt họ dóng ra cánh đồng. Giai điệu của bản nhạc đã đẩy trí tưởng tượng của Phan về một vùng đất vừa xa lạ vừa gần gũi. Ở đó, cây cối, hoa cỏ đều tỏa ngát hương thơm, tiếng chim giao hòa trên những cánh đồng xanh mơn man. Những gương mặt em gái xinh xắn, trong trẻo như những bông hoa vừa chớm nở buổi sớm. Nhìn vào những gương mặt ấy, ta chỉ thấy có tình yêu” [51, 82]. Đó là cái cảm giác khi tình yêu đang lan tỏa.
Trong Danh tiếng và bóng tối Đinh Thành Tháp và Phan Hài Lan cũng có
đê mê trong gió khơi nồng nàn. Gió mang theo vị mặn mòi hòa quyện với hương vị ngai ngái của rong biển, mùi tanh tanh của những con sứa dạt vào bãi cát. Tiếng sóng ùa từng đợt ào ạt, xô bồ khiến họ có cảm giác lâng lâng như nằm trên boong một con tàu vượt trùng dương. Rồi họ chìm vào giấc ngủ say nồng” [54, 63]. Đoạn văn giàu chất thơ như một khúc nhạc lòng được ngân lên, nhân vật như đang mơn man cái cảm giác hạnh phúc được tận hưởng một cuộc sống mà mình từng đánh mất.
3.4.2. Giọng thiết tha, thương cảm
Trong sáng tác của Lê Hoài Nam hiện lên không ít những nhân vật và cả những con người có thật. Nhà văn đã viết về họ bằng tất cả sự yêu thương, đồng cảm nhưng ông không bộc lộ trực tiếp điều đó trong tác phẩm. Mà thông qua lời kể, giọng kể đầy xót xa, thương cảm, người đọc có thể nhận ra đằng sau đó là một tấm lòng nhân hậu, thấu hiểu và dường như đang đau đớn cùng với nỗi đau của nhân vật, đang bẽ bàng với cái éo le của cuộc đời.
Giọng xót xa, thương cảm đặc biệt nổi bật và trở thành chất giọng chủ đạo của nhà văn khi kể về những bi kịch của con người. Cuộc đời của những con người cô đơn, khao khát được yêu thương, được hạnh phúc đã được nhà văn kể bằng một âm điệu đầy xót xa, day dứt. Đinh Thành Tháp có một tình yêu đẹp với con gái tiểu đoàn trưởng, đó là một mối tình đẹp: “một tình yêu có nguồn cội bền chặt thế sẽ không có một sức mạnh nào chia lìa được” [54, 8], tình yêu của họ đã được kết trái là một đứa con chào đời đẹp như thiên thần. Nhưng, số phận đã đùa giỡn hạnh phúc của họ: “đứa con gái ra đời đẹp như một thiên thần, khiến vợ chồng anh luôn mang một cảm giác hạnh phúc ngất ngây. Nhưng đứa trẻ càng lớn thì hình dạng của nó càng có những biến đổi. Chân nó cứ teo tóp lại, co rút lên như que củi. Đầu thì