Quan niệm về trải nghiệm trong sáng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 45 - 47)

7. Đóng góp của luận văn

1.3.2.1. Quan niệm về trải nghiệm trong sáng tác

Có thể nói, mỗi nhà văn đều có một quan niệm nghệ thuật khác nhau. Quan niệm nghệ thuật đó chi phối và định hướng cho quá trình sáng tác nghệ thuật của nhà văn. Với Lê Hoài Nam, người đọc có thể thấy được quan niệm nghệ thuật đúng đắn qua những phát biểu trực tiếp hoặc qua tác phẩm của ông. Có những triết lí về nghệ thuật, về nghề văn: “Các tác phẩm của Tường Khuê... thường viết về những trạng huống bình dị, những con người bình thường, nhưng ông nhìn thấy từ bên trong trạng huống ấy, con người ấy le lói một điều gì đó, nhiệm vụ của ông là làm cho tia le lói đó lấp lánh lên, soi rọi vào tâm hồn bạn đọc để họ cùng ông ngẫm ngợi về lẽ đời, về thân phận, về nhân sinh” (Phúc lành).

Bản thân con người muốn trưởng thành và bản lĩnh trước cuộc sống nhất thiết phải qua những trải nghiệm, đó có lẽ cũng là thách thức và cơ hội để hoàn thiện mình. Điều này có hoàn toàn đúng với nhà văn không? Lê Hoài Nam cho

rằng: trải nghiệm không phải là tất cả. Nhà văn không phải cứ chứng kiến, tham gia vào mọi hiện tượng, sự việc của đời sống thì mới có thể phản ánh và mô tả về nó. Trong một lần trò chuyện, nhà văn Lê Hoài Nam nêu quan điểm của mình: “Trải nghiệm cuộc sống rất quan trọng. Thiếu vốn sống văn chương sẽ giả tạo, câu chữ nhạt nhẽo, không có sức sống. Đương nhiên, khi có vốn sống rồi lại cần một quá trình sáng tạo để biến những ngổn ngang, dàn trải của cuộc sống thực thành tinh hoa nghệ thuật. Đó còn tùy thuộc vào tài năng của nhà văn, tài năng càng lớn thì quá trình biến hóa ấy càng tài hoa. Hư cấu mà như thật”. Và ông nêu quan điểm về trải nghiệm trong sáng tác: “Trải nghiệm trong sáng tác là một quá trình rất tự nhiên. Ai làm nghề văn cũng thường bắt đầu bằng những trang viết "bản năng" non trẻ, có thể đẹp một cách non tơ, có thể đẹp vụng về như cô gái tuổi vị thành niên. Nhưng quá trình sáng tác là một quá trình hoàn thiện dần ngòi bút, càng viết nhiều càng có nhiều trải nghiệm. Càng nhiều trải nghiệm thì giá trị tư tưởng và tính triết luận càng cao sâu” [57, 53].

Quả vậy, đối với người cầm bút, trải nghiệm chỉ là một yếu tính góp phần làm nên sự sáng tạo của nhà văn. Điều quan trọng là nhà văn phải có tài năng văn chương, có tư duy nhận thức cuộc sống một cách nhanh nhạy, tinh tế, không để cho mình trở nên lạc hậu, lỗi thời. Tất nhiên, muốn phản ánh cuộc sống một cách sinh động, chân thực và phong phú thì bản thân nhà văn phải luôn có sự tìm tòi, đổi mới trong khai thác và tiếp cận vấn đề, cũng như phải quan sát đời sống bằng sự cẩn trọng, tỉ mỉ. Không thể có một nhà văn nổi tiếng và những tác phẩm gây chấn động khi anh ta chỉ ngồi một chỗ với những tưởng tượng của mình và tách rời với cuộc sống bên ngoài. Lê Hoài Nam cũng cho rằng: “nhà

văn phải năng động, luôn đương đầu với mọi chuyện”. Thế hệ trẻ ngày hôm nay

sống trong hòa bình và yên ổn, họ không có được tâm trạng của những con người đã trải qua chiến tranh nhưng xã hội Việt Nam thời hậu chiến với biết bao vấn đề đang hiện hữu sẽ là mảnh đất chờ đợi sự khai phá của những nhà văn trẻ.

Lê Hoài Nam khẳng định: “Văn chương mang đến cho con người giá trị tinh thần rất cao, giúp con người hoàn thiện tính người, trong đó là những giá trị về cái đẹp, về tình thương yêu, giá trị nhân văn, về bản lĩnh trong cuộc sống...”

[57, 54].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)