7. Đóng góp của luận văn
3.3.1. Kết cấu theo trình tự thời gian
Đây là loại tổ chức kết cấu quen thuộc của tiểu thuyết truyền thống và trên thực tế có khá nhiều cây bút viết triển khai tác phẩm theo mô hình kết cấu quen thuộc này như Lê Lựu (Thời xa vắng), Dương Hướng (Bến không chồng), Ma Văn Kháng (Ngược dòng nước lũ), Đào Thắng (Dòng sông mía)… “Loại kết cấu này có quan hệ gắn bó với cách tổ chức cốt truyện sự kiện. Tuy nhiên sau cái kết cấu truyền thống, các nhà văn đã có những đổi mới đáng kể: xây dựng phức cảnh, tạo dựng nhiều mối liên hệ đa chiều, bút pháp đa dạng xen lẫn thực ảo…” [36, 176]. Chính điều đó đã góp phần quan trọng làm cho tác phẩm trở
nên sinh động và hấp dẫn.
Lê Hoài Nam đã sử dụng thành công kết cấu theo trình tự thời gian trong
Những đêm huyền ảo. Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh Hoàng Phan trở về nhà
ăn tết với vợ con khi khóa học kết thúc, trong cái buổi tối đầy tâm trạng đó anh đã vô tình gặp lại Huyên – mối tình đầu sau bao năm mất liên lạc và khép lại bằng tâm trạng buồn đến rũ người khi hai người đàn bà đang tìm cách rời xa anh “Phan không tiếp lời đồng chí bí thư nữa bởi anh vừa sực nhớ cái tình thế khiến anh buồn đến rũ người. Anh phỏng đoán không biết cái chuyến đi phiêu lưu, mạo hiểm của Sen đã kết thúc chưa và nó kết thúc theo chiều hướng nào? Cuộc đời đã giáng cho anh nhiều cú, nhưng đến cái cú này mới đau lục phủ ngũ tạng đây! Nếu Sen đã thực sự mắc vào cái bẫy của tên vương giả lưu manh tên Nhật ấy, thì anh có đủ sức chịu đựng được sự nhơ nhuốc đáng thương ấy ở Sen không? Anh có thể đau thắt ruột thắt gan mà tha thứ cho Sen không? Và nếu bằng mọi cố gắng mở rộng cánh cửa của trái tim để anh tha thứ cho Sen thì anh có được phép quan tâm đến cuộc sống tinh thần của con người bất hạnh đang đánh đàn ácmonium trong nhà xứ tối nay không?” [51, 138]. Xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện số phận của hai người phụ nữ gắn liền với cuộc đời Hoàng
Phan. Tuy nhiên, Lê Hoài Nam đã rất khéo cài vào tác phẩm hai hệ thống chi tiết nhằm phá vỡ sự đơn điệu: các chi tiết mang màu sắc truyền thuyết, huyền ảo như trong cổ tích:
- Anh có nhìn thấy con thuyền như đang chạy không?
- Đúng, nó như đang chạy về phía biển vì nước đang lên chảy ngược với hướng đậu của nó – Phan nhìn xuống từng đợt nước xoáy vỗ ràm rạp vào mạn thuyền và thừa nhận.
- Bây giờ thì anh nhìn về phía trước xem – Huyên chỉ tay ra phía cửa biển, nơi có hàng ngàn ngọn đèn của những người đóng đáy giăng ngang dòng sông đang nhấp nháy, nhấp nháy.
- Anh có cảm thấy con thuyền như đang đưa chúng mình đến một phương trời thật huyền diệu không?
Lối kết cấu theo trình tự thời gian gắn liền với những chặng đường đời của ba nhân vật Phan, Sen và Huyên. Điều đáng nói là Những đêm huyền ảo không rơi vào tình trạng đơn điệu vì Lê Hoài Nam biết đan cài các mối quan hệ đời sống một cách hợp lí, tính cách nhân vật hiện lên chân thực, tự nhiên, không gò bó.