Giọng hài hước, hóm hỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 101 - 102)

7. Đóng góp của luận văn

3.4.3. Giọng hài hước, hóm hỉnh

Trong các tác phẩm của mình, Lê Hoài Nam chọn cho mình một cách viết khá nghiêm ngắn, chỉn chu. Những chuyện được kể là những cảnh éo le, những cuộc đời, số phận bất hạnh,… nên giọng điệu chủ đạo là sự trầm tư, sâu lắng đầy suy tư, trăn trở. Đó là cái nhìn đau đáu vào cuộc đời, vào hiện thực cuộc sống hôm nay, vẫn thương vẫn xót và từng khóc từng cười với những con người, những chuyện đời nhưng nhà văn đã chọn cho mình một lối kể chuyện thật dí dỏm, hài hước, làm bật lên những tiếng cười, những tràn cười sảng khoái, có những tiếng cười vui, nhưng cũng có những tiếng cười ra nước mắt, cười mà đau.

Giọng hài hước, hóm hỉnh trong sáng tác của Lê Hoài Nam trước hết được xuất phát từ tính cách dí dỏm của một con người đi nhiều biết nhiều và thích đùa. Mặt khác, nó cũng bắt nguồn từ sự nhạy cảm nhưng vẫn bình thản để phản ứng nhanh trước lối sống giả tạo, tầm thường, thói đạo đức giả, hay những hèn kém của con người. Song, có đôi khi nó đơn giản chỉ là sự biểu hiện của một cá tính “ngông”.

Ở tiểu thuyết Danh tiếng và bóng tối, chất giọng hài hước thật sự đắc dụng trong việc tạo nên cái lố bịch, hèn kém và tầm thường của các nhân vật đứng đầu ngành văn hóa. Và hài hước nhất là những cái tên mà tác giả đặt cho nhân vật của mình: Trần Đắc Tun, Nguyễn Văn Tất Tuất, Quang Tà, Văn Sớt, Văn Rật, Nguyễn Vô…. chỉ nghe cái tên thôi người đọc cũng nhận được ra bản chất bên trong con người họ. Nhà văn tả tên Trần Tất Tuất “Phía cuối thị trấn Triều Lạng có một anh tên là Tuất, hồi gã còn nhỏ người làng vẫn gọi là thằng cu Tuất, mặt mom cày, mắt trắng dã, làm nghề gò hàn, chuyên đi sưu tầm những miếng tôn, miếng sắt tây đem về gò hàn thành những cái ô doa cùng để tưới cây…Nhà Tuất ở trong làng, đói ăn, vợ chồng anh ta ra thị trấn thuê cái chuồng

trâu cũ làm ăn… Ra đường gặp ai là Tuất khoanh tay cúi chào y như cử chỉ của dân Hàn Quốc, Nhật Bản mà y vẫn nhìn thấy trong phim ảnh” [51, 16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)