Cảm hứng về con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 63)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.2. Cảm hứng về con người

“Danh tiếng và bóng tối”, tên của cuốn tiểu thuyết gợi cho ta một cặp phạm trù có vẻ mâu thuẫn. Đó là: “cuộc chiến giữa con người” và “quyền năng sói”. Qua tác phẩm, Lê Hoài Nam muốn đề cập đến mặt còn khuất lấp sau cái danh tiếng của những “danh nhân” văn nghệ thời nay đang hiện diện trên một vùng quê vốn có long mạch văn hiến. Câu chuyện được bắt đầu từ chuyện tình của một nữ nhà báo trẻ Phan Hài Lan. Trải qua nhiều đau thương, mất mát nhưng do mang trong mình phẩm chất của một trí thức con nhà nòi và với bản chất thánh thiện - cô đã đứng lên từ nỗi đau, chọn cho mình một hướng đi chắc

chắn: sẽ viết những gì mình được thấy, được nghe. Nàng xác định hãy ở quê để viết, tránh mọi bon chen nơi đô hội, mong được đất quê, hồn quê giúp mình “vớt vát chút linh khí cho văn chương quê mình”. Hài Lan đã gặp được một tình yêu đẹp với Đinh Thành Tháp. Tình yêu ấy đã giúp cô nhìn rõ hơn ngọn nguồn những mất mát thiệt thòi mà mình phải gánh chịu. Chính tình yêu ấy đã chắp cánh cho những trang viết của cô.

Lê Hoài Nam đã dụng công diễn tả những thăng trầm của cuộc đời Phan Hài Lan và gia đình cô - một gia đình trí thức có dòng dõi khoa bảng. Nó để lại trong người đọc sự đồng cảm sâu sắc về một số phận trong buổi giao thời. Nếu khai thác kỹ những chìm nổi của gia đình cô cũng đã đủ để viết một tiểu thuyết dầy dặn. Nhưng Lê Hoài Nam không tập trung ở đó mà ông chỉ coi nó như một cái cớ rất quan trọng để xuất hiện các nhân vật tiếp theo với những số phận rất khác nhau. Những con người ở đây chia ra thành hai tuyến đối lập với đặc trưng tính cách khác nhau, đấu tranh với nhau. Đó là cuộc chiến giữa Thiện và Ác, giữa Con Người (với danh từ viết hoa) và lũ sói đội lốt người. Đại diện cho Con Người ta thấy nổi lên nhân vật Lữ Nam Phương. Một Hội viên Hội Nhà văn làm Phó Chủ tịch ngành văn học nghệ thuật tỉnh. Từ một sỹ quan quân đội có năng khiếu văn học, chịu khó đọc và được đào tạo bài bản để trở thành cây bút chuyên nghiệp; Anh đã từng có nhiều tác phẩm giá trị được đón nhận và giành được nhiều giải thưởng văn chương. Với tính cách thẳng thắn nhưng cũng rất chân tình cùng với năng lực và tinh thần trách nhiệm cao- anh đã góp công sức không nhỏ cho với sự nghiệp văn học nghệ thuật của một vùng quê văn hiến. Tạp chí Tao Đàn do anh làm Tổng biên tập đã khẳng định được thương hiệu văn chương với cả nước. Anh phát hiện và bồi dưỡng những tài năng của quê hương mà không hề vụ lợi. Lê Hoài Nam không khai thác nhiều về tâm lý của nhân vật này bởi vì nhân vật xuất hiện qua lời kể của Đinh Thành Tháp- người yêu của Phan Hài Lan- nhưng nhân vật lại nổi lên có cá tính mạnh

mẽ. Chân tình với bạn bè nhưng anh cũng thẳng thắn đấu tranh không khoan nhượng với những tiêu cực. Không ham hố quyền lực, anh sẵn sàng giúp đỡ tinh thần, vật chất cho những người có năng lực thực sự để họ trở thành những nhà văn, nhà thơ, những biên tập viên của các báo đài, nhà xuất bản. Anh là đại diện cho những văn sỹ vừa có tâm vừa có tài. Nam Phương đấu tranh để cố giành lấy sự công bằng cho văn nhân, đấu tranh để có một đời sống văn học lành mạnh và đấu tranh chống lại những tiêu cực ngay trong đội ngũ văn nghệ sỹ quê hương. Hệ luỵ cũng từ đó mà ra. Tin người, tin bạn viết mà anh không một chút hoài nghi phòng bị. Và anh đã phải chịu những ngón đòn đến bầm giập của bọn sói đội lốt người cũng mang danh văn sỹ nhưng bất tài kém đức. Từ vị trí Phó Chủ tịch ngành Văn học nghệ thuật của tỉnh, bởi những lý do hết sức vớ vẩn- anh bị khai trừ khỏi ngành đưa sang làm nhân viên của Hội những người tàn tật. Nhưng anh vẫn không nản: “Tôi chỉ còn một con đường duy nhất là gắng giữ cho ngòi bút viết được…” [52, 21], thứ mà Lữ Nam Phương cần không phải là chiếc ghế quyền lực mà là cái bàn viết dẫu rằng cái cái bàn viết ấy được đặt ngay cạnh cổng cơ quan. Phẩm chất cao quý của người viết văn chân chính đã sáng lên chính ở trong hoàn cảnh nghiệt ngã nhất.

Cùng với Lữ Nam Phương, nhân vật Đinh Thành Tháp cũng để lại sự cảm mến của người đọc bởi Tháp là người đọc nhiều, hiểu rộng, biết yêu và cũng rất bao dung. Tháp dám đấu tranh để bảo vệ lẽ phải. Anh cũng phải chịu số phận không hơn gì Nam Phương, buộc phải về hưu non. Các anh không đơn độc trong cuộc đời bởi bên cạnh các anh còn có nhiều văn sỹ khác như Trọng Thăng, Huy Thập, Phạm Ngọc Anh, Khôi Nguyên, An Thuỳ… Đó là những con người dám đấu tranh để bảo vệ văn nhân và những giá trị đích thực của văn học. Tuyến nhân vật đối lập được tác giả khắc hoạ khá thành công với ngồn ngộn tư liệu về hành trạng bỉ ổi của chúng mà những người tử tế không bao giờ dám làm kể cả trong ý nghĩ. Và trớ trêu hơn đó là những hành động của những con người

“danh tiếng” lãnh đạo ngành văn học nghệ thuật của một tỉnh. Đó là Quang Tà- nguyên trưởng ngành, là Trần Đắc Tun tân trưởng ngành, là Đỗ Lươn- uỷ viên chấp hành. Bộ ba Tà- Tun- Lươn với cái danh văn sĩ và cái ghế quyền lực đã tác oai tác quái phá tan long mạch văn hiến của cả một vùng quê. Dung nhan của bọn hắn được tác giả chấm phá vài nét: Trần Đắc Tun có tướng ngũ đoản, cái đầu hình củ ấu…miệng rộng, tai vểnh, da đen sắt, mắt màu đồng thau hay nhìn trộm… đang tập tọng làm thơ. Đỗ Lươn quần áo bảnh bao cười xoé loé, cặp mắt lươn híp lại, toé ra ánh nhìn ma quái. Và “cái mặt của Quang Tà giống cái mặt của con chó sói đến thế. Nó mang hình trụ, dài ngoẵng, cặp mắt rắn ráo ánh lên cái nhìn lạnh khô, ma quái. Cặp môi mỏng, khi cười phát ra tiếng khè khè nhẹ như gió thoảng…”[52, 34] , “từ một thằng bé bán nước rong kiêm móc túi ở ga tàu, bỗng chốc trở thành một công chức của Ty Văn hoá.” Tun từ một anh giáo viên hèn nhát, lấy cô vợ là con người nhà lãnh đạo mà lên chánh văn phòng huyện uỷ. Lươn thì học hành không đâu ra đâu chỉ giỏi nghe hơi nồi chõ lại chuyên nghiên cứu về văn học dân gian(!) Điểm chung nhất của bọn chúng là bất tài. Tà nhờ thành phần xuất thân cố nông được đi học bổ túc công nông rồi đi học đại học bên Nga, mà thực ra là đi buôn (thậm chí buôn cả vũ khí cho bọn lưu manh). Rồi về nước thuê người viết kịch để gán tên mình vào mà trở thành kịch tác gia kiêm đạo diễn. Lươn thì đạo văn, biến của người thành của mình, xưng danh nhà nghiên cứu. Tun chỉ quen bợ đỡ, tập tọng làm vài bài văn vần kiểu con cóc cũng huyếnh lên cái danh nhà thơ. Và cả ba đều tham vọng “sẽ trở thành danh nhân đất Việt, không sánh được với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du thì cũng ngang cơ với Lương Thế Vinh, Văn Cao, Trần Huy Liệu!...” Cả ba đều giỏi một ngón nghề ăn cắp: từ việc ăn cắp triện của cơ quan công quyền vứt đi để hại người, ăn cắp văn, đến ăn cắp di sản và ăn cắp tiền... Khi bị phát hiện thì nhe nanh múa vuốt, hèn hạ dùng mọi thủ đoạn hèn hạ để diệt đối thủ. Chúng là sói. Những con sói đội lốt người. Những con sói mang danh văn nghệ sĩ. Có lẽ bản chất sói rõ nét nhất của bọn người này là từ trong bóng tối, chúng rình mò

những sơ hở của đối thủ rồi nhảy xổ ra. Chúng cũng tụ tập thành bầy đàn, biết liên kết để tiêu diệt đối thủ. Nhưng khi chỉ còn bọn chúng với nhau thì lại xoay ra cắn xé nhau dữ dội. Người đọc vừa ngạc nhiên vừa thú vị cái chi tiết Tà bắt Tun phải chui qua háng. Còn Lươn luôn giở trò xỏ lá đối với Tà, với Tun. Tun vừa đạt được mục đích làm quan văn nghệ đã bới móc Tà là kền kền đội lốt công, chửi Đỗ Lươn là “thằng chó dái”. Văn sĩ đấy, nhà văn đấy, nhà thơ đấy! Liệu có hơn gì những tên xã hội đen? Vậy bọn sói đội lốt văn nhân nghệ sĩ nửa mùa này hành động như vậy để nhằm mục đích gì? Lê Hoài Nam đã lý giải thuyết phục qua việc diễn tả các hành động của chúng: đó là quyền lực. Quyền lực trong văn nghệ chỉ là hư danh nhưng chúng biết biến cái hư danh ấy thành tiền thật. Đó là một thứ quyền năng mà bọn chúng cần phải vươn tới. Chúng không chỉ có bộ sậu ba người mà cũng khá đông đảo những Hoàng Ngọc Truỳ, Nguyễn Lăng- hai tiến sĩ giấy; Kiều Chen- một sinh viên đại học báo chí có năng khiếu làm chính trị và một “nhà thơ” Hải Thế sẵn sàng biến mình thành sói khi được ăn… một khúc giò(!)

Lê Hoài Nam muốn cảnh tỉnh với chúng ta: ngày hôm nay hoàn toàn không có chuyện cổ tích. Trước nỗi oan khiên, trước cái vô lý mà mình đang bị truy chụp, những người chân chính đã cầu cứu đến người lãnh đạo cao nhất của tỉnh. Nhân Vật Quyền Năng xuất hiện. Qua những dòng viết về tiểu sử nhân vật này và bộ sậu của ông ta là Tất Tuất, Văn Chĩnh… mà ngay những cái tên cũng đã gợi mở cho người đọc về nhân cách của các vị tai to mặt lớn này. Khi gặp Nam Phương “Nhân Vật Quyền Năng đã bị cuốn hút vào cái ma lực của văn chương thực sự”, những cái ấy đã giúp cho ông ta trở thành “vị lãnh đạo pha màu thi ca này rất hợp với khẩu vị với những nhà tổ chức…và ông ta được đánh giá là một cán bộ có năng lực toàn diện…trong vòng bảy tám năm gì đó, nhảy qua vài ba cương vị, để rồi ngồi vào cái ghế cao nhất tỉnh”… “Hiềm một nỗi cứ mỗi khi ông được thăng tiến thêm một chức thì tình yêu văn học của ông lại hạ nhiệt

với ông ta! Nhân Vật Quyền Năng là tượng trưng cho cả một thế lực, một cơ chế. Hình như nó đã lỗi thời nhưng vẫn tồn tại vô lý trong tác phẩm. Nó áp đặt ý đồ thô thiển buộc người viết phải tuân theo ngay cả trong ý nghĩ. Nhân vật này tuyên bố xanh rờn: “Cách nghĩ của các anh và của tôi như thế là chưa gặp nhau rồi” . Dưới các chiêu thức khác nhau, họ đã làm đảo lộn các giá trị văn hoá. Đến nỗi một nhân vật đã phải đau đớn thốt lên : “Xã hội diễn tiến kiểu này nhưng bên trong lại triệt tiêu sự tiến hoá và dinh dưỡng mầm loạn”. Và Quyền Năng sẵn sàng bao che cho những xấu xa, bao che cho tiêu cực và hơn nữa nó còn tiếp tay cho lũ sói. Khi bọn người sói này tru lên inh ỏi là Lữ Nam Phương đảo ngũ, Lữ Nam Phương công thần, không thể để ở trong hàng ngũ văn nghệ… thì Quyền Năng không hề giải thích mặc dù sự việc đã rõ như ban ngày. Đảo ngũ mà lên đến sĩ quan hàm thượng uý? Đảo ngũ mà được kết nạp Đảng? Ô hay! Nhân danh gì mà những kẻ trốn nghĩa vụ, những kẻ ăn cắp lại gào lên như vậy giữa thời Đổi mới khép lại quá khứ nhìn về tương lai. Thì ra lũ người sói, lũ mafia văn nghệ đã được Quyền Năng bật đèn xanh, đã được bộ sậu Quyền Năng bảo kê. Sự bảo kê của bọn này như xã hội đen. Chúng ngầm đồng ý cho lũ người sói dùng đến chiêu hèn hạ nhất là đao búa. Đây là lời Tất Tuất: “Chẳng hiểu sao Quang Tà lại kéo được nhiều vây cánh đến thế, lại toàn những kẻ nhìn mặt đã biết là hạng bất hảo, đâm thuê chém mướn… Tôi nhận được thông tin khá chính xác là họ đã bàn nhau nếu đồng chí không chịu chuyển sang cơ quan khác là họ sẽ chơi luật rừng”. Thế là rõ. Có lẽ không cần phải bàn luận gì thêm. Người đọc rợn người bởi tiếng cười của Nhân Vật Quyền Năng: “Khạch khạch khạch! Khạch khạch”. Như tiếng gõ cửa của thần chết từ bóng tối hiện về. Nó xuất hiện cùng với tấm áo choàng đen. Tấm áo choàng làm nên bóng tối. Ở trong cái bóng tối của tấm áo choàng đen đó là lũ người sói. Không hiểu sao tôi cứ ám ảnh mãi cái âm thanh tiếng cười này. Và tự dưng ngộ ra một điều: lũ người sói lúc rình rập thì cười khè khè như gió thoảng. Lúc chúng tấn công con mồi thì tru lên man rợ bằng những mỹ từ lập trường quan điểm. Và chúng hể hả

ngốn ngấu nhai nuốt và cắn xé. Mục đích của rình rập cắn xé ấy để trở thành quyền lực. Đắc đạo sói sẽ thành Nhân Vật Quyền Năng với cả 4 chữ viết hoa (để có thể tách riêng từng chữ). Không biết có phải là dụng ý của tác giả hay không. Tiếng cười ấy nếu coi là của con người thì nó khô khốc vô cảm. Còn nếu là của thú thì nó mới chỉ là tiếng của loài khỉ. Còn lại nó là tiếng gõ cửa của thần chết. Chắc chắn không thể là tiếng cười của con người chân chính! Ai là người thắng! Tác giả không khẳng định. Nếu so sánh lực lương sau cuộc chiến thì cả hai bên đều có tổn thất. Như trong lời kể thì cánh Tà – Tun – Lươn - Tuất - Nhân Vật Quyền Năng chiếm giữ thế trên. Nhưng người đọc sẽ băn khoăn: Sao lại thế? Liệu có thể để như thế? Phải làm gì? Những câu hỏi ấy là thể hiện tính tích cực của tác phẩm và đó là sự chiến thắng của chính nghĩa của cái Thiện trước cái Ác. Lê Hoài Nam lấy văn chương chân chính làm trọng và mục đích ấy đã đạt được nên không có lý giải gì thêm.

Phan và Huyên trong Những đêm huyền ảo cũng có một số phận thật đáng thương. Họ đến với nhau bằng một tình yêu đầu đời, khi đó Huyên đã ý thức được “người ta bảo khi yêu cái gì thì sẽ chết vì cái ấy” [51, 30]. Và sau buổi tối hôm đó họ đã trao lời hẹn ước cho nhau. Nhưng chiến tranh đã cướp đi hạnh phúc của họ, đã vùi dập bao ước mơ cháy bỏng trong tâm hồn Huyên khi cô bị bọn Pônpốt hãm hại nếu không có anh bác sĩ thì cô đã vĩnh viễn không còn trên cõi đời này. Chiến tranh đã qua đi, họ trở về với cuộc sống đời thường nhưng sống trong cái xã hội “lưu manh giả danh trí thức”, xã hội của đồng tiền quỷ ám đã đẩy những con người chân chính như Phan và Huyên vào hoàn cảnh éo le. Phan không mang đến cho vợ con anh một cuộc sống đầy đủ, sung túc mà trái lại vợ con anh còn phải “chạy ăn từng bữa”, “ngôi nhà bốn gian, một mảnh sân đổ vữa bata, hai gian bếp. Chỉ hiềm nỗi: đất vừa thấp vừa méo và mỗi lần anh về, hoặc bạn bè đến chơi vào lúc trời mưa lại phải vác xe và con anh đi nhà trẻ hay đi chơi về thường hay vồ ếch lấm như ma vùi” [51, 5], anh cũng không thể lo cho vợ con anh một cái tết đầy đủ khi hai chín tết đã đến mà “trong nhà chưa

có một cặp bánh chưng, một thẻ hương, những thứ mà dù nhà nghèo đến đâu cũng không thể không có theo phong tục đón tết ở quê anh” [51, 8]. Một đại úy như Phan lẽ ra vợ con phải được nhờ vả mới phải nhưng anh đã đẩy vợ mình vào con đường cùng đó là đi áp tải hàng cho lão Nhật, đưa một món hàng cấm lên Hà Nội “một tay chủ buôn đi đến đâu là tung tiền quyến rũ đàn bà, con gái ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)