Tha hóa do quyền lực, lòng tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 72 - 74)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.1.2. Tha hóa do quyền lực, lòng tham

Nếu như môi trường, hoàn cảnh là nguyên nhân khách quan dẫn con người đến tha hóa thì ham muốn quyền lực, tiền tài, ham muốn hưởng thụ chính là nguyên nhân chủ quan làm cho nhiều người trượt dài trên con đường tội lỗi. Sự tha hóa của những kẻ có trong tay quyền lực và tìm mọi cách giữ vững quyền lực được Lê Hoài Nam miêu tả khá kĩ trong tiểu thuyết của ông. Trong Danh tiếng và bóng tối, mang danh là người đứng đầu ngành văn hóa nhưng Quang

Tà, Đỗ Lươn, Trần Đắc Tun lại là kẻ tiểu nhân, hẹp hòi, bất tài vô học, thù ghét trí thức. Điều này được nhà văn lí giải: “Bộ ba cánh hẩu Quang Tà, Đỗ Lươn, Trần Đắc Tun đã co cụm lại truy diệt nhà văn Lữ Nam Phương một cách vô

cùng tàn bạo và man rợ” [54, 43]. Họ là những kẻ giả danh tri thức để tiêu diệt trí thức bằng những thủ đoạn khác nhau, khi thì xảo quyệt, khi trắng trợn, khi giả nhân giả nghĩa. Vì lòng tham, Quang Tà, Nguyễn Văn Tất Tuất lập mưu ăn cắp bộ xương cá voi của người dân làng Hải Cường bán lấy tiền. Ngoài ra, chúng còn “kiếm ăn trên cả xương người chết” khi chúng lập dự án nâng cấp mộ nhà thơ Hoàng Xuyên với kinh phí dư trù đủ xây một trụ sở cơ quan: “trong những phi vụ thế này họ chẳng dại gì mà không dự trù kinh phí dôi lên gấp hai ba lần để có cái bôi mép. Họ là những kẻ vô thần, họ chẳng chừa ra món bổng lộc nào dù món đó ăn bớt của đền chùa hay mồ mả danh nhân!” [54, 36]. Cùng với biệt danh “cướp ban ngày” là lối sống thác loạn của chúng. Để ăn mừng chiến thắng của mình khi được làm chủ biên cuốn sách “Hân hoan chào đón sự kiện thể thao quốc tế” và cuốn “Tác giả văn hóa – nghệ thuật tiêu biểu tỉnh Hải Thành”, Quang Tà đã “chiêu đãi” đồng bọn của mình bằng một chuyến “giao lưu gặp gỡ, thưởng thức tất cả những cái gì là hay ho, say đắm nhất” trong ngôi khách sạn sang trọng bậc nhất trên bán đảo Cát Hoa với các em thiếu nữ xinh đẹp. Sau lời giới thiệu của Quang Tà thì “Các quý em hát. Các quý anh vừa nốc rượu bia vừa thưởng thức. Chỉ vài chầu nâng lên đặt xuống các quý anh và các quý em đã la đà, ngả ngốn, gục đầu vào nhau. Năm cô gái lần lượt bỏ hết quần áo. Từ sau tấm bình phong họ lần lượt bước ra trong tư thế khỏa thân hoàn toàn. Quang Tà bật cái cát xét mà gã mang theo từ nhà. Một điệu nhạc vừa du dương vừa kích động phát ra. Năm mỹ nữ bắt đầu uốn lượn, phô trương thân thể theo giai điệu, tiết tấu bản nhạc”. Sau cuộc trụy lạc đó năm mỹ nữ về năm phòng để phục vụ các “quý anh”. Lê Hoài Nam đã soi chiếu sự tha hóa ở những môi trường, hoàn cảnh khác nhau và đặc biệt là khi có sự tiếp tay của cái ác, sự tha hóa sẽ dễ dàng nảy sinh, tìm được nơi trú ngụ an toàn trong con người.

Bên cạnh sự tha hóa của những con người “giả danh trí thức” còn nổi lên sự tha hóa của những người trí thức thuộc tầng lớp văn sĩ. Sự suy thoái về đạo đức,

sự ích kỉ và thái độ dửng dưng của con người dường như không dừng lại, đi đến đâu nó tàn phá đến đó, trong các mối quan hệ và trong cả những con người văn minh, lịch sự có thừa. Sống và làm việc trong môi trường tràn đầy học vấn và chữ nghĩa, vậy mà Nguyễn Vô và Minh Mục trong Hoang mạc tâm hồn, họ là bạn của nhau nhưng vì đồng tiền họ sẵn sàng sống hai mặt, trà đạp lên nhau để đạt được mục đích của mình, trước mặt thì họ nhường nhịn, nịnh bợ nhau nhưng đằng sau đó mỗi người đều có những thủ đoạn riêng để hạ bệ đối phương của mình.

Văn học là một loại hình nghệ thuật nhưng tác phẩm văn học chỉ thực sự là nghệ thuật chân chính khi những sáng tạo ấy cuối cùng là muốn đề cao những giá trị cao đẹp của con người. Có như vậy nó mới có thể tồn tại cùng thời gian. Lê Hoài Nam đã dựa trên cơ sở là tư tưởng nhân bản rất sâu sắc khi đề cập đến vấn đề con người tha hóa, bản năng. Nhà văn tỏ ra rất thông cảm, thậm chí là trân trọng những khát khao tự nhiên nhưng chính đáng của các nhân vật. Tuy nhiên, ngòi bút của ông cũng không ngần ngại phê phán những con người bất chấp tất cả luân lí, đạo đức để thỏa mãn nhu cầu thấp hèn của mình, khiến cho nhiều người khác phải đau khổ. Đó chính là hiện thực xã hội mà sức mạnh của đồng tiền trở thành nỗi ám ảnh đối với những con người chân chính. Có thể nói, cho dù quá trình tha hóa của con người có đa dạng đến đâu thì gốc dễ của nó là ở chỗ con người bị che khuất bởi tham – sân – si trần tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)