Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Lê Hoài Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 51)

7. Đóng góp của luận văn

1.3.3. Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Lê Hoài Nam

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Lê Hoài Nam đã cho ra đời 4 tiểu thuyết:

Những đêm huyền ảo (tiểu thuyết – NXB Phụ nữ, 1988)

Đôi tình nhân ham sống (tiểu thuyết – NXB Hội nhà văn, 1990) Hoang mạc tâm hồn (tiểu thuyết – NXB Lao động, 1998). Danh tiếng và bóng tối (tiểu thuyết – NXB Phụ nữ, 2008)

Những đêm huyền ảo đã dẫn người đọc đi dần vào cái xã hội ngột ngạt với

những mâu thuẫn gay gắt, những chuyện đau lòng làm nhức nhối tim gan những con người chân chính đang tiến hành công cuộc đổi mới đầy gian nan phức tạp hôm nay.

Với Đôi tình nhân ham sống đây là cuốn tiểu thuyết nói về thời kỳ giao

thời giữa chế độ bao cấp (bao cấp cả tư tưởng) đang trở nên lỗi thời và cái chế độ mới với cơ chế thị trường đang hình thành, cái tôi cá nhân được thể hiện. Nhưng sự chuẩn bị cho một xã hội mới còn những thiếu khuyết nên con người lao vào những ham hố dục vọng với sự hoang dã bản năng đáng sợ. Lời cảnh báo mà tiểu thuyết gióng lên cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Tiểu thuyết Hoang mạc tâm hồn được ra đời sau Đôi tình nhân ham sống

tưởng thời bao cấp đã phơi bày hết cái sơ lược, đôi khi giả dối, kể cả văn chương nghệ thuật, nhưng hệ tư tưởng mới là gì thì chỉ mới manh nha. Cho nên, nhóm thanh niên ở cái thành phố ấy không tránh khỏi cảm giác bơ vơ, tâm hồn như hoang mạc.

Vậy tiểu thuyết “Danh tiếng và bóng tối” hàm chứ nội dung gì? Một thị trấn thơ mộng ngự trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng trù phú. Trải qua bao phen binh lửa chiến tranh, thị trấn vẫn tồn sinh. Chỉ có mối quan hệ giữa con người với con người ở nơi thị trấn ấy là không êm đềm. Đền đài, lăng miếu thiêng liêng bị con người tàn phá. Những thương gia giỏi giang, những trí thức lịch thiệp bị truy bức, tàn hại; trong đó có bàn tay của đám trí thức dởm, dư thừa bằng cấp, danh hiệu, nhưng cái đầu rỗng tuyếch, lưu manh và tàn ác. Một thành phố vốn có "long mạch văn hiến", trong quá khứ từng sản sinh ra bao văn nhân - nghệ sĩ lẫy lừng, nhưng giờ đây những con người như thế trở nên hiếm hoi, rất khó sống vì bị chèn ép, bị lăng nhục bởi một đám văn nhân - nghệ sĩ nửa mùa thô thiển, thèm khát hư danh và thực dụng. Đám này mượn văn chương - nghệ thuật làm cái cần câu để câu những thứ khác. Chúng biến cái nơi ươm trồng nghệ thuật thành một đấu trường tàn nghịch. Những ai còn một lòng một dạ với văn chương - nghệ thuật sẽ trở thành đối tượng để chúng đánh phá, khủng bố.

May mắn sao, những giá trị nhân văn ở đây vẫn chưa mất hết, nó như những hòn lửa than ẩn trong đám tro tàn, chỉ cần một ngọn gió là nó bùng cháy lên thành ngọn lửa. Giá trị nhân văn ấy ẩn chứa trong câu chuyện tình yêu của Phan Hài Lan, một nhà báo trẻ. Dù cuộc sống ô trọc bủa vây, Hài Lan vẫn giữ được những phẩm chất của một trí thức con nhà nòi; để giữ được phẩm giá ấy, nàng đã phải trả những cái giá rất đắt. Tình yêu của Hài Lan đau khổ nhưng thánh thiện, sáng trong, dâng hiến. Số phận Hài Lan mong manh, chênh chao, nhưng những giá trị mà nhân vật chính xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm này

chuyển tải thì thật lớn lao, hệ trọng. Và đó cũng chính là thông điệp mà nhà văn Lê Hoài Nam gửi tới bạn đọc yêu quý.

Bằng lối viết giản dị và chân thật, ngoài ra nhà văn còn sử dụng lối hư cấu trong tiểu thuyết nên các tác phẩm cuốn hút người đọc bởi sự đậm đặc và các chi tiết sống động. Tuy nhiên tôi cũng có tâm trạng băn khoăn như Mai Tiến Nghị viết về tác phẩm này đăng trên Báo Giáo dục và thời đại rằng tác giả thật quá.

Liệu có khỏi hệ luỵ gì không? Chắc chắn sẽ có những tiếng la ó nhân danh điều này, điều nọ của những người tự vơ vào nhận mình là người trong cuộc.

Về phương diện nghệ thuật: Kết thúc mỗi tác phẩm là một bức thông điệp gửi tới người đọc những vấn đề thuộc về chân lí của cuộc sống, mỗi số phận con người một triết lý nhân sinh. Các sáng tác còn hay ở mặt ngôn từ, sử dụng những điển tích, điển cố, thể hiện một vốn kiến thức uyên bác, làm cho bài viết thêm trang trọng đan xen những lời nói dân dã trong cuộc sống, rất gần gũi với tiếng nói của nhân dân và những lời bình thật sâu sắc vừa mang vẻ triết lí nhưng lại rất hồn nhiên làm rung động, say đắm lòng người, nó đã làm nên dấu ấn riêng trong sáng tác của Lê Hoài Nam.

Bên cạnh những thể loại vẫn cho là ưu thế như truyện ngắn, bút ký thì tiểu thuyết của Lê Hoài Nam cũng giữ một vị trí quan trọng trong hành trình sáng tạo văn chương của ông. Nó là nền tảng để góp phần khẳng định tên tuổi Lê Hoài Nam trên diễn đàn văn học Việt Nam đương đại.

* Tiểu kết:

Trong bối cảnh văn học nước nhà đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tích cực kể từ sau ngày đất nước thống nhất, các cây bút tiểu thuyết đã có ý thức tìm tòi, đổi mới nghệ thuật và kỹ thuật tiểu thuyết trên cơ sở gắn nó với nội dung nhân bản, xã hội để thúc đẩy thể loại phát triển, góp phần cách tân và hiện đại hoá văn xuôi Việt Nam hiện đại. Họ đã thoát li được những vết hằn của thời

chiến, trang bị cho mình sự hiểu biết, vốn sống, cộng với tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc để cảm nhận có chiều sâu, có hệ thống những vấn đề vốn dĩ rất bình thường mà lại phúc tạp trong cơn chuyển mình mới của thời đại. Chính những sự vận động của thời đại đã tạo nên một thế hệ nhà văn đa phong cách. Nhà văn Lê Hoài Nam đã khẳng định được tiếng nói của mình theo một cách riêng trên văn đàn. Đặc biệt ở lĩnh vực tiểu thuyết, Lê Hoài Nam đem lại một cái nhìn mới về việc khai thác nội dung, lựa chọn đề tài. Những sáng tác của Lê Hoài Nam dẫu chưa phải là tiên phong cho giai đoạn văn học sôi động này, nhưng nó lại có dư vị riêng, mang sức sống nhẹ nhàng mà bền bỉ trong lòng bạn đọc bởi cá tính và một phong cách khá riêng biệt. Thành công đó một phần không nhỏ bắt nguồn từ quan niệm nghệ thuật đúng đắn của ông.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LÊ HOÀI NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1. Đặc điểm cảm hứng nghệ thuật

2.1.1. Cảm hứng về hiện thực đời sống

2.1.1.1. Một cái nhìn đa diện, đa chiều về hiện thực chiến tranh

Đề tài chiến tranh là một trong những đề tài lớn, phổ biến của văn học nhân loại nói chung. Đối với Văn học Việt Nam nói riêng, cảm hứng về chiến tranh từ lâu đã trở thành đề tài có tính chất trọng yếu xuyên suốt các thời kì, giai đoạn văn học. Đại thắng mùa xuân 1975 đã kết thúc một giai đoạn kháng chiến trường kì, vĩ đại và hào hùng của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho tổ quốc, đồng thời cũng đã khép lại một thời kì văn học. Chiến tranh đã đi qua nhưng âm vang khói lửa chiến tranh không dễ nguôi tắt trong lòng mọi người, nhất là khi hậu quả của nó vẫn còn ám ảnh day dứt đến thời bình. Do vậy, viết về đề tài chiến tranh như một nhu cầu bức thiết đối với nhiều cây bút thời hậu chiến.

Viết về chiến tranh trong văn học giai đoạn này, cảm hứng của các nhà văn trước hiện thực đã có sự chuyển biến, thay đổi sâu sắc so với giai đoạn trước. Nhà văn nhấn mạnh hơn vào yêu cầu “chân thực”. Không bằng lòng với cái hiện thực được lí tưởng hóa một chiều, họ xác định “không chỉ nói đến thắng lợi mà

còn cần nói đến tổn thất, hi sinh, không chỉ nói đến niềm vui mà còn nói đến nỗi đau khổ do quân thù gây nên” [68]. Nói cách khác, họ đòi hỏi tính “chân thực”

trong văn học theo đúng nghĩa của nó, không tô hồng, cũng không né tránh những sự thật về chiến tranh. Chu Lai là một trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên nói về bản chất của chiến tranh khác với quan niệm truyền thống: “Bằng

gì, đối với bất cứ dân tộc nào, dù là tự vệ hay xâm lược, chiến tranh đều mang ý nghĩa bi kịch” [39]. Và “quan trọng nhất là nêu lên được nỗi đau của nhân vật trong chiến tranh, vì chiến tranh là nước mắt” [40]. Do đó, văn học sau 1975

viết về chiến tranh đặc biệt chú trọng phản ánh hiện thực còn nhiều khuất lấp mà văn học trước chưa hoặc không dám nói đến, đó là những nhận thức sai lầm của một thời đại, hay những hi sinh, tổn thất, những mất mát, bi kịch mà con người phải gánh chịu do hậu quả chiến tranh để lại. Một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu như Bức tranh, Cỏ lau được xem như sự kiện văn học về đề tài

chiến tranh ở giai đoạn này.

Từ sau 1986, văn học đã có sự đổi mới sâu sắc trong quan niệm phản ánh hiện thực. Ta có thể thấy điều này trong sự đổi mới về đề tài, nội dung, chủ đề của các tác phẩm. Sự đổi văn học sau năm 1986 đến nay được biểu hiện trước hết ở quá trình mở rộng dần phạm vi phản ánh hiện thực: từ một hiện thực được giới hạn trong sự chi phối của hệ thống đề tài có định hướng đến một hiện thực toàn vẹn hơn với sự phong phú, đa dạng của đề tài.

Sau chiến tranh, cuộc sống hòa bình bắt đầu với bao vấn đề mới mẻ nhưng cũng đầy bức xúc thời hậu chiến. Điều này đã mở ra một hướng đi mới cho văn học. Phạm vi hiện thực được mở ra toàn diện hơn và cũng chân thực hơn. Từ hiện thực chủ yếu được giới hạn trong những vấn đề cơ bản của đời sống chính trị xã hội, văn học đã tìm đến một hiện thực rộng lớn hơn của đời sống nhân sinh thế sự. Những mảng đề tài phong phú từ hiện thực chính trị tới cuộc sống đời tư, từ sinh mệnh lớn lao của cả cộng đồng tới số phận từng cá nhân cùng bao vấn đề bề bộn, phức tạp của đời thường đã đem lại cho văn học thời hậu chiến một gương mặt mới mẻ, chân thực, đậm chất nhân văn và thật sự gần gũi với con người. Giờ đây, sự nhận thức về con người cá nhân, về mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng trở thành tâm điểm của sự chú ý, đó cũng là điểm nhìn mới cho sự nhận thức hiện thực trong văn học. Thời gian này có những tác

phẩm nổi bật như: Một cõi nhân gian bé tí, Cha và con (Nguyễn Khải), Ngôi nhà trên cát (Dương Thu Hương), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc

Trường),… Lê Hoài Nam cũng hướng ngòi bút của mình về cuộc sống hàng ngày, về số phận cá nhân trong cộng đồng. Các tác phẩm của ông trong thời gian này tuy vẫn bám sát đề tài chiến tranh nhưng nhà văn đã có một cái nhìn đầy đủ hơn trên tất cả các mặt của cuộc sống kháng chiến hết sức quyết liệt và phong phú. Sau 1986, số phận con người, những trăn trở đời tư được Lê Hoài Nam khám phá rõ nét hơn qua những trang viết của mình. Đó là một cái nhìn mới chân thật, đau đớn, xót xa về số phận con người. Lê Hoài Nam đã tìm đến những mảng hiện thực bề bộn của đời thường, chiếu sáng nó bằng ánh sáng của sự phân tích sắc sảo và ý thức trách nhiệm với cuộc đời, để từ đó lách sâu vào đời sống đào sâu những mạch ngầm ở trong tâm hồn con người, thăm dò những tầng ngầm bí ẩn của quy luật nhân sinh.

Sự đổi mới văn học sau năm 1986 còn biểu hiện ở cái nhìn đa chiều về con người. Sau đổi mới, tiểu thuyết đã đi sâu vào từng ngõ ngách, những khuất nẻo nhân sinh để thể hiện những con người trần thế nhất với tất cả thuộc tính của nó. Vượt qua được cái bóng của sự kiện, con người dường như được soi thấu một cách kĩ lưỡng hơn khi họ được đặt dưới cái nhìn mang ý thức khám phá của chủ thể sáng tạo. Cũng bởi vậy con người được miêu tả toàn diện hơn, tính chất đơn trị không còn là đặc điểm của con người trong văn học sau đổi mới. Con người không thuần nhất mà chứa đựng trong nó bề bộn những phức tạp khó hiểu. Nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, với những cái nhìn cũng khác trước rất nhiều. Số phận những người phụ nữ nơi hậu phương cũng như những người trở về từ sau cuộc chiến cũng được các nhà văn quan tâm một cách sâu sắc.

Thời kì này, các nhà văn cũng chú ý đến sự chi phối mạnh mẽ của đồng tiền đối với những giá trị đạo đức, những mối quan hệ với gia đình và xã hội. Đồng tiền vốn có sức mạnh vạn năng nay trong thời kì nền kinh tế thị trường nó

càng có cơ hội để bộc lộ sức mạnh của mình, nó tác động sâu sắc đến tất cả mọi lĩnh vực, tất cả các mối quan hệ, kể cả những mối quan hệ truyền thống và thiêng liêng là tình cha con, tình vợ chồng và cả tình yêu… Đồng tiền làm băng hoại những giá trị đạo đức vốn đã trở thành truyền thống hết sức tốt đẹp và đáng tự hào của dân tộc, nó làm con người trở nên tha hóa, thậm chí là mất nhân tính. Ta có thể thấy rõ điều này qua các tác phẩm: Tướng về hưu (Nguyễn Huy

Thiệp), Mùa trái cóc ở miền Nam ( Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)…và đặc biệt đó tập trung đầy đủ trong bốn tiểu thuyết

của nhà văn Lê Hoài Nam. Trong nền kinh tế thị trường, trước sự tung hoành đảo điên của đồng tiền, con người nếu không làm chủ được mình thì rất dễ rơi vào vòng xoáy đầy ma lực của kim tiền. Phần lớn các nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Hoài Nam là những con người như thế. Lúc này, không chỉ riêng Lê Hoài Nam mà các nhà văn khác đều muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về việc nhìn lại và giữ gìn những giá trị làm người trong xã hội. Vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống cũng là một vấn đề quan trọng trong văn học đổi mới. Nhà văn không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt hời hợt, phiến diện, một chiều. Không thể chỉ ca tụng cái đẹp đẽ nhìn thấy bên ngoài mà làm ngơ hoặc bỏ qua những chai sần của cuộc sống. Có những vấn đề nhìn bên ngoài tưởng xấu xí nhưng bên trong lại rất đẹp. Và có những điều vẻ ngoài đẹp lung linh huyền ảo nhưng đằng sau nó lại không hề như vậy.

Tóm lại, viết về chiến tranh và cuộc sống của con người thời hậu chiến với đối tượng phản ánh là đời tư và bi kịch cá nhân của con người đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo của nhiều cây bút trong văn học giai đoạn sau 1986, nhất là những nhà văn – chiến sĩ bước ra từ chiến trường máu lửa hoặc đã từng có thời gian tham gia quân đội. Hơn nữa, cuộc sống và số phận của con người thời hậu chiến với những nỗi đau, sự mất mát không thể nào bù đắp là một trong

những vấn đề nhức nhối, ám ảnh của thời đại, các nhà văn viết về nó như một nhu cầu bức thiết của văn học giai đoạn này.

Mỗi nhà văn đều đến với bạn đọc bằng con đường riêng của mình. Có những người thích dấn thân tìm kiếm những miền đất và con người mới lạ để thoả sức khám phá. Lại có người thích đi sâu vào những vùng đất và những con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)