Số phận con người trong cuộc sống đời thường thời hậu chiến trong tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 61 - 63)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.1.2. Số phận con người trong cuộc sống đời thường thời hậu chiến trong tiểu

thuyết Lê Hoài Nam

Sau chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường, người lính phải đối mặt với hiện thực mới: họ không thể sống mãi trong vầng hào quang sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng nữa. Giờ đây những lo toan, bộn bề của cuộc sống đã bắt đầu kéo họ đi và họ - những con người đã quen với chiến trường, thì nay trong “cuộc chiến” mới họ phải vật lộn với mọi đổi thay của cuộc sống để tồn tại. Đinh Thành Tháp – một quân nhân giải ngũ có cuộc đời thăng trầm, ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên anh đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng Phan Hài Lan “ông có cái sống mũi thanh, thẳng, hàm răng trắng đều và cặp mắt rất sáng của ông gây ấn tượng với nàng” [51; 4]. Nhưng cuộc đời của anh ôm trọn nỗi cô đơn khi anh mất đi đứa con gái duy nhất của mình và điều đau khổ hơn đó là anh đã tự “giải phóng” cho người vợ yêu thương của mình vì tình thương anh dành cho chị. Vì là người dám đấu tranh cho lẽ phải, dám đương đầu với những con người “trí thức giả” nên anh đã bị chèn ép và buộc phải xin về hưu trước tuổi.

Cuộc đời của anh có số phận giống Lữ Nam Phương. Có lẽ, đó chính là hệ lụy của một xã hội đang trên đà tha hóa.

Xã hội Việt Nam từ trong chiến tranh bước sang đời sống hòa bình đầy phức tạp và thử thách, với những chiêm nghiệm về cuộc đời, con người mang nhiều triết luận nhân sinh sâu sắc. Đặc biệt trong đó là tính triết luận về con người. Điều này trong văn xuôi vốn được kế thừa từ Nam Cao, Thạch Lam qua Nguyễn Khải và bây giờ đến hầu hết ở những cây bút trẻ. Nó thu hút sự quan tâm của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học đương thời. Nói như nhà nghiên cứu văn học Vũ Tuấn Anh, đào sâu vào thế giới tâm hồn, tâm linh của con người, văn học hiện nay như đã tìm thấy sợi dây nối với truyền thống miêu tả tâm lí của những bậc thầy như Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân,...

Số phận của ông Văn Rận – sĩ quan Hải quân cũng thăng trầm như bao người lính khác. Một người lính ở chiến trường có hậu phương là vợ đẹp, con khôn đó là niềm cổ vũ tinh thần lớn nhất cho ông nơi tiền tuyến ác liệt. Nhưng hạnh phúc không cho ông được hưởng trọn đời. Cái ngày vợ con ông vào chiến trường thăm ông cũng là ngày gia đình ông phải ly biệt. Ông rong ruổi hàng tháng trời ở miền Nam tìm vợ con nhưng thật không may cho ông, vơ con ông đã lên nhầm con tàu di tản sang philippin. “Bác sĩ Văn Rận đau khổ đến mức mụ mị đầu óc, ngơ ngơ ngáo ngáo như bị ma bắt mất hồn. Nỗi đau khổ quá lớn đè nặng làm cho ông không còn đủ sức để trở lại chiến trường nữa. Lúc đó tuy mới bốn nhăm tuổi đơn vị đã cho ông về hưu” [52; 99]. Cuộc đời ông Rĩnh trong Đôi

tình nhân ham sống thật ngắn ngủi và xót thương. Cuối năm 1975, ông Rĩnh về

hưu. Khi ấy ông mang hàm thiếu tá và mới bốn nhăm tuổi “Sở dĩ ông Rĩnh về hưu sớm vì sức khỏe của ông đã hao mòn nghiêm trọng” [52; 6]. Là người hay làm, hay làm ông không để chân tay yên lúc nào. “Vậy rồi một hôm, hình như ông Rĩnh cảm thấy trong nhà không có việc gì làm nữa, ông ra bờ sông Nhỡ, tụt quần dài lội xuống lặn ngụp móc bùn vượt làn cấy khoai nước để nuôi lợn. Ông

lặn ngụp một ngày ròng rã, đêm về ông lên cơn sốt ác tính, sáng hôm sau thì qua đời” [52; 6]. Cái chết đến với ông nhẹ nhàng, êm ả như không thể tin được. Một con người xông pha nơi chiến trường đạn bom không ngại mà giờ đây phải thua trước số phận cuộc đời.

Đi từ cảm hứng hiện thực, đến những trăn trở về đời sống thường nhật của con người, Lê Hoài Nam đã khắc họa hàng loạt chân dung với tính cách rất phức tạp đầy sự giằng xé, mâu thuẫn. Và, điều này làm cho các nhân vật trong tiểu thuyết của ông khá gần gũi với thực tế cuộc sống nhưng lại vẫn tạo được những nét riêng khó lẫn. Về nghệ thuật, điểm dễ nhận thấy là các nhân vật của Lê Hoài Nam chủ yếu được miêu tả ở những lát cắt, những tình huống cụ thể nhưng lại mang tính khái quát, thể hiện sâu đậm tư tưởng của tác giả. Một điểm đáng chú ý nữa ở nhân vật của nhà văn là dù miêu tả tốt hay xấu, chính diện hay phản diện, lương thiện hay lưu manh,… thì ông thường vẫn giữ một cái nhìn nhân hậu, độ lượng, cảm thông đầy tính nhân bản chứ ít phê phán ngay cả khi nhân vật đã tha hóa, biến chất. Vì vậy, khi tiếp xúc với các sáng tác của Lê Hoài Nam, kể cả những tác phẩm mang âm hưởng bi kịch, phê phán thì người đọc vẫn không cảm thấy sự nặng nề cho dù tác giả đang đề cập đến những vấn đề vốn rất gây bức xúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)