Nhân vật giàu đức hy sinh, lòng vị tha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 76 - 78)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.3. Nhân vật giàu đức hy sinh, lòng vị tha

Sen trong Những đêm huyền ảo là người phụ nữ giàu đức hy sinh. Một

mình cô chăm sóc con, nuôi chồng đi học, dù cuộc sống ba mẹ con kham khổ, bữa đói bữa no nhưng cô vẫn không kêu ca, phàn nàn gì, ba mẹ con vẫn sống vui vẻ và hạnh phúc. Hay ta bắt gặp hình ảnh bà Hiền trong Đôi tình nhân ham sống, trong thời gian ông Rĩnh ở chiến trường, một mình bà nuôi bốn đứa con ăn

học. Sau này, khi ông Rĩnh mất, vượt qua nỗi đau tinh thần bà đã nuôi các con ăn học đàng hoàng khiến bao người ngưỡng mộ: “đàn bà đàn rả, một mình nuôi bốn đứa con, đứa nào cũng học đại học…năm mẹ con bà Hiền đáng để cho người đời ngưỡng mộ” [52, 9].Lòng vị tha, sự bao dung là đức tính của mỗi phụ nữ Việt Nam và bà Hiền, Sen là người phụ như vậy.

Có thể nhận thấy, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam vô cùng phong phú, đa dạng: không chỉ có nhân vật tha hóa, bị tha hóa, nhân vật vượt lên số phận, mà còn có nhân vật giàu đức hy sinh và lòng vị tha. Thế giới nhân vật ấy gắn với xã hội Việt Nam thời hậu chiến đầy biến động. Mỗi nhân vật trong những trang viết của ông đều tìm được hướng khai thác riêng, để lại nhiều ấn

tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hơn thế nữa, trong tác phẩm của Lê Hoài Nam, người đọc còn tìm thấy nét văn hóa Việt khắc sâu trong mỗi con người thông qua cung cách ứng xử của họ. Và, với tư tưởng coi con người là đối tượng muôn đời của văn học, Lê Hoài Nam đã đứng ở góc độ con người để nhận thức, lí giải, bàn luận về con người - đối tượng trung tâm của văn học, trong cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Đặc biệt là đi vào nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh con người, nhằm có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về con người. Do vậy, con người theo cái nhìn đó, không chỉ có những nét tính cách tiêu biểu mà con người còn có một thế giới nội tâm phong phú. Khám phá thế giới nội tâm ấy, cũng là đi tìm những ẩn ức còn chìm sâu trong tâm hồn mỗi người chúng ta.

* Tiểu kết:

Đi từ cảm hứng hiện thực, đến những trăn trở về đời sống thường nhật của con người, Lê Hoài Nam đã khắc họa hàng loạt chân dung với tính cách rất phức tạp đầy sự giằng xé, mâu thuẫn. Và điều này làm cho các nhân vật trong tiểu thuyết của ông khá gần gũi với thực tế cuộc sống nhưng lại vẫn tạo được những nét riêng khó lẫn. Về nghệ thuật, điểm dễ nhận thấy là các nhân vật của Lê Hoài Nam chủ yếu được miêu tả ở những lát cắt, những tình huống cụ thể nhưng lại mang tính khái quát, thể hiện sâu đậm tư tưởng của tác giả. Cũng viết về trí thức nhưng ông đi sâu vào văn nghệ sĩ để phanh phui bản chất của họ, ông dùng ngòi bút của mình để mỉa mai, phê phán bản chất của bọn lưu manh giả danh trí thức. Có quá nhiều kẻ đeo mặt nạ bôi nhọ danh dự của nhà văn chân chính. Một điểm đáng chú ý nữa ở nhân vật của nhà văn là dù miêu tả tốt hay xấu, chính diện hay phản diện, lương thiện hay lưu manh,… thì ông thường vẫn giữ một cái nhìn nhân hậu, độ lượng, cảm thông đầy tính nhân bản chứ ít phê phán ngay cả khi nhân vật đã tha hóa, biến chất. Vì vậy, khi tiếp xúc với các sáng tác của Lê Hoài Nam, người đọc vẫn không cảm thấy sự nặng nề cho dù tác giả đang đề cập đến những vấn đề vốn rất gây bức xúc.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT LÊ HOÀI NAM NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)