Ngôn ngữ đời thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 86 - 90)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.1. Ngôn ngữ đời thường

Một trong những nét đặc sắc của Lê Hoài Nam trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật còn sử dụng ngôn ngữ đời thường mà biểu hiện rõ nhất là việc sử dụng lớp từ khẩu ngữ.

Theo từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, khẩu ngữ là “ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, được sử dụng để trao đổi tư tưởng, tình cảm trong sinh hoạt hàng ngày. Hình thức thông thường là đối thoại”. Theo từ điển Tiếng Việt “khẩu ngữ là ngôn ngữ nói thông thường, dùng trong cuộc sống hàng ngày” [68; 638].

Qua khảo sát tiểu thuyết của Lê Hoài Nam, chúng tôi nhận thấy, khẩu ngữ chiếm tỉ lệ khá lớn và việc sử dụng khẩu ngữ trong lời nói của nhân vật khiến nhân vật hiện lên gần gũi hơn với đời sống, mang hơi thở đời sống. Ví dụ như trong Đôi tình nhân ham sống:

“- Mày còn ngây thơ lắm cháu ạ. Mình nhờ thì họ làm thôi. Nhưng muốn giải quyết có kết quả thì chỉ riêng tiền tiếp đón, quà cáp cũng gấp mấy lần số tiền cần phải thu của chủ thầu”, “- Mày hãy về nhà phụ việc cho cái cửa hiệu tạp hóa của mẹ mày và chờ đợi” [52, 21]. Hay trong Danh tiếng và bóng tối: - “Việc ấy nhỏ như con thỏ, anh cứ để tôi xử lý!” [53, 13].

“- Tôi sợ đếch gì nó – Nhưng thằng này có học, “đánh” nó mà không có chứng cứ vững, nó đánh phản hồi lại cũng khá rầy rà!” [53, 22]; “- Biết là thế rồi. Nhưng diệt nó bằng cách nào thì phải nghĩ cho kỹ đã...” [53, 22];

Thông qua những khẩu ngữ mang đậm phong vị cuộc sống, nhân vật dường như chính là con người chúng ta trong cuộc sống. Hay như trong Đôi tình nhân

ham sống:

“- Nó chạy thì mày phải thuê người mà tóm lấy nó. Còn cái nhà này, đằng nào thì mày cũng không giữ được. Cơ quan pháp luật đến tịch thu, mày sẽ bị mang tiếng. Mày bán lấy tiền trả tao thì êm chuyện. Mày chọn đằng nào?

- Ai đến đây tịch thu, hãy bước qua xác cháu rồi làm gì hẵng làm! - Đồ chó cái! Ba tuổi ranh đã biết giở trò lật lọng! Đồ xấp mặt!

...Trong vòng hai tháng nữa mày mà không bán nhà trả tiền tao, để tao phải ra tòa thì thân xác mày cũng không lành lặn đâu, đồ chó cái ạ”

Yếu tố tục được sử dụng có dụng ý của tác giả muốn nói lên một xã hội đang trên đà băng hoại đạo đức, vì tiền mà con người trở nên lật lọng, xỉ nhục, hạ bệ nhau.

Qua đây ta thấy, ngôn ngữ đời thường với lớp từ khẩu ngữ trên khiến người đọc thấy nó quen thuộc đang xuất hiện trong giao tiếp hiện nay. Những câu chửi thề, chửi tục nó xuất hiện ngày càng nhiều trong cái xã hội mà vì đồng tiền con người có thể bất chấp tất cả để đạt được mục đích cá nhân của mình.

3.2.2. Ngôn ngữ đối thoại

Trong xây dựng nhân vật, ngoài miêu tả, tạo tình huống thì đối thoại là một cách thức để nhân vật hiện lên trong tâm trí người đọc trực tiếp nhất. Theo Mai Hải Oanh, “Đối thoại trong ngôn ngữ tiểu thuyết không đơn giản là chuyện người này đối thoại với người kia một cách ngẫu nhiên, nhất thời mà điều quan

trọng là đối thoại về tư tưởng, quan điểm nằm chính trong phát ngôn của họ. Các phát ngôn ấy luôn hướng đến nhau và có khả năng tự phê phán và phê phán lẫn nhau” [35, 243]. Đối thoại trong tác phẩm văn học khác hoàn toàn với đối thoại thông thường, vì nó là một phương tiện mà nhà văn sử dụng nhằm để khám phá hiện thực cuộc sống.

Đọc tiểu thuyết của Lê Hoài Nam, người đọc bị cuốn vào những đối thoại với lớp ngôn ngữ sắc sảo. Theo Cao Hồng “Đối thoại của nhân vật trong truyện ngắn Lê Hoài Nam thường tái hiện lời nói trong tổng thể biểu hiện của con người (động tác, nét mặt, giọng điệu) và trong tổng thể hoạt động nội tâm của nhân vật. Nhà văn chọn lọc lời thoại đạt tới mức độ cao trong cá thể hóa tính cách nhân vật và bộc lộ nội tâm nhân vật” [25, 113]. Những đối thoại trong truyện Lê Hoài Nam có khi chỉ là những mẩu nhỏ: Đối thoại giữa hai bố con Nhân trong (Hoang mạc tâm hồn):

- Bố này, cụ nội của con có phải là cụ Tú V.T không? - Con chưa đọc cuốn gia phả ở bàn thờ ư?

- Đọc kỹ rồi, nhưng con muốn hỏi lại bố

- Cụ nội của con không chỉ được gọi là cụ Tú V.T; cụ còn là một nhà thơ nữa. - Cụ của con có chơi với nhà thơ Tú Xương không?

- Họ là bạn thân của nhau!

- Vậy ông nội của con có phải là thi sĩ Ánh Dương không?

Đối thoại giữa Lữ Nam Phương với Quang Tà:

- Việc đồng chí đảo ngủ là có thật chứ? - Vâng. Có thật?

- Có thật! Hừ! Thế mà đồng chí lừa dối tổ chức nói rằng bây giờ mới nhìn thấy tờ giấy này?

- Tôi không lừa dối. - Thì cứ cho là thế đi.

- Nhưng bây giờ vụ việc đã được phát giác, đồng chí tính sao đây? - Tôi chẳng biết tính sao cả.

(Danh tiếng và bóng tối)

Qua những đối thoại trên, ta thấy nhà văn đã bỏ hết các yếu tố rườm rà, những thành phần phụ nhưng lời đối thoại vẫn hiện lên rất tự nhiên như những đối thoại trong cuộc sống đời thường. Thông qua đối thoại, chân tướng các nhân vật dần lộ diện: nhân vật vừa tự lột mặt mình nhưng cũng lột mặt cả người đối thoại. Trong tiểu thuyết của Lê Hoài Nam, người đọc còn bắt gặp nhiều đoạn đối thoại rất sinh động, vì nó chất chứa nhiều nỗi niềm của nhân vật. Chẳng hạn như đoạn đối thoại giữa Nhân và Mây Chiều trong đêm trước khi Nhân vào Nam:

- Có việc gì mà anh đến đây tìm em giờ này?

- Chẳng có gì quan trọng cả. Chỉ là để nói với em câu tạm biệt rồi tôi ra đi. - Gần nửa đêm rồi, anh đi đâu mới được chứ?

- Không sao đâu. Chuyện đó cũng bình thường thôi. - Tôi ra ga, lên tàu vào Nam. Dì ruột tôi ở trong đó.

- Anh vào Nam chơi môt thời gian hay ở hẳn? Anh không ôn tập để sang năm thi tiếp đại học nữa hay sao?

- Chuyện đó thì tôi sẽ tính. Chỉ có điều tôi cần nói với em rằng, nếu sau này tôi trở thành một bác sĩ, một kỹ sư, một nhà buôn, có thể tôi sẽ trở về thành phố này tìm việc làm và sống như tất cả mọi người. Còn nếu tôi tiếp tục dính líu đến văn chương thì sẽ không bao giờ trở lại nữa!

- Anh sợ? - Phải, tôi sợ!

(Hoang mạc tâm hồn)

Cuộc đối thoại giữa Sen và Phan đã cho thấy tình cảm giữa Sen dành cho Phan không còn mặn nồng như trước nữa:

- Sách nhà mình đâu cả em? - Tôi cho nó đi ngủ hết rồi.

- Anh đã ăn cơm chưa để tôi còn đi thổi?

- Khỏi cần đi. Anh vẫn không hiểu em nói “sách đi ngủ” là nghĩa thế nào? Sen không đáp.

Như vậy, trong tiểu thuyết Lê Hoài Nam, với đối thoại, các nhân vật dường như đang hành động, ứng xử trước mắt người đọc. Không chỉ có vậy, bản tính và mọi suy nghĩ của nhân vật cũng dần hé mở làm cho người đọc có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)