Nhân vật vượt lên số phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 74 - 76)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Nhân vật vượt lên số phận

Kiểu nhân vật vượt lên số phận rất phổ biến trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam và tiểu thuyết Lê Hoài Nam cũng nằm trong dòng chảy đó. Phượng và Lưu trong Đôi tình nhân ham sống thuộc kiểu nhân vật như vậy. Phượng được sinh ra trong một gia đình nề nếp, bố là bộ đội, mẹ là người thật thà, đôn hậu. Cuộc sống của gia đình cô cứ êm đềm trôi, rồi đến một ngày bố cô đột ngột qua đời, đó là cú sốc tinh thần lớn cho bốn mẹ con cô, tưởng chừng như không vượt

qua nổi nỗi đau đó nhưng bà Hiền vẫn nuôi dạy bốn chị em Phượng ăn học đàng hoàng, cả bốn chị em đều học đại học. Một người con gái ngoan, hiền như Phượng lẽ ra phải có cuộc sống hạnh phúc nhưng khi ra trường cô đi khắp nơi không xin nổi việc. Tai họa ập đến gia đình Phượng khi mẹ cô qua đời, nỗi đau đè nặng nỗi đau. Bố cô mất chưa được bao lâu thì mẹ cô cũng bỏ chị em cô mà đi. Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, Phượng đã chọn con đường đi cho mình, cô đã xin vào làm lễ tân của khách sạn Bốn Mùa. Ở đây, ông chủ khách san đã đem lòng yêu cô, bị Phượng từ chối tình cảm, ông Văn Rận đã dùng thủ đoạn cho thuốc vào cốc nước của Phượng để cướp đi đời con gái của cô. Đau đớn, tủi nhục, ê chề, cô đã quyết định rời khỏi nơi đây trở về với Lưu, cùng Lưu xây dựng cơ nghiệp. Lưu cũng có cuộc đời đầy tủi nhục, mười bốn tuổi chàng đã bỏ nhà đi phiêu bạt khắp nơi, khi thì móc bùn ở làng quê, khi thì nhặt than rơi ở cảng sông kiếm sống. Sau đó chàng được đi học bổ túc cấp ba và thi vào Đại học Thủy sản “chàng ôm bao nhiêu mộng ước về những cách tân trong nghề nghiệp, về hạnh phúc lứa đôi. Hầu như toàn bộ những năm sinh viên chàng đều cắm đầu vào học, bỏ qua mọi chuyện xung quanh. Nhưng khi tốt nghiệp trở về trại cá thì chàng vỡ mộng tất thảy” [52, 24]. Công ty Thủy sản làm ăn sa sút, cán bộ đấu đá nhau loạn xị. Lưu thấy mình không thể ở đây mãi được, không cam chịu cảnh bị đè nén, anh đã chọn cho mình con đường mới: “ban ngày ngồi thu mình ở cơ quan, ban đêm chàng đạp xe rong ruổi vào thành phố thăm dò, tìm hiểu làm quen với giới làm ăn” [52, 24]. Công cuộc tìm kiếm việc làm của Lưu thật gian truân, ban đầu anh đi làm cửu vạn cho thương lái, khi có chút vốn anh đã nuôi được vài lồng cá trắm cỏ, thỏa ước mơ của anh. Lê Hoài Nam đã thổi vào trong nhân vật của mình một sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời gian truân của họ.

Cuộc đời của Phan Hài Lan trong Danh tiếng và bóng tối cũng đầy gian

cướp đi hai người đàn ông quan trọng nhất của cuộc đời nàng, đứa con trai vừa chào đời đã bỏ cô mà đi, người chồng hết mực yêu thương cô cũng vì đứng lên đấu tranh cho lẽ phải mà bị sát hại. Nỗi đau chồng chất nỗi đau, tưởng như cô không thể nào vượt qua khỏi những mất mát lớn lao đó nhưng bằng nghị lực và tình yêu dành cho người đã khuất, cô đã đứng dậy và bước tiếp những bước đi của cuộc đời mình. Lê Hoài Nam đã để cho nhân vật của mình được đón nhận một tình yêu đẹp xua tan đi những bất hạnh, mất mát trong cuộc đời nàng. Phải chăng chỉ có trải qua nỗi đau, nỗi mất mát con người mới có nghị lực để vượt qua số phận đớn đau của mình. Nhà văn thấu hiểu được khoảng không trong mỗi nhân vật của mình và thổi vào đó một sức mạnh mãnh liệt vượt lên trên số phận để bước tiếp cuộc đời mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết lê hoài nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)