Mô hình của Hackman & Oldham (1974) xây dựng nhằm xác định cách thiết kế công việc sao cho nhân viên có đƣợc động lực làm việc ngay từ bên trong họ cũng nhƣ tạo đƣợc sự thỏa mãn công việc nói chung và tạo đƣợc hiệu quả công việc tốt nhất. Mô hình đƣợc thiết kế dựa trên sự tác động lên trạng thái tâm lý then chốt từ các đặc trƣng cốt lõi của công việc và cuối cùng sẽ sinh ra các kết quả về công việc.
Đặc trƣng cốt lõi của công việc
Trạng thái tâm lý then chốt Kết quả - Sự đa dạng kỹ năng - Nhiệm vụ rõ ràng - Ý nghĩa nhiệm vụ
Ý nghĩa của kinh nghiệm trong công việc
- Động cơ thúc đẩy công việc từ bên trong cao.
- Sự thỏa mãn đƣợc tăng lên rõ ràng. - Sự thỏa mãn toàn bộ công việc cao.
- Hiệu quả công việc cao.
Công việc độc lập
Yếu tố kinh nghiệm ảnh hƣởng lớn đến kết quả
Sự phản hồi từ việc thực hiện công việc
Kinh nghiệm thực tế của những hoạt động trong công việc
Nhu cầu phát triển của nhân viên
Hình 2.2: Mô hình đặc điểm công việc của Hackman & Oldham (1974)
(Nguồn: Hackman & Oldham, The Job Diagnosis Survey: An Instrument for the Diagnosis of Jobs and the Evaluation of Job Redesign Project, 1974)
5 đặc trƣng cốt lõi của công việc:
- Sự đa dạng kỹ năng là mức độ mà công việc yêu cầu sự đa dạng từ những hoạt động khác trong việc thực hiện công việc, bao gồm cả việc sử dụng một số kỹ năng và tài năng khác của con ngƣời.
- Nhiệm vụ rõ ràng là mức độ yêu cầu hoàn thành toàn bộ công việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc với kết quả rõ ràng.
- Ý nghĩa nhiệm vụ là mức độ mà công việc tác động đến cuộc sống của những ngƣời thực hiện nó.
- Công việc độc lập là công việc mang tính chất độc lập với những công việc khác và ngƣời thực hiện phải thận trong việc hoạch định và xác định những thủ tục sẽ đƣợc sử dụng trong công việc.
- Sự phản hồi từ việc thực hiện công việc là mức độ yêu cầu cung cấp thông tin trực tiếp và rõ ràng từ việc thực hiện những hoạt động trong công việc.
Theo Hackman & Oldham, những đặc trƣng cốt lõi trong công việc này liên quan đến những trạng thái tâm lý then chốt của nhân viên. Sự đa dạng kỹ năng, sự đồng nhất nhiệm vụ và sự quan trọng nhiệm vụ liên quan đến “ý nghĩa của kinh nghiệm trong công việc”. Sự tự chủ trong công việc liên quan đến “yếu tố kinh nghiệm ảnh hƣởng lớn đến công việc”. Sự phản hồi từ việc thực hiện công việc liên quan đến trạng thái tâm lý “kinh nghiệm thực tế của những hoạt động trong công việc”. Lần lƣợt trạng thái tâm lý này liên quan đến động cơ thúc đẩy làm việc cao, sự thỏa mãn trong công việc cao và hiệu quả công việc cao.
Nhận xét:
Qua các lý thuyết trên, ta nhận định rằng có cái nhìn khác nhau giữa các nhà khoa học về các nhân tố mang lại sự thỏa mãn trong công việc. Tuy nhiên, ta thấy đƣợc điểm chung của các tác giả từ các lý thuyết này là: Để nhân viên thỏa mãn trong công việc thì nhà quản lý cần phải xác định nhân viên đang ở mức nhu cầu nào, đang cần nhu cầu gì và tìm cách mang lại sự thỏa mãn về nhu cầu đó đối với nhân viên.
Đối với A.Maslow thì nhu cầu đó là nhu cầu sinh học của con ngƣời nhƣ mong muốn có đủ thức ăn, nƣớc uống,…
Herzberg thì đƣa ra hai nhóm nhân tố là nhóm nhân tố loại bỏ sự bất mãn (nhóm nhân tố duy trì) và nhóm nhân tố mang đến sự thỏa mãn (nhóm nhân tố động viên) nhƣng mục tiêu cuối cùng cũng là thỏa mãn nhu cầu của nhân viên.