Tóm lƣợc tiến độ thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự tỏa mãn trong công việc của nhân viên công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận tân bình (Trang 45 - 50)

Bƣớc Phƣơng pháp Kỹ thuật Thời gian Địa điểm

Sơ bộ Định tính Cơ sở lý thuyết, thảo luận nhóm 15/08/2015 – 15/09/2015 Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận Tân Bình Chính thức Định lƣợng Thu thập dữ liệu (phỏng vấn) 15/09/2015- 15/01/2016

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính

Kiểm định thang đo và phân tích hồi quy

tuyến tính Nghiên cứu định lƣợng Mô hình nghiên cứu Kết luận và kiến nghị

Đo lƣờng sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên Công ty TNHH MTV Dịch

Vụ Công Ích Quận Tân Bình Cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn Các nghiên cứu có liên quan Mô hình lý thuyết đề xuất

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 2 bƣớc là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

3.2.1 Nghiên cứu định tính

3.2.1.1 Thảo luận nhóm

Trong nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính đƣợc dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua buổi thảo luận nhóm với nội dung đã đƣợc chuẩn bị trƣớc.

Mục tiêu của buổi thảo luận nhằm xác định xem những ngƣời đƣợc tham dự hiểu về nhu cầu của nhân viên đối với công ty nhƣ thế nào? Và theo họ, các yếu tố nào có ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn trong công việc.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn công việc, các nghiên cứu xây dựng thang đo: JDI (Smith & ctg, 1969), JSS (Spector, 1985) và các nghiên cứu thực nghiệm: Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên hoặc đã thực hiện quá lâu hoặc đƣợc thực hiện tại thị trƣờng nƣớc ngoài nên cần phải đƣợc hiệu chỉnh và bổ sung nhằm phù hợp với bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam hiện tại. Do đó, cuộc thảo luận nhóm đƣợc thực hiện.

Yêu cầu của nhóm thảo luận phải tìm kiếm đƣợc thành viên trải đều khắp các phòng ban và các bộ phận của công ty, có độ tuổi từ 18 đến trên 50 tuổi, đòi hỏi thời gian làm việc tại công ty từ ngƣời có thâm niên thấp đến ngƣời có thâm niên cao, tƣớng ứng với đó là thu nhập và trình độ chuyên môn từ thấp đến cao nhằm đánh giá tổng quát đƣợc thực trạng tại công ty hiện nay để có thể điều chỉnh mô hình và thang đo một cách phù hợp nhất.

Sau khi tìm kiếm và nhận đƣợc sự đồng ý tham gia, nhóm thảo luận đƣợc triệu tập gồm 10 ngƣời, có độ tuổi từ 26 – 45 tuổi. Trong đó, 05 ngƣời có thời gian làm việc tại công ty trên 5 năm, 03 ngƣời đã làm việc trên 3 năm và dƣới 5 năm, 01 ngƣời có thời gian làm việc dƣới 1 năm và 01 ngƣời đã nghỉ việc. Các câu hỏi đã

đƣợc sắp xếp theo trình tự chuẩn bị sẵn ở Phụ lục 1: Bảng câu hỏi nghiên cứu định tính. Ngoài ra, tên các thành viên tham gia buổi thảo luận cũng đƣợc đề cập trong

Phụ lục 1.

- Giai đoạn 1: Là những câu hỏi mở, để họ tự nêu bật ra các yếu tố mà họ cho là có tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của họ ở công ty.

- Giai đoạn 2: Là những câu hỏi mang tính gợi ý các yếu tố đã đề xuất trong mô hình lý thuyết để xem họ có đồng ý hay không, giải thích cho họ rõ ý nghĩa của từng yếu tố, đồng thời bàn luân sâu với họ về các khía cạnh của từng yếu tố đó để phát triển và hoàn thiện thang đo nháp.

Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính: nhìn chung ngƣời phỏng vấn nhất trí với mô hình và nội dung dự kiến. Trong đó, những yếu tố mà nhiều ngƣời quan tâm khi làm việc ở công ty là: tiền lƣơng, cơ hội thăng tiến, phúc lợi, điều kiện làm việc, áp lực công việc cũng nhƣ ảnh hƣởng của công việc đến cuộc sống gia đình. Đặc biệt, các vấn đề đƣợc họ quan tâm là: sự thiếu công bằng trong chính sách lƣơng bổng, chính sách thăng tiến cũng nhƣ điều kiện làm việc ngày khó khăn và áp lực, sự an toàn trong khi làm việc và những ảnh hƣởng đối với sức khỏe cũng là một ý kiến đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Khi bàn về lƣơng, thƣởng thì họ cho rằng lƣơng của họ là xứng đáng với công sức họ bỏ ra, cũng nhƣ mặt bằng lƣơng, thƣởng tại công ty là tƣơng đối cao so với các công ty khác cùng lĩnh vực; tuy nhiên, đối với các lãnh đạo thì công sức bỏ ra không nhiều nhƣ họ nhƣng lƣơng lại rất cao. Khi bàn về chính sách thăng tiến, nhiều ngƣời cho rằng họ mong muốn đƣợc thăng tiến và biết đƣợc chính sách thăng tiến của công ty nhƣng thực tế của công ty thì không nhƣ vậy nên họ tỏ ra an phận, chờ thời vì đó là căn bệnh chung của xã hội Việt Nam. Đối với điều kiện làm việc cũng nhƣ áp lực trong công việc, đa số ý kiến cho rằng, cơ sở hạ tầng tại địa bàn mà công ty hoạt động đã quá tải so với số lƣợng dân cƣ, thực tế cho thấy lƣơng dân nhập cƣ vào thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua vẫn tăng đều đặn và nó gây áp lực không nhỏ đối với những ngƣời làm việc trong các lĩnh vực công cộng, điều đó còn tạo ra cảm giác thiếu an toàn cho nhân viên công ty khi phải làm việc trên đƣờng phố trong khi họ phải đối mặt với

một lƣợng xe cộ khá lớn đang lƣu thông cùng lúc kèm theo là các yếu tố khác, nó cũng chính là lý do khiến một ngƣời trong cuộc phỏng vấn cảm thấy lo lắng và xin nghỉ việc. Mặc dù điều kiện làm việc kém an toàn, ảnh hƣởng đến sức khỏe nhƣng công ty luôn cố gắng trang bị cho họ những điều kiện về vật chất, trang thiết bị bảo hộ lao động và làm việc tốt nhất, đó là một điểm đáng ghi nhận trong cuộc thảo luận. Nhiều ngƣời cho rằng, yếu tố mà họ thích là điều kiện phúc lợi của công ty khá tốt, điều đó bù đắp lại những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình làm việc. Các gói phúc lợi đƣợc thực hiện đầy đủ, các chuyến du lịch, tham quan luôn đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, điều này khiến nhân viên rất vui, họ cảm thấy thích thú vì điều đó giúp họ có thời gian để cân bằng cuộc sống, đây cũng là một yếu tố tích cực đƣợc ghi nhận tại cuộc thảo luận. Khi bàn về sự phản hồi, họ cho rằng thông tin phản hồi đầy đủ, phản ánh hiệu quả làm việc của họ nhƣ là sự ghi nhận của cấp trên khích lệ họ trong công việc và giúp họ nâng cao kỹ năng làm việc. Cuối cùng, tác giả ghi nhận sự đóng góp tích cực của các thành viên trong việc đƣa ra các ý kiến trung thực, khách quan nhằm giúp tác giả chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn chỉnh thang đo.

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy thang đo yếu tố công việc gồm 10 yếu tố: (1) Bản chất công việc, (2) Tiền lƣơng, thƣởng, (3) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (4) Phúc lợi, (5) Điều kiện làm việc, (6) Quan hệ đồng nghiệp, (7) Cấp trên, (8) Giao tiếp thông tin, (9) Sự phản hồi, (10) Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy các thành viên quan tâm phản ánh khá chi tiết và đầy đủ về các thành phần công việc đã đƣợc các nhà nghiên cứu thực hiện trƣớc đó.

3.2.1.2 Xây dựng thang đo

Tất cả các biến quan sát trong các yếu tố đều đƣợc sử dụng thang đo Linkert 5 mức độ với lựa chọn số 1 nghĩa là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu, và lựa chọn số 5 nghĩa là hoàn toàn đồng ý với phát biểu.

Thang đo các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận Tân Bình đƣợc xem xét kế thừa từ thang đo của Trần Kim Dung (2005), Spector (1997), và bảng khảo sát của tổ chức

Custominsight trên trang web http://www.custominsight.com/employee- engagement-survey/sample-survey-items.asp. Nội dung các biến quan sát trong các thành phần đã đƣợc hiệu chỉnh cho đặc thù của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự tỏa mãn trong công việc của nhân viên công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận tân bình (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)