Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự tỏa mãn trong công việc của nhân viên công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận tân bình (Trang 41 - 43)

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể là nhu cầu cần thiết hiện nay đối với ngƣời lao động, đặc biệt là ở Tp. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nƣớc, nơi mà cuộc sống và công việc của con ngƣời diễn ra một cách năng động và vội vã, mọi ngƣời gần nhƣ dành hết thời gian cho công việc (bên trong lẫn bên

ngoài tổ chức) để theo đuổi những mục tiêu cá nhân và gần nhƣ có rất ít thời gian dành cho gia đình, nhân viên tại Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận Tân Bình cũng không nằm ngoài ngoại lệ này, nhất là các nhân viên thuộc khối vệ sinh công ích. Vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống tƣởng chừng chỉ mang tính cá nhân và thuộc về cảm nhận của từng nhân viên, nhƣng hậu quả của nó lại tác động trực tiếp lên hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, cần phải làm gì để giúp nhân viên cân bằng công việc – cuộc sống trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản trị nhân sự. Khi nền kinh tế càng phát triển thì ngƣời lao động càng gặp phải tình trạng mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, từ đó sức khỏe, tinh thần và chất lƣợng lao động bị giảm sút.

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống có thể đƣợc xem là yếu tố mang tính hiện đại để vận dụng trong nghiên cứu này. Nó bao gồm các khía cạnh: công việc trong tổ chức đảm bảo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhân viên có thể đáp ứng tất cả công việc trong tổ chức lẫn trách nhiệm trong giá đình mà không phải đắn đo sự đánh đổi, tốc độ làm việc của tổ chức hợp lý, công việc không gây ra áp lực cho cuộc sống.

Đối với thang đo sự thỏa mãn chung đối với công việc: Ironson & ctg (1989) đã xây dựng thang đo sự thỏa mãn đối với công việc nói chung Job in General (JIG) bao gồm 18 mục mô tả cảm nhận chung của nhân viên đƣợc sử dụng song hành cùng với các biến của thang đo JDI. Cammann & ctg (1979, theo Spector 1997) đã sử dụng 3 biến đo lƣờng để đánh giá sự thỏa mãn chung trong công việc: (1) Nói chung, tôi cảm thấy hài lòng với công việc, (2) Về tổng thể, tôi thích công việc mình đang làm, (3) Về tổng thể, tôi thích làm việc ở đây. Độ tin cậy của thang đo này đƣợc chứng minh thông qua rất nhiều nghiên cứu, các nghiên cứu đều chỉ ra thang đo này có hệ số tƣơng quan cao đối với các biến công việc nhƣng không có tƣơng quan mạnh với các thành phần khác. Theo Trần Kim Dung (2011) sự thỏa mãn chung trong công việc đƣợc đo lƣờng bằng những câu hỏi sau: (1) Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng với công việc ở đây, (2) Công ty này là nơi tốt nhất để tôi làm

việc, (3) Tôi coi công ty này như mái nhà thứ hai của mình, (4) Tôi vui mừng đã chọn nơi này để làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường sự tỏa mãn trong công việc của nhân viên công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận tân bình (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)