Dựa trên cơ sở lý thuyết về sự thỏa mãn công việc, các nghiên cứu xây dựng thang đo: JDI (Smith & ctg, 1969), JSS (Spector, 1997), và các nghiên cứu của Luddy (2005), và Trần Kim Dung (2005) và kết quả nghiên cứu định tính. Kết quả thảo luận nhóm về các yếu tố công việc cho thấy vấn đề các thành viên quan tâm phản ánh khá chi tiết và đầy đủ về thành phần công việc đã đƣợc các nhà nghiên cứu thực hiện trƣớc đó, đặc biệt là nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), một nghiên cứu đƣợc thực nghiệm tại Việt Nam. Xem xét ý kiến và sự lý giải của các thành viên, cùng với việc so sánh các mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất chọn mô hình JSS làm cơ sở chính để phát triển mô hình lý thuyết đề xuất dùng trong nghiên
cứu này vì mô hình JSS khá phù hợp với Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận Tân Bình, là loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc, nhƣng chủ yếu là phục vụ công ích, vệ sinh cộng cộng, chăm sóc cây xanh,… không đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
Việc chọn mô hình mô hình nghiên cứu đƣợc xem xét và đánh giá từ thực tiễn của công ty, đối với Công ty TNHH MTV Dịch Vụ Công Ích Quận Tân Bình, do đặc thù về loại hình công ty, ngành nghề và môi trƣờng làm việc đòi hỏi ngƣời lao động làm việc trong một môi trƣờng tƣơng đối phức tạp, thƣờng xuyên tiếp xúc với những nguồn gây ảnh hƣởng đến sức khỏe, dẫn đến ngƣời lao động dễ nảy sinh tâm lý chán nản có thể dẫn đến bỏ việc, điều đó đòi hỏi cần phải có những bù đắp xứng đáng với công sức mà ngƣời lao động đã bỏ ra nên yếu tố Bản chất công việc, Điều kiện làm việc; Tiền lương, thưởng; Phúc lợi, Cơ hội đào tạo và thăng tiến đƣợc đề xuất đƣa vào mô hình. Tiếp theo, trong bất kì công ty nào, các mối quan hệ trong công việc đều ảnh hƣởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên, đặc biệt là các công việc mang tính chất đội, nhóm; vì thế các yếu tố Quan hệ đồng nghiệp, Cấp trên, Sự phản hồi, Giao tiếp thông tin đƣợc đƣa và mô hình. Cuối cùng, yếu tố Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem mối quan hệ giữa công việc với cuộc sống của ngƣời lao động tại công ty, công việc có ảnh hƣởng tốt hay tác động xấu đến đời sống của ngƣời lao động tại công ty hay không?
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thông qua các cơ sở lý thuyết, các mô hình nghiên cứu đã có và thực tiễn tại công ty, tôi đề xuất các yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn trong công việc trong mô hình nghiên cứu bao gồm: (1) Bản chất công việc, (2) Tiền lƣơng, thƣởng, (3) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (4) Phúc lợi, (5) Điều kiện làm việc, (6) Quan hệ đồng nghiệp, (7) Cấp trên, (8) Giao tiếp thông tin, (9) Sự phản hồi, (10) Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.