Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 52 - 56)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt

3.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -

Chi nhánh Sông Công trong giai đoạn 2015 - 2017 được cho trong Bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng tài sản 1.780 1.853 1.995

Tổng dư nợ 1.236 1.318 1.464

Tổng nguồn vốn huy động 1.342 1.425 1.532

Chi trả kiều hối (triệu USD) 1,57 1,59 1,6

(Nguồn: phòng kế toán tổng hợp của Chi nhánh)

Qua bảng 3.1, có thể thấy trong những năm qua, hoạt động của Chi nhánh đang có sự thay đổi theo hướng tích cực. Kết quả trên đã thể hiện rõ điều này. Các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng dần trong 2 năm trở lại đây và tốc độ tăng của năm 2017 là tốt hơn so với năm 2016. Tổng nguồn vốn huy động đều tăng liên tục là do Chi nhánh thu hút được lượng vốn từ dân cư được đền bù từ giải phóng mặt băng khi Nhà máv Samsung về khu Công Nghiệp Yên Bình tử cuối năm 2012 tại địa bàn Phổ Yên. Chi nhánh có lợi thế được chủ đầu tư lựa chọn đẻ chi trả các khoản đền bù lớn thời điểm cuối năm 2012. Do chi nhánh vẫn huy động được từ người dân trên địa bàn và khu vực được đền bù nên có được nguồn vốn lớn. Mặc dù trong điều kiện áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác nhưng chi nhánh vẫn thu hút và tư vẩn cho khách hàng tiền gửi tại chi nhảnh. Chi nhánh đã đưa ra mục tiêu tăng

trường nguồn vốn này bằng cách cố gắng giữ vững những khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn như: tiết kiệm rút gốc linh hoạt, trả lâi trước, trả lãi sau. trả lãi hàng tháng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm có khuyến mãi, tiết kiệm dự thường... Chính sự tăng trưởng nguồn vốn này đã tạo điều kiện cho ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư và các dịch vụ tiền tệ cũng tăng về số lượng, tín dụng tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước, đây cũng là những nguyên nhân góp phần làm thu nhập của Chi nhánh tăng trưởng như vậy. Nhìn chung, nguồn vốn huy động đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của Chi nhánh.

Về phía dư nợ cho vay, tổng dư nợ của Chi nhánh cũng có sự tăn trưởng đều đặn. Hiện tại địa bàn Phổ Yên và Sông Công hiện còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù gần đây trên địa bàn Phổ Yên có sự xuất hiện của Samsung nhưng vẫn còn hạn chế trong hoạt động tín dụng. Thêm nữa, chi nhánh cũng phải chị sức ép cạnh tranh từ những Chi nhánh Ngân hàng khác trên địa bàn như Techcombank, Agribank hay BIDV. Do đó, áp lực về giá, phí cho vay đang là vấn đề khó khăn với chi nhánh Sông Công. Đứng trước sự cạnh tranh của các đơn vị khác, Chi nhánh đã rất nỗ lực để có được kết quả trên.

Các kết quả trên cho thấy, trong thời gian qua, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, hoạt động của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công vẫn đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng và còn tạo ra nguồn lợi nhuận cho hệ thống NHCT. Tuy nhiên trong thời gian tới, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng để lợi nhuận đạt được luôn có sự tăng trưởng cao.

3.1.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng TMCPCông thươngViệt Nam - Chi nhánh Sông Công trong phát triển dịch vụ thẻ

Từ kết quả trên của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh và tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn có thể rút ra những thuận lợi và khó khăn sau đây đối với mảng dịch vụ thẻ.

- Thuận lợi:

Địa bàn kinh doanh rộng lớn: Chi nhánh hoạt động trên địa bàn của Thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và một phần giáp ranh của thành phố Thái Nguyên. Địa bàn được trải rộng với diện tích lớn, đi đôi với đó là nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào, hứa hẹn sẽ mang lại cơ hội kinh doanh rất lớn cho Chi nhánh. Đây cũng là địa bàn có tình hình kinh tế tăng trưởng tốt trong những năm gần đây. Trên địa bàn là nơi có Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên và một loạt các doạnh nghiệp như Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên DIESEL Sông Công, Công ty CP Phụ tùng máy số 1, Công ty CP Cơ khí Phổ Yên, Công ty CP MEINFA. Với định hướng xây dựng và phát triển thành một trung tâm công nghiệp theo hướng lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng; đồng thời trở thành khu vực trọng điểm trong phát triển công nghiệp của tỉnh, trong thời gian qua thành phố Sông Công đã tập trung huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đi đôi với đó là tình hình kinh tế khởi sắc trong những năm qua, sẽ là một lợi thế lớn của chi nhánh trong phát triển dịch vụ thẻ.

Là đơn vị có uy tín lâu năm trên địa bàn: là một trong những Chi nhánh ngân hàng đầu tiên trên địa bàn nói riêng và cả tỉnh Thái Nguyên nói chung, Chi nhánh Sông Công từ lâu đã tạo lập được vị thế và uy tín của mình trên địa bàn thành phố Sông Công và các khu vực lân cận. Thêm vào đó là thương hiệu của Ngân hàng Công thương đã được khẳng định từ lâu, điều này tạo ra sự tin tưởng của khách hàng trên địa bàn với các hoạt động của Chi nhánh. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh doanh của Chi nhánh và mảng dịch vụ thẻ cũng được hưởng lợi từ điều này.

Tình hình kinh tế trên địa bàn ổn định và liên tục tăng trưởng: để phát triển được dịch vụ thẻ nói riêng và các mảng hoạt động khác của ngân hàng nói chung thì một trong những yếu tố quan trọng là tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn của Chi nhánh. Sông Công đang có những thay đổi cả về chất và lượng. Đặc biệt là về lĩnh vực kinh tế với tổng thu ngân sách năm 2017 đạt xấp xỉ 572 tỷ đồng, tăng 194% so với năm 2016; thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm, tăng 13,6% so với năm 2016. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 đạt 5.771

tỷ đồng (đạt 112% so với kế hoạch, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2016). Trong chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020, TP Sông Công nằm trong danh mục đô thị được nâng cấp lên thành đô thị loại II. Và trong tương lai gần, Sông Công sẽ trở thành một trong bốn đô thị cấp tỉnh của Thái Nguyên trong mục tiêu lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng. Đây là một trong những thuận lợi lớn cho Chi nhánh trong quá trình kinh doanh dịch vụ thẻ.

- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Chi nhánh cũng gặp phải một số những khó khăn sau:

Gặp phải sự cạnh tranh của nhiều đơn vị trên địa bàn: Đi đôi với sự phát triển về kinh tế - xã hội trên địa bàn là sự cạnh tranh đến từ các đối thủ trong ngành ngân hàng. Nhận thấy tiềm năng phát triển to lớn của địa bàn TP Sông Công và thị xã Phổ Yên, rất nhiều ngân hàng đã nhanh chóng thành lập các Chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn để phát triển kinh doanh. Vì thế, mặc dù là đơn vị có uy tín lâu năm nhưng NH TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Công trong những năm gần đây đã gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đơn vị khác như VietcomBank, TechcomBank, BIDV, An Bình Bank … Kéo theo đó, Chi nhánh phải chia sẻ nguồn khách hàng tiềm năng với những đơn vị này.

Địa bàn rộng lớn, gây khó khăn cho việc đảm bảo chất lượng dịch vụ: mặc dù địa bàn của Chi nhánh Sông Công rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên cũng có mặt trái là địa bàn khá rộng lớn so với quy mô của Chi nhánh. Nhiều điểm giao dịch, điểm đặt máy ATM trải rộng trong khi nhân lực có hạn làm cho việc chăm sóc khách hàng, giải quyết các lỗi kỹ thuật hay tiếp quỹ cho các máy ATM gặp không ít khó khăn. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dịch vụ thẻ của Chi nhánh.

Chi nhánh có sơ sở vật chất chưa đồng đều: Về cơ sở vật chất, thực sự chỉ có trụ sở chính của Chi nhánh được coi là khang trang nhất trong các ngân hàng cùng địa bàn Sông Công và Phổ Yên. Tuy nhiên, tuyến phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh thì chưa có được cơ sở tốt như các phòng giao dịch của các ngân hàng khác mới xuất hiện như: ngân hàng An Bình, ngân hàng Techcombank. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh Chi nhánh trong mắt khách hàng, qua đó phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới dịch vụ thẻ.

Nguồn khách giao dịch ngoại tệ không nhiều: dù tình hình kinh tế trên địa bàn trong những năm qua liên tục tăng trưởng, có những bước tiến rõ rệt nhưng mảng giao dịch ngoại tệ vẫn chưa thực sự có chuyển biến. Khối lượng giao dịch bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không nhiều. Điều này làm cho việc phát triển các sản phẩm thẻ, đặc biệt là thẻ quốc tế (cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng) gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh sông công (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)